Đấu tranh chống Pháp trước hiệp ước 1884 Flashcards

1
Q

Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên?

A
  • Do vị trí chiến lược và địa thế thuận lợi của Đà Nẵng:
    + Là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng.
    + ĐN cách Huế chỉ 100km. Âm mưu của P là chiếm ĐN làm căn cứ rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc triều đình đầu hàng.
    + Tỉnh Quảng Nam là một trong những vựa lúa lớn nhất nước ta. Chiếm được vùng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bước xâm lược tiếp theo của thực dân Pháp.
  • Ở Đà Nẵng có cơ sở giáo dân rất mạnh. Theo các bức thư của giáo sĩ phương Tây gửi cho chính phủ Pháp, nếu tấn công vào ĐN sẽ có hàng vạn giáo dân làm nội ứng. Tuy nhiên, thực tế sau này cho thấy không có giáo dân nào ủng hộ cuộc tấn công của Pháp vào ĐN.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
2
Q

Tại sao sau khi không thể chiếm được Đà Nẵng, thực dân Pháp lại quyết định đưa quân vào Gia Định?

A
  • Gia Định cũng là một cảng nước sâu, thuận lợi cho Pháp phát huy thế mạnh tàu chiến.
  • Gia Định có vị trí chiến lược quan trọng:
    + Xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
    + Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
    + Gia Định và Nam Kì là vựa lúa của VN, chiếm được sẽ cắt đứt con đường tiếp tế lương thực cho triều đình.
    + Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Cam-pu-chia (Cao Miên) làm chủ lưu vực sông Mê Kông.
  • Vào lúc này, P phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm được Singapore & Hongkong cũng đang ngấp nghé Nam Kì để nối liền các cửa biển quan trọng.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
3
Q

Nguyên nhân nhà Nguyễn thắng cuộc chiến ở ĐN năm 1858

A
  • Chủ quan:
    + Đường lối chiến thuật đúng đắn - sử dụng “vườn không nhà trống”
    + Nhân dân đoàn kết với triều đình, đồng tâm hiệp lực chống giặc. Triều đình biết dựa vào dân mà đánh,
  • Khách quan:
    + Giặc không quen với khí hậu thủy thổ của nước ta
    + Khó khăn về lương thực, thực phẩm vì kế hoạch là “đánh nhanh thắng nhanh”, không chuẩn bị nhiều quân lương
    + Chiến trường trải rộng –> Khó đánh
  • Mở rộng: Nhờ lối đánh không dựa vào lối đánh phong kiến (cố thủ trong thành) -> lối đánh ngoài trời, địa hình đa dạng, sử dụng chiến thuật du kích, mở rộng phạm vi chiến trường
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
4
Q

Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước vào tay thực dân Pháp?

A
  • Trước hoạ xâm lăng, triều Nguyễn giữ khư khư chính sách bảo thủ, thậm chí phản động, không thực hiện cải cách Duy Tân, từ chối đề nghị cải cách để tăng thêm tiềm lực cho đất nước.
    + Đối với Pháp: lúc đầu nhà Nguyễn có ý thức cùng dân đánh Pháp, về sau thì sợ hãi trước sức mạnh và ưu thế của kẻ thù, kí kết hết hiệp ước này đến hiệp ước khác, ảo tưởng thông qua thương thuyết để giữ vững độc lập.
    + Đối với nhân dân: giữ thái độ thù địch, không dám dựa dẫm, đoàn kết với nhân dân, không phát động được cuộc kháng chiến nhân dân như nhà Trần.
    Như vậy, triều đình Huế vừa sợ Pháp vừa sợ dân. Sợ dân, nên triều đình chống lại nhân dân, bỏ rơi cuộc chiến đấu của nhân dân, thậm chí ngăn cản nhân dân chống Pháp. Sợ Pháp, nên triều đình có thái độ ngược lại, dựa vào Pháp, cầu hòa, … Điều đó thể hiện sai lầm của nhà Nguyễn khi chống lại nhân dân, từng bước đầu hàng Pháp.
    Vì vậy, hiểm họa mất nước có thể tránh được, tức không tất yếu. Nhưng với những chính sách của nhà Nguyễn, việc ấy lại trở thành tất yếu. Trách nhiệm này là hoàn toàn thuộc về nhà Nguyễn.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
5
Q

Trình bày nguyên nhân thất bại của nhà Nguyễn

A
  • Triều đình: Không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng thiên về chủ hòa, không chịu đoàn kết với nhân dân, bạc nhược trước sức mạnh của kẻ thù -> Phải chịu trách nhiệm chính trong việc để mất nước
  • Nhân dân: yêu nước, chiến đấu anh dũng nhưng lại lẻ tẻ, tự phát -> dễ bị thực dân đàn áp
  • Tương quan lực lượng chênh lệch quá lớn, đặc biệt là trang bị vũ khí (quân Pháp tinh nhuệ, vũ khí trang bị hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội)
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
6
Q

Trình bày cuộc kháng chiến của nhân dân Nam kì sau hiệp ước 1862

A
  • Miền Đông:
  • Thực hiện những điều đã cam kết với Pháp trong Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Huế ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở 3 tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà.
  • Tuy vậy, phong trào chống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông vẫn tiếp diễn. Các sĩ phu yêu nước vẫn bám đất, bám dân, cổ vũ nghĩa binh chống Pháp và phong kiến đầu hàng. Phong trào “tị địa” diễn ra sôi nổi, khiến pháp gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức, quản lý những vùng đất vừa chiếm được. Các đội nghĩa quân không chịu hạ vũ khí đầu hàng mà hoạt động ngày càng mạnh mẽ. Khởi nghĩa Trương Định liên tục giành được nhiều thắng lợi, gây cho Pháp nhiều khó khăn.
  • Sau hiệp ước 1862, triều đình hạ lệnh cho Trương Định phải bãi binh và điều ông đi nhậm chức Lãnh binh ở An Giang rồi Phú Yên. Nhưng được sự ủng hộ của nhân dân, ông đã chống lại triều đình, ở lại tiếp tục kháng chiến, phất lên lá cờ “Bình Tây đại nguyên soái”. Hoạt động của nghĩa quân đã củng cố niềm tin của dân chúng, làm cho bọn cướp nước và bán nước phải khiếp sợ.
  • 20/8/1864, Trương Định bị phản bội, hi sinh ở tuổi 44, khởi nghĩa kết thúc.
  • Miền Tây:
  • Pháp lấy cớ triều đình vi phạm Hiệp ước 1862, đòi triều đình giao nốt 3 tỉnh Tây Nam Kì
  • 20/6/1867, Pháp yêu cầu Phan Thanh Giản giao thành và viết thư kêu triều đình giao 3 tỉnh Tây Nam Kì.
  • Trong vòng 6 ngày, 3 tỉnh Tây Nam Kì rơi vào tay Pháp
  • -> Triều đình không kiên quyết, thiếu sự phòng bị, chủ quan lơ là mất cảnh giác trong việc giữ gìn lãnh thổ: cử Phan Thanh Giản giữ thành Vĩnh Long quan trọng nhất, viết thư rủ nhau giao thành
  • -> Triều đình không hiểu rõ bản chất xâm lược của Pháp. ngây thơ tin tưởng Pháp: nhượng các tỉnh Nam Kì cho Pháp, mở các cửa biển cho chúng tự do buôn bán/ mặc nhiên coi 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp, không có ý định lấy lại/ vua Tự Đức khước từ lời đề nghị cải cách tiến bộ trong 6 năm liền làm đất nước không phát triển được.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly