Phong trào yêu nước cuối XIX Flashcards
1
Q
So sánh Cần Vương và Yên Thế
A
Mục đích:
- Phong trào Cần Vương: Chống Pháp để giành lại độc lập đồng thời khôi phục lại chế độ phong kiến.
- Khởi nghĩa Yên Thế: Nhằm chống lại chính sách bình định của Pháp, muốn xây dựng cuộc sống yên bình và bảo vệ bản thân.
Thời gian tồn tại:
- Phong trào Cần Vương: 1885 – 1896, kéo dài trong 10 năm ở thời kì Pháp bình định Việt Nam.
- Khởi nghĩa Yên Thế: 1884 – 1913, kéo dài tận 30 năm, trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Lãnh đạo:
- Phong trào Cần Vương: Các sĩ phu văn thân yêu nước.
- Khởi nghĩa Yên Thế: Nông dân.
Địa bàn hoạt động:
- Phong trào Cần Vương: Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
- Khởi nghĩa Yên Thế: Diễn ra trên một địa phương nhỏ hẹp phía tây bắc tỉnh Bắc Giang.
Lực lượng tham gia:
- Phong trào Cần Vương: Gồm nhiều tầng lớp, trong đó có thể kể đến văn thân, sĩ phu, nông dân.
- Khởi nghĩa Yên Thế: Nông dân.
Phương thức đấu tranh:
- Phong trào Cần Vương: Khởi nghĩa vũ trang.
- Khởi nghĩa Yên Thế: Cũng là khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến.
Tính chất:
- Phong trào Cần Vương: Phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến.
- Khởi nghĩa Yên Thế: Phong trào nông dân mang tính tự phát.
2
Q
Vì sao Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất?
A
- Quy mô, địa bàn hoạt động: rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại: dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương (12 năm từ năm 1885 đến 1896).
- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.