CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC CỦA LÃI SUẤT Flashcards
Các đặc trưng của chứng khoán nợ
Rủi ro vỡ nợ (tín dụng) - đặc trưng quan trọng nhất - hình thành lợi suất
Nguyên nhân e ngại cho vay tiền, biểu hiện rõ ràng nhất là khi hoàn trả gốc (kỳ cuối cùng)
Chứng khoán có độ rủi ro cao hơn phải chấp nhận trả lợi suất cao hơn.
Đối với chứng khoán dài hạn, rủi ro tín dụng trở nên đáng chú ý hơn
Các nhà đầu tư phải đánh giá được độ tin cậy của người phát hành chứng khoán nợ
Họ có thể sử dụng dịch vụ xếp hạng trái phiếu của các công ty xếp hạng tín dụng
Hạng tín dụng càng cao, rủi ro của công cụ càng thấp
Khi các điều kiện thay đổi, hạng tín dụng cũng thay đổi
Với cùng nhà phát hành, các chứng khoán khác nhau có hạng khác nhau
Các doanh nghiệp xếp hạng tín dụng
Moody’s Investor Service và Standard and Poor’s Corporation là những doanh nghiệp nổi tiếng nhất
Các doanh nghiệp sử dụng các phương pháp khác nhau để đánh giá hạng tín dụng của doanh nghiệp.
Một trái phiếu có thể nhận được xếp hạng khác nhau từ các công ty xếp hạng tín dụng, nhưng sự khác biệt là rất nhỏ
Các định chế tài chính có thể sẽ bị quy định chỉ được mua trái phiếu hạng Baa trở lên theo tiêu chuẩn của Moody’s và BBB trở lên theo Standard and Poor’
CK đầu tư
‘AAA’—Extremely strong capacity to meet financial commitments. Highest Rating.
‘AA’—Very strong capacity to meet financial commitments.
‘A’—Strong capacity to meet financial commitments, but somewhat susceptible to adverse economic conditions and changes in circumstances.
‘BBB’—Adequate capacity to meet financial commitments, but more subject to adverse economic conditions.
‘BBB-‘—Considered the lowest investment grade by market participants.
‘BB+’—Considered the highest speculative grade by market participants.
‘BB’—Less vulnerable in the near-term but faces major ongoing uncertainties to adverse business, financial and economic conditions.
CK đầu cơ: nắm giữ trong ngắn hạn
‘B’—More vulnerable to adverse business, financial and economic conditions but currently has the capacity to meet financial commitments.
‘CCC’—Currently vulnerable and dependent on favorable business, financial and economic conditions to meet financial commitments.
‘CC’—Currently highly vulnerable.
‘C’—Currently highly vulnerable obligations and other defined circumstances.
‘D’—Payment default on financial commitments.
T-bill: công cụ duy nhất có rủi ro vỡ nợ bằng 0: công cụ phi rủi ro risk-free asset (default); lãi suất của T-bill: risk - free rate (lãi suất>0 do còn có những rủi ro khác nhưng rất thấp) -> lãi suất cơ sở do T-bill là công cụ do kho bạc nhà nước phát hành đc đảm bảo bởi chính phủ; có thị trường thứ cấp phát triển và trong ngắn hạn chính phủ không vỡ nợ được
Sự thay đổi trong phần bù rủi ro tín dụng
Phần bù rủi ro tín dụng của một công cụ nợ có thể thay đổi theo thời gian
Độ chính xác của việc xếp hạng tín dụng
Nhìn chung, chỉ số xếp hạng tín dụng được coi là thước đo phù hợp cho nguy cơ vỡ nợ
Các doanh nghiệp xếp hạng tín dụng không thể phát hiện tất cả các vấn đề của khách hàng.
Tính lỏng
Các chứng khoán có tính lỏng có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt mà không bị mất giá trị.
Những chứng khoán có thời hạn ngắn và thị trường thứ cấp phát triển có tính lỏng cao
Khi tính lỏng thấp, chứng khoán phải trả một mức lãi suất cao hơn để bù đắp cho NĐT vì tính thanh khoản kém
vd: TP CP và TP CQĐP có cùng rủi ro vỡ nợ nhưng tính thanh khoản của TP CQĐP kém hơn do chỉ mua bán ở 1 địa phương-> cần có lãi suất cao hơn
Tính chất thuế
Các nhà đầu tư quan tâm tới thu nhập sau thuế
Cả khi bán với giá thấp hơn: trả phí, chịu thuế trên giá trị bán đc
-> Chứng khoán bị đánh thuế sẽ phải có lãi suất cao hơn
-> Cần quan tâm: lãi suất trước hay sau thuế; có tài sản đảm bảo ko; có nhà bảo lãnh ko
Lợi suất sau thuế: Yat = Ybt(1-T)
Tính toán lợi suất tương đương trước thuế
Lợi suất tương đương trước thuế của một chứng khoán được miễn thuế là Yat (Yat với Ybt là như nhau) là
Ybt = Yat/ 1- t
t: số thuế phải nộp
vd: t=30%, Yat=9%-> Ybt=12,86%
Khủng hoảng kinh tế diễn ra-> người dân lo lắng nguy cơ vỡ nợ cao (không quan tâm đến thu nhập thật sự)-> luôn muốn đầu tư vào công cụ có rủi ro vỡ nợ thấp nhất
TPCP chịu thuế còn TPCQĐP được miễn thuế-> lãi suất TPCP cao hơn
-> xét trên các khía cạnh khác nhau-> so sánh lãi suất là khác nhau
Thời gian tới hạn
Cấu trúc thời gian của lãi suất xác định mối quan hệ giữa thời gian tới hạn và lãi suất bình quân năm.
Các điều khoản đặc biệt
Điều khoản triệu hồi cho phép người phát hành mua lại chứng khoán trước khi nó đáo hạn-> chỉ mua khi có lợi -> NĐT bị thiệt
Lợi suất của trái phiếu có thể triệu hồi cao hơn so với trái phiếu không triệu hồi.
Điều khoản chuyển đổi cho phép nhà đầu tư chuyển trái phiếu sang cổ phiếu phổ thông theo một tỷ lệ nhất định
Lợi suất của trái phiếu có thể chuyển đổi thấp hơn trái phiếu không thể chuyển đổi
Ước lượng lợi suất chuẩn
Lợi suất của chứng khoán nợ được ước lượng dựa trên nền tảng của lãi suất phi rủi ro, và được điều chỉnh bởi các nhân tố rủi ro khác.
Yn=Rt,n + DP + LP + TA + CALLP + COND
Rt,n: lãi suất phi rủi ro; DP: phần bù rủi ro vỡ nợ; LP: phần bù tính thanh khoản; TA: thuế; CALLP: điều khoản triệu hồi, COND: điều khoản chuyển đổi
vd: R=7%, DP=0.8%, LP=0.1%, TA=0.2%-> Yn=8.1%
Công cụ phi rủi ro có cùng thời hạn sẽ được sử dụng để cân nhắc yếu tố thời hạn của chứng khoán nợ
Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất
Đường cong lãi suất là đường dốc lên
Đây là hình dạng phổ biến giải thích: lãi suất dài hạn lớn hơn lãi suất ngắn hạn; lãi suất dài hạn bằng trung bình các lãi suất ngắn hạn- chỉ áp dụng cho 1 tài sản tại 1 thời điểm tại các kỳ đáo hạn khác nhau
Lý thuyết kỳ vọng đơn thuần (Pure Expectation Theory)
Giả thuyết: không có bất cứ rào cản nào trong quyết định của nhà đầu tư-> dễ dàng ra quyết định (vd: dòng tiền vào là ngắn hạn rất khó để đầu tư dài hạn)
Theo lý thuyết này hình dạng của đường cong lợi suất chỉ được xác định bởi kỳ vọng của nhà đầu tư về lãi suất tương lai-> nhà đầu tư chỉ quan tâm lãi suất không quan tâm kỳ hạn
Nếu lãi suất được nhận định sẽ tăng trong tương lai, đường cong sẽ dốc lên và ngược lại.
Kỳ vọng i12 giảm:
Người cho vay: cho vay dài hạn, không muốn cho vay ngắn hạn
-> cung vốn ngắn hạn giảm, cung vốn dài hạn tăng
Người đi vay: đi vay ngắn hạn, không muốn đi vay dài hạn
-> cầu vốn ngắn hạn tăng, cầu vốn dài hạn giảm
=> lãi suất ngắn hạn tăng, lãi suất dài hạn giảm-> lãi suất ngắn hạn >
lãi suất dài hạn
-> không giải thích được đầy đủ
Giải thích về mặt toán học:
Mối quan hệ giữa lãi suất 2 năm và 1 năm là:
Lãi suất 1 năm tính từ 1 năm sau (lãi suất kỳ hạn) do đó bằng:
Giả định của lý thuyết này là lãi suất kỳ hạn là những ước lượng không chệch của lãi suất tương lai
Nếu lãi suất kỳ hạn bị chệch, nhà đầu tư sẽ tìm cách để kiếm lợi trên cơ sở chênh lệch đó.
