SINH CUỐI KỲ Flashcards
Quần thể sinh vật là
tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời
điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới
Phát biểu đúng về mật độ quần thể là
Mật độ quần thể giảm mạnh do những biến động thất thường của điều kiện sống như lụt lội,
cháy rừng hoặc dịch bệnh
Cho các phát biểu sau:
1. Gà có tỉ lệ đực/cái là 10/40.
2. Quần thể được đặc trưng bởi: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và mật độ quần thể.
3. Số lượng cá thể trong quần thể không bị thay đổi trước các điều kiện của môi trường.
4. Nhóm tuổi trước sinh sản có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của
quần thể.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
2(2, 4)
Khai thác nguồn sống tiềm tàng của môi trường là ý nghĩa của kiểu phân bố nào?
Phân bố ngẫu nhiên.
Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật tự nhiên?
Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng.
Mật độ của quần thể động vật tăng khi nào?
Khi nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào
Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:
- Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con/ha.
- Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ha.
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ha.
Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?
Dạng phát triển.
Trong số các phát biểu dưới đây về đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào
chính xác?
Mật độ cá thể của quần thể đặc trưng cho mỗi quần thể và ảnh hưởng đến xu hướng phát
triển của quần thể.
Nếu kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ rơi vào trạng
thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Có bao nhiêu lí do trong số những lí do dưới đây giải thích cho
hiện tượng trên?
(1) Khi số lượng cá thể trong quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không
có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
(2) Khi số lượng cá thể trong quần thể quá ít, quần thể dễ chịu tác động của các yếu tố ngẫu
nhiên làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
(3) Khi số lượng cá thể trong quần thể quá ít, khả năng sinh sản giảm do cơ hội gặp nhau của
các cá thể đực và cái ít.
(4) Khi số lượng cá thể trong quần thể quá ít, sự giao phối gần thường xảy ra làm
4
Trong số các đặc trưng của quần thể, đặc trưng về kích thước quần thể là một trong các
đặc trưng quan trọng.
Phát biểu nào dưới đây về kích thước quần thể là không đúng?
A. Một quần thể sinh vật sẽ không bao giờ có thể đạt được kích thước lớn hơn kích thước tối
đa phù hợp với khả năng cung cấp điều kiện sống của môi trường.
B. Khi kích thước quần thể tăng dần đạt ngưỡng kích thước tối đa thì quan hệ sinh học trong
quần thể ngày càng trở nên căng thẳng.
C. Kích thước quần thể giao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự giao động này là
khác nhau giữa các loài.
D. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm
dẫn tới diệt vong
Một quần thể sinh vật sẽ không bao giờ có thể đạt được kích thước lớn hơn kích thước tối
đa phù hợp với khả năng cung cấp điều kiện sống của môi trường.
Trong quần xã sinh vật loài ưu thế là loài
có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao sinh khối lớn quyết định chiều hướng phát triển
của quần xã
Điểm giống nhau giữa quần xã sinh vật và quần thể sinh vật là
tập hợp nhiều cá thể sinh vật.
Đặc điểm có ở quần xã mà không có ở quần thể sinh vật là
tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài sinh vật.
Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Mỗi quần xã thường có một số lượng loài nhất định, khác với quần xã khác.
B. Các quần xã ở vùng ôn đới do có điều kiện môi trường phức tạp nên độ đa dạng loài cao
hơn các quần xã ở vùng nhiệt đới.
C. Tính đa dạng về loài của quần xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự cạnh tranh giữa các
loài, mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi, sự thay đổi môi trường vô sinh.
D. Quần xã càng đa dạng về loài bao nhiêu thì số lượng cá thể của mỗi loài càng ít bấy nhiêu
Các quần xã ở vùng ôn đới do có điều kiện môi trường phức tạp nên độ đa dạng loài cao
hơn các quần xã ở vùng nhiệt đới.
Loài ưu thế là loài
đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc hoạt
động mạnh.
Cho các nhóm sinh vật sau:
(1). Thực vật có hạt trong các quần xã trên cạn.
(2). Cây tràm trong quần xã rừng U Minh.
(3). Bò rừng Bizông sống trong các quần xã ở đồng cỏ Bắc Mĩ.
(4). Cây cọ trong quần xã vùng đồi Phú Thọ.
(5). Cây lau, cây lách thường gặp trong các quần xã rừng mưa nhiệt đới.
Dạng sinh vật nào thuộc loài đặc trưng?
(2)(4)
Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có 1 loài được
lợi?
(1) Cú và chồn cùng hoạt động vào ban đêm và sử dụng chuột làm thức ăn.
(2) Cây tỏi tiết chất ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh.
(3) Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
(4) Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng.
(5) Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn.
(6) Cá ép sống bám trên cá lớn.
4( (2) la moi loai duoc loi)
Biện pháp xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia có hiệu quả chính nào
sau đây?
Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn gene sinh
vật
Trên một thảo nguyên, các con ngựa vằn mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm
các con côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này các con chim diệc sẽ bắt các con côn trùng bay khỏi tổ
làm thức ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ, cũng như việc chim diệc bắt côn trùng không ảnh hưởng
gì đến ngựa vằn. Chim mỏ đỏ (một loài chim nhỏ) thường bắt ve bét trên lưng ngựa vằn làm
thức ăn. Mối quan hệ giữa các loài đươc tóm tắt ở hình bên. Khi xác định các mối quan hệ (1),
(2), (3), (4), (5), (6) giữa từng cặp loài sinh vật, có 6 kết luận dưới đây.
(1) Quan hệ giữa ve bét và chim mỏ đỏ là mối quan hệ vật dữ - con mồi.
(2) Quan hệ giữa chim mỏ đỏ và ngựa vằn là mối quan hệ hợp tác.
(3) Quan hệ giữa ngựa vằn và côn trùng là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm (hãm sinh).
(4) Quan hệ giữa côn trùng và chim diệc là mối quan hệ vật dữ - con mồi.
(5) Quan hệ giữa chim diệc và ngựa vằn là mối quan hệ hội sinh.
(6) Quan hệ giữa ngựa vằn và ve bét là mối quan hệ ký sinh – vật chủ.
Số phát biểu đúng là:
6 (nhung ra de khong ra (3) nen la 5)
Ví dụ nào sau đây không phải ứng dụng khống chế sinh học?
Cây bông mang gen kháng sâu bệnh của vi khuẩn
Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây trong quần
xã?
Quần thể chim sâu và quần thể sâu đo.
Các hệ sinh thái chủ yếu trên Trái đất là:
Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh thái nước ngọt.
Biện pháp trồng rừng có hiệu quả chính nào sau đây?
Phục hồi các hệ sinh thái đã bị thoái hoá, chống xói mòn, tăng nguồn nước.
Nhận định nào sau đây đúng?
A. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước giống nhau về các đặc tính vật lí, hóa học.
B. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước khác nhau về các đặc tính vật lí, hóa học và
giống nhau về các đặc tính sinh học.
C. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước khác nhau về các đặc tính vật lí, hóa học và
sinh học.
D. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước giống nhau về các đặc tính vật lí và khác
nhau về các đặc tính hóa học
Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước khác nhau về các đặc tính vật lí, hóa học và
sinh học.