Xương cánh tay và xương đùi Flashcards
Định hướng xương
đầu tròn/chỏm hướng lên trên vào trong.
+ rảnh ở đầu x.cánh tay hướng ra trước.
+ bờ dày thân xương đùi hướng ra sau.
Mô tả x. cánh tay và x. đùi
x. cánh tay: 3 mặt (trước trong, trước ngoài, sau); 3 bờ (trước, trong, ngoài).
x. đùi: 3 mặt (trước, ngoài, trong); 3 bờ (trong, ngoài, sau=đường ráp).
Mặt trước ngoài x.cánh tay
lồi củ đelta (1/3 giữa, vùng gồ ghề chữ V)
Mặt trước trong x. cánh tay
phẳng, nhẵn
lỗ nuôi xương (giữa), mào củ bé (gờ ở 1.3 trên).
Mặt sau x. cánh tay
rãnh thần kinh quay (rãnh chếch xuống dưới ra ngoài); chứa đm cánh tay sâu + tk quay..
=> dễ tổn thương khi gãy 1/3 giữa
Bờ trước x. cánh tay
đoạn trên không rõ, đoạn dưới chẽ hai ôm lấy hố vẹt.
Bờ trong và ngoài x.cánh tay
chỗ bám vách gian cơ trong và ngoài
Đường ráp xương đùi
hai mép trong và ngoài, ở giữa có lỗ cho động mạch nuôi xương
đầu trên: mép ngoài chạy về mấu chuyển lớn, dừng lại ở lồi củ cơ mông (cơ mông lớn bám vào).
mép trong: vòng quanh mấu chuyển bé, liên tục với đường gian mấu.
đường lược: mép trong chạy về mấu chuyển bé, có cơ lược bám vào.
đầu dưới: chẻ đôi về hai phía mỏm trên lồi cầu trong và ngoài, tạo diện tam giác ở giữa là diện khoeo.
Đầu trên x.cánh tay
chỏm, cổ giải phẫu, củ lớn, củ bé, rãnh gian củ, cổ phẫu thuật
chỏm là 1/3 khối câu; hướng trên, trong, ra SAU. Được bọc sụn ở xương tươi.
Cổ giải phẫu: chỗ thắt hẹp lại ngay dưới chỏm.
Củ lớn: bên ngoài chỏm và cổ gp, lổi ra vượt quá mỏm cùng vai.
Củ bé: lồi ra trước tạo phần nằm trước nhất của đầu trên x.cánh tay.
Hai củ liên tục xuống dưới tạo mào củ lớn, bé, và tạo mép ngoài, trong rãnh gian củ.
Cổ phẫu thuật: đầu trên nối thân xương ở chỗ hẹp, dễ xảy ra gãy xương; có tk nách và đm mũ cánh tay sau đi sát xương.
Đầu trên xương đùi
(chỏm đùi, cổ x.đùi, mấu chuyển lớn bé). cổ thì nhớ đề cập các góc nghiêng và hệ thống chịu lực, điểm yếu.
Chỏm đùi: hướng trên, trong, ra TRƯỚC, có hõm chỏm đùi để đc chỏm đùi bám.
Cổ x.đùi:
góc nghiêng 130 độ (trục cổ với trục thân); góc ngả trước 15 độ (trục cổ với đường thẳng nối hai lồi câu).
góc nghiêng giúp vận động dễ dàng, nhưng không vững khi chịu lực. Bù lại có:
+ xương đặc m.trong kéo dài lên tận cổ khớp; mặt ngoài thì dừng ở mấu chuyển lớn, nhưng bù lại mặt trên cổ đùi có xương đặc trên cổ.
+ hai hệ bè xương: hệ quạt chân đế (tụ lại ở đoạn xương đặc, chạy về phía chỏm), và hệ cung nhọn (chân cung tựa vào vỏ xương đặc, cùng ngoài có các thớ chạy đến tận chỏm đùi).
giữa hai hệ bè xương có điểm yếu dễ gãy xương ở người già.
Mấu chuyển lớn: nơi bám khối CƠ XOAY ĐÙIi, có thể sờ và định vị ở người sống. Mặt trong có hố mấu chuyển là chỗ bám CƠ BỊT NGOÀI.
Mấu chuyển bé: mặt sau và trong xương đùi.
Hai mấu chuyển nối nhau phái trước bởi đường gian mấu và phía sau bởi mào gian mấu.
Đầu dưới x.cánh tay
dẹt, hơi bè ngang và được coi như một lồi cầu. Gồm có: lồi cầu, mỏm trên lồi cầu trong và mỏm trên lồi cầu ngoài.
Mỏm trên lồi cầu cánh tay
+ Mỏm trên lồi cầu trong nằm ở trên trong của lồi cầu, ở trước rất thô ráp, mặt sau lõm thành một rãnh nông chứa thần kinh trụ.
+ Mỏm trên lồi cầu ngoài nằm ở phía trên ngoài của lồi cầu.
Lồi cầu cánh tay
Lồi cầu gồm chỏm con và ròng rọc:
+ Chỏm con: hình cầu, nằm ở ngoài, khớp với mặt trên chỏm xương quay. Phía trên chỏm con lõm thành một hố gọi là hố quay.
+ Ròng rọc nằm ở trong, dạng ròng rọc, gồm một rãnh và hai sườn. Sườn trong lồi hơn sườn ngoài, vì vậy trục dọc của ròng rọc nằm chéo so với thân xương. Do đó, ở tư thế giải phẫu cẳng tay tạo thành một “góc mang” khoảng 170độ so với cánh tay. Tuy nhiên góc này biến matas khi gấp hoặc sấp cẳng tay.
Ròng rọc xương cánh tay tiếp khớp với khuyết ròng rọc của xương trụ. Phía trên ròng rọc ở mặt trước có hố vẹt, ở mặt sau có hố khuỷu..
Đầu dưới xương đùi
Lồi cầu trong và lồi cầu ngoài.
Phía trước: hai lồi cầu liên tục nhau bởi diện bánh chè, nơi tiếp khớp với xương bánh chè.
Phía sau: hai lồi cầu cách nhau bằng hố gian lồi cầu.
Mặt ngoài lồi cầu ngoài có mỏm trên lồi cầu ngoài; mặt trong lồi cầu trong có mỏm trên lồi cầu trong và củ cơ khép.