Nga Flashcards
4 mâu thuẫn trong xã hội Nga
- Nhân dân Nga >< Nga Hoàng
- Tư sản >< Vô sản
- Đế quốc Nga >< Các nước (dân tộc) thuộc địa
- Đế quốc Nga >< Đế quốc khác
2 giai đoạn trong cách mạng ở Nga
Cách mạng tháng tháng 2 (Cách mạng tư sản) -> Cách mạng tháng 10 (CM vô sản)
CMR: Phong trào CM thế giới bước sang 1 thời kỳ phát triển mới từ sau thắng lợi của CMT10 Nga và sự kết thúc của WWI.
Ở các nước tư bản châu u, một cao trào cách mạng đã bùng nổ trong những năm 1918-1923. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lan rộng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Ở nhiều nước, các đảng cộng sản ra đời và nắm vai trò lãnh đạo cách mạng. Nhằm thống nhất hành động và tập hợp lực lượng cách lãnh đạo cách mạng, Quốc tế Cộng sản thành lập và hoạt động trong những năm 1919-1943. Phong trào cách mạng thế giới trải qua những bước phát triển chính:
Cao trào cách mạng 1918-1923; Quốc tế Cộng sản ra đời
Phong trào cách mạng những năm TGD (1929-1933)
Phong trào MTND chống phát xít, chống chiến tranh (1936-1939)
Cuộc chiến đấu chống phát xít trong WWII (1939-1945)
Trình bày sự thành lập của Quốc tế Cộng sản. Qua hoạt động của QTCS (1919-1943), hãy đánh giá vai trò của tổ chức này với phong trào cách mạng thế giới.
- Sự thành lập (Hoàn cảnh):
+ Sau WWI, cao trào cách mạng bùng nổ ở nhiều nước châu u, dẫn tới việc các tổ chức cộng sản được thành lập ở các nước như Đức, Áo, Hungari, Ba Lan, Phần Lan… nhưng còn non yếu về tư tưởng, lí luận tổ chức, đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo đường lối đúng đắn.
+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự tồn tại của Nhà nước Xô Viết là điều kiện thuận lợi để thực hiện yêu cầu đó.
+ Nhờ có sự cố gắng bền bỉ của Lenin và một số nhà hoạt động cách mạng quốc tế khác, QTCS được thành lập ngày 2/3/1919 tại Moscow. - Vai trò đối với phong trào cách mạng thế giới:
+ Đoàn kết giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc để chống lại chủ nghĩa đế quốc.
+ QTCS trở thành lãnh đạo của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, có vai trò trong chỉ đạo cách mạng thế giới với đường lối đúng đắn.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân và các dân tộc trên thế giới.
Bối cảnh ra đời của NEP
Sau CMT10, nước Nga Xô viết bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Các lực lượng phản cách mạng chống phá điên cuồng trong khi nhà nước áp đặt chính sách cộng sản thời chiến làm kinh tế trì trệ. Sự quốc hữu hoá các doanh nghiệp và việc trưng thu lương thực thừa để cung cấp cho Hồng quân thành công trong thời chiến nhưng lại tỏ ra không phù hợp với quần chúng nhân nhân. Nông dân ngừng sản xuất, làm thành phố thiếu lương thực, đặc biệt là công nhân. Vì thế, một phần lớn công nhân bỏ việc về quê sản xuất nông nghiệp, làm công nghiệp đình trệ.
Trong tình hình đó, một chuỗi các cuộc đình công và biểu tình mà đỉnh điểm là cuộc nổi loạn ở Kronstadt (7.3.1921) đã làm Lenin phải suy xét lại đường lối của chính mình. Tại Đại hội Cộng Sản lần thứ 10, NEP được ban hành (21.3.1921).