CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÃI SUẤT CỦA TTTC Flashcards

1
Q

Lý thuyết quỹ khả dụng

A

Lý thuyết quỹ khả dụng: Theo đó lãi suất thị trường được quyết định bởi những nhân tố tác động tới cung và cầu của quỹ khả dụng (Loanable funds)
Loanable funds: quỹ tiền có thể sử dụng để cho vay-> tổng số tiền mà người dân và các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng để tiết kiệm và cho vay ra (không phục vụ nhu cầu cá nhân)
Quỹ khả dụng: quỹ mà các chủ thể kinh tế có thể sử dụng để cho vay tới các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế: cá nhân và HGĐ, DN, CP, (chính quyền địa phương), chủ thể nước ngoài
Tại VN: ngân sách chính quyền địa phương không độc lập, chỉ mang tính chất hành chính. Tại Mỹ: thuế suất tại các bang là khác nhau – ngân sách địa phương là ngân sách độc lập
Loanable fund market: thị trường quỹ cho vay khả dụng tại đó những chủ thể dư thừa quỹ có thể cung cấp cho những chủ thể thiếu hụt quỹ để họ có tiền đầu tư -> thị trường tín dụng
Lý thuyết quỹ cho vay khả dụng: là một mô hình xác định các nhân tố tác động đến lãi suất
Có thể sử dụng để giải thích mặt bằng lãi suất của một quốc gia nhất định
Có thể sử dụng để giải thích tại sao ở các quốc gia khác nhau lãi suất của công cụ nợ lại khác nhau
Cầu quỹ khả dụng: đường cầu nhạy cảm với lãi suất hơn so với đường cung quỹ

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
2
Q

Cầu quỹ khả dụng

A

Khu vực này cần vay tiền để tài trợ:
Chi phí nhà ở
Xe cộ
Thiết bị gia dụng
Mối quan hệ giữa lãi suất và lượng cầu của khu vực này là ngược chiều: lãi suất tăng nhu cầu vay giảm
Cầu quỹ khả dụng của khu vực doanh nghiệp:
Để tài trợ cho việc mua tài sản ngắn hạn và dài hạn; đầu tư
Nguyên tắc đánh giá dựa trên chiết khấu dòng tiền:
NPV=-INV+ t=1nCFt(1+k)t
Mối quan hệ giữa lãi suất và lượng cầu của khu vực này cũng là ngược chiều (đầu tư với kỳ vọng lợi nhuận lớn hơn chi phí bỏ ra-> lãi suất cao thì chênh lệch lợi nhuận đầu tư so với chi phí đi vay giảm đi thậm chí bị âm)
Cầu của chính phủ đối với quỹ khả dụng
Chính phủ cần vay khi các khoản thu của chính phủ không đủ bù chi phí dự kiến, bù đắp thâm hụt ngân sách
Đi vay bằng cách phát hành trái phiếu
Chính quyền địa phương phát hành trái phiếu địa phương
Chính quyền trung ương phát hành trái phiếu Kho bạc.
Cầu của chính phủ đối với quỹ khả dụng là không co giãn đối với lãi suất vì dù lãi suất có cao đến mấy thì chính phủ vẫn có thể vay vì khi cần chính phủ hoàn toàn có thể tác động để NHTW in tiền hay tăng thuế để tăng ngân sách; chính phủ thường vay với kỳ hạn dài-> có đủ thời gian nhận những khoản hoàn trả vốn
Cầu nước ngoài đối với quỹ khả dụng
Cầu nước ngoài đối với quỹ khả dụng của một quốc gia phụ thuộc vào sự chênh lệch về lãi suất giữa hai quốc gia.
Lượng cầu quỹ khả dụng của nước ngoài đối với một quốc gia nhìn chung có liên hệ ngược chiều với lãi suất của quốc gia đó.
Đường cầu nước ngoài sẽ dịch chuyển khi có sự thay đổi về điều kiện kinh tế.
Tổng cầu đối với quỹ khả dụng
Tổng cầu đối với quỹ khả dụng của một quốc gia được xác định bằng việc cộng lượng cầu của từng khu vực.
ĐẶC ĐIỂM
Quỹ khả dụng được cung cấp ra thị trường từ các nhóm:
Hộ gia đình (Chủ thể cấp vốn ròng)
Sau khi đáp ứng nhu cầu tiêu sẽ dư ra một khoản, HGĐ có thể sử dụng để đem đi cho vay
Chính phủ và doanh nghiệp (Chủ thể nhận vốn ròng)
Khi lãi suất cao hơn cung quỹ khả dụng sẽ tăng lên; mức cho vay tối đa (không phụ thuộc vào lãi suất, dù lãi suất có cao đến mức nào thì lượng quỹ cho vay cũng không tăng)
Cung quỹ khả dụng được các chủ thể hộ gia đình, chính phủ, và doanh nghiệp nước ngoài thực hiện bằng việc mua các chứng khoán Kho bạc.
Cung quỹ khả dụng bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ
Đường cung quỹ khả dụng thay đổi khi có sự thay đổi trong điều kiện kinh tế.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
3
Q