Lý thuyết phần bù tính thanh khoản (Liquidity premium theory)
Theo lý thuyết này, đường cong lợi suất thay đổi khi phần bù tính thanh khoản thay đổi theo thời gian do sự ưa thích của nhà đầu tư.Nhà đầu tư ưa thích chứng khoán ngắn hạn sẽ chỉ nắm chứng khoán dài hạn nếu họ được bù đắp bởi một phần bù.
Các chứng khoán ngắn hạn nhìn chung có tính thanh khoản cao hơn.Sự ưa thích chứng khoán ngắn hạn tạo ra một áp lực khiến đường cong lợi suất dốc lên.
=> lãi suất dài hạn lớn hơn lãi suất ngắn hạn
Ước lượng lãi suất kỳ hạn dựa trên phần bù tính thanh khoản
Lợi suất của chứng khoán dài hạn sẽ không bằng trung bình của lãi suất các chứng khoán ngắn hạn nối nhau trong thời kỳ của nó nữa:
Mối quan hệ giữa phần bù tính thanh khoản và thời hạn là:Cấu trúc kỳ hạn
Lý thuyết thị trường phân mảnh (segmented market theory)
Theo lý thuyết này, các nhà đầu tư và những người đi vay lựa chọn chứng khoán thỏa mãn dòng tiền dự báo của họ.
NĐT sẽ chỉ quan tâm đến 1 thị trường cho tới khi thay đổi bản chất đầu tư, thay đổi dòng tiền vào dòng tiền ra
Ví dụ các quỹ hưu trí và công ty bảo hiểm nhân thọ ưa thích các khoản đầu tư dài hạn Các ngân hàng thương mại ưa thích đầu tư ngắn hạn
Các nhà đầu tư sẽ chỉ chuyển dịch thị trường nếu sự ưa thích của họ thay đổi.
Hạn chế của lý thuyết
Một số nhóm nhà đầu tư và những người đi vay có thể dịch chuyển vốn linh hoạt giữa các thị trường
Nếu thị trường là phân mảnh, sự thay đổi lãi suất của thị trường này không làm ảnh hưởng tới cung cầu vốn tại thị trường khác, nhưng trong thực tế không phải như vậy.
Hàm ý của lý thuyết
Sự ưa thích đối với một kỳ hạn cụ thể có thể làm ảnh hưởng tới giá và lợi suất của chứng khoán có kỳ hạn khác nhau và do đó làm ảnh hưởng tới hình dạng của đường cong lãi suất.
Một biến thể khác là lý thuyết môi trường ưu tiên, có tính linh hoạt hơn
Trong những trường hợp cụ thể, nhà đầu tư có thể chuyển thị trường
Nghiên cứu về các lý thuyết cấu trúc kỳ hạn
Kỳ vọng về lãi suất có ảnh hưởng mạnh tới cấu trúc kỳ hạn
Lãi suất kỳ hạn thu được từ đường cong lãi suất không phản ánh chính xác lãi suất trong tương lai
Sự khác biệt trong mối quan hệ lợi suất –kỳ hạn không thể giải thích được bởi tính lỏng hay kỳ vọng về lãi suất
Ứng dụng của cấu trúc kỳ hạn
Dự báo lãi suất
Có thể sử dụng lý thuyết kỳ vọng và lý thuyết phần bù tính lỏng
Dự báo suy thoái
Đường lợi suất phẳng hoặc nghịch đảo có thể cho thấy suy thoái trong tương lai gần vì thị trường dự kiến lãi suất sẽ giảm trong tương lai
Quyết định đầu tư
Đầu tư theo đường cong là việc đầu tư vào các chứng khoán dài hạn có lợi suất cao sử dụng nguồn vốn ngắn hạn.
Những định chế có tài sản nợ và tài sản có không trùng khớp về thời hạn phải theo dõi chặt chẽ đường cong lãi suất
Quyết định tài trợ
Đánh giá lợi suất hiện tại trên thị trường của trái phiếu có thời hạn khác nhau cho phép các doanh nghiệp ước lượng lợi suất phải trả cho các trái phiếu với thời hạn khác nhau.
Tác động của quản lý nợ lên đường cong lãi suất
Nếu tỷ trọng nợ dài hạn của Kho bạc tương đối cao, nó sẽ tạo áp lực tăng lên lãi suất dài hạn.
Thay vào đó, nếu Kho bạc dùng nợ ngắn hạn, lãi suất dài hạn sẽ tương đối thấp
Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất ở Việt Nam(Tự đọc thêm)