Nhân tố kinh tế tác động tới lãi suất

A

Lãi suất là giao điểm của cung và cầu quỹ dưới tác động của cung và cầu
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Làm dịch đường cầu ra ngoài (sang phải): tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng sự tăng trưởng GDP - phải sản xuất nhiều hơn-> đầu tư nhiều hơn, tăng nhân công, nguyên vật liệu,…-> đi vay nhiều hơn
Không có tác động rõ ràng tới đường cung: đường cung quỹ thay đổi khi người ta sẵn sàng hay kém sẵn sàng hơn trong việc cho vay (có nhiều tiền hơn hoặc nhận thấy việc cho vay là có lợi hơn)
Nếu tăng trưởng kinh tế do tăng đầu tư vào máy móc thì sẽ không tạo thêm công ăn việc làm, thu nhập. Nếu tăng trưởng kinh tế nhờ nhiều công nhân lao động hơn thì sẽ tạo thêm thu nhập
Và kể cả khi có thêm tiền thì cũng chưa thể chắc chắn các chủ thể sẵn sàng cho vay (tiêu dùng nhiều hơn)
Dịch phải ít hơn cầu quỹ (ít nhạy cảm hơn)
Nếu tăng trưởng làm gia tăng thu nhập, đường cung có thể dịch ra ngoài.
Tác động kết hợp là sự gia tăng trong lãi suất cân bằng.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
4
Q

Nhân tố kinh tế tác động tới lãi suất

A

LẠM PHÁT
LS thực= (LS danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát )/ 1+ tỷ lệ lạm phát
Làm dịch chuyển đường cung vào trong (sang trái)
Nếu dự báo lạm phát dự kiến tăng, tiêu dùng hiện tại sẽ tăng lên do tiêu dùng hiện tại sẽ rẻ hơn tiêu dùng trong tương lai (thậm chí đi vay để tiêu dùng)-> tiền cho vay giảm xuống
Lạm phát dự tính tăng lên, lãi suất danh nghĩa không đổi thì lãi suất thực sẽ giảm xuống-> không muốn cho vay
Làm dịch chuyển đường cầu ra ngoài (sang phải)
Giá hàng hóa tương lai tăng-> tăng nhu cầu tiêu dùng hiện tại. Việc vay nợ để mua hàng hóa sẽ tăng lên trước khi giá kịp tăng.
Lạm phát tăng khiến lãi suất thực giảm-> muốn đi vay nhiều hơn do trong tương lai ls danh nghĩa điều chỉnh theo lạm phát thì lãi suất thực sẽ tăng, chi phí đi vay tăngLA

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
5
Q

Nhân tố kinh tế tác động tới lãi suất

A

HIỆU ỨNG FISHER
Lãi suất danh nghĩa đền bù cho:
Việc sụt giảm sức mua
Việc từ bỏ quyền mua ngay lập tức
Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất danh nghĩa được gọi là hiệu ứng Fisher.
CUNG TIỀN
Muốn tăng trưởng thì cần tăng GDP: M.V=P.Q (Q: lượng tiền cần thiết trong lưu thông)-> muốn tăng GDP thì cần tăng M hoặc V: tốc độ lưu chuyển tiền của nền kinh tế - không điều chỉnh được-> cách tốt nhất là tăng M
Nếu NHTW tăng cung tiền, cung vốn được gia tăng, đường cung dịch phải–> lãi suất giảm. Tuy nhiên, nếu việc tăng cung tiền làm gia tăng lạm phát dự tính, cầu vốn cũng có thể tăng
Kết hợp lại tác động là chưa rõ ràng
THÂM HỤT NGÂN SÁCH
Thâm hụt là khi phần chi tiêu nhiều hơn phần thu về-> đi vay để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, tác động đến nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế. Chính phủ sẽ phát hành trái phiếu-> cầu quỹ khả dụng tăng
Chính phủ có nhu cầu vay để bù đắp, dịch đường cầu ra ngoài
Lãi suất gia tăng
Hiện tượng xua đuổi khu vực tư nhân: Chính phủ sẵn sàng vay với bất kỳ lãi suất nào nhưng khu vực tư nhân thì không thể làm như vậy (năng lực trả nợ có hạn)
Nếu việc vay nợ của chính phủ để đầu tư công làm tăng công ăn việc làm, dẫn tới tăng thu nhập thì cung vốn lại có thể gia tăng hoặc có thể không tăng
Lãi suất tăng
-> hiện tượng xua đuổi tư nhân, xua đuổi đầu tư và xuất khẩu: THNS-> phát hành TP->tổng cầu tín dụng tăng->lãi suất tăng lên-> đầu tư tư nhân nhạy cảm với lãi suất; đầu tư của Chính phủ thì ko; lãi suất nội địa có thể tăng cao hơn ls quốc tế-> dòng vốn ngoại sẽ chuyển vào để tìm kiếm chênh lệch lãi suất-> cung trên thị trường ngoại hối tăng-> đồng ngoại tệ xuống giá, đồng nội tệ lên giá-> xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng-> thâm hụt cán cân thương mại-> thâm hụt cán cân thanh toán=> thâm hụt kép. (ngoại trừ: TQ, NB,…)

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly