Phong trào Tây Sơn Flashcards
Diễn biến (Các giai đoạn chính)
- 1771 - 1773: Khởi đầu xây dựng lực lượng, làm chủ vùng Tây Sơn
- 1776 - 1783: Tấn công đập tan tập đoàn phong kiến chúa Nguyễn ở Đàng Trong
- 1785 - 1789: Kết hợp đánh cả thù trong lẫn giặc ngoài
+ 1785: vic Rạch Gầm - Xoài Mút tiêu diệt 5w quân Xiêm
+ 1786 - 1788: quân Tây Sơn tiến ra Đàng Ngoài, phá bỏ ranh giới Sông Gianh, Luỹ Thầy, lần lượt lật đổ tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, làm chủ toàn bộ đất nước.
+ 12/1788: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung, tiến công ra Bắc tiêu diệt 28w quân Thanh xâm lược - 1789 - 1792: Xây dựng chính quyền nhà nước - Vương triều Tây Sơn
Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Thanh, Tây Sơn quản lí toàn bộ đất nước nhưng tồn tại với các hệ thống chính quyền khác nhau. Trong hệ thống chính quyền đó, chính quyền của vua Quang Trung (quản lý từ Quảng Nam trở ra) là chính quyền mạnh nhất, đã thi hành một loạt các cải cách tiến bộ để phát huy và bảo vệ những thành quả mà phong trào Tây Sơn đạt được. - 1792 - cuối 1802: Sự thất bại và tàn lụi của triều đại Tây Sơn.
1792: vua Quang Trung đột ngột qua đời.
Triều đình Tây Sơn không còn chỗ dựa, mất dần vai trò tiến bộ và nhanh chóng bị thất bại trước cuộc tấn công của Nguyễn Ánh.
Nguyên nhân bùng nổ
Đất nước ta từ thế kỉ XVIII bị chia cắt về lãnh thổ và chính trị. Năm 1527, chính quyền nhà Mạc được thành lập. Trong thời gian đầu, các vấn đề ruộng đất được cải thiện, đất nước ổn định. Tuy nhiên chỉ một thời gian sau, triều đình nhà Mạc suy thoái dần. Một số cẩn thận nhà Lê nổi dậy chống nhà Mạc với khẩu hiệu “phù lê diệt Mạc” gây ra cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều. Kết quả là triều Mạc bị lật đổ, đất nước bước đầu thống nhất. Tuy vậy ở mạn Nam lại hình thành thế lực cát cứ nhà họ Nguyễn.
1627, cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm 1672. Kết quả là hai bên giảng hòa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước thành hai: Đàng Trong và Đàng Ngoài với hai chính quyền riêng biệt. Tình trạng chia cắt đất nước kéo dài đã gây hậu quả nặng nề. Phong trào nông dân bùng lên dữ dội kéo dài nhiều thập niên trong thế kỉ XVIII.
- Đàng Ngoài: cuối thập niên 30 đầu thập niên 40 của thế kỉ XVIII nổ ra hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân, lôi cuốn hàng vạn người tham gia. Tiêu biểu có cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu ở vùng Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương ở Vĩnh Phúc; khởi nghĩa của Hoàng Công Chất ở Thái Bình, Hưng Yên, Sơn La, Hòa Bình; khởi nghĩa của Lê Duy Mật ở Thanh Hóa. Mặc dù các cuộc khởi nghĩa đều thất bại, chúng đã làm nghiêng ngả toàn bộ nền thống trị của chính quyền họ Trịnh, chuẩn bị cho sự bùng nổ và thắng lợi của phong trào Tây Sơn.
- Đàng Trong: năm 1771, phong trào Tây Sơn bùng nổ ở Bình Định do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo chống lại chế độ hà khắc của quan lại địa phương, mở đường cho quan hệ sản xuất mới phát triển. Được sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, sau nhiều năm chiến đấu kiên cường, cuộc khởi nghĩa phát triển, tiến lên đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào. Trên đà thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn, một nhiệm vụ nữa được đặt ra là tiến ra Bắc đánh đổ tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh và thống nhất đất nước.
Phong trào nông dân Tây Sơn đã lập lại nền thống nhất đất nước như thế nào vào cuối thế kỉ XVIII?
Đầu thế kỉ XVIII, xã hội phong kiến Đàng Ngoài và Đàng Trong dần bước vào giai đoạn suy yếu và khủng hoảng. Đất nước bị chia cắt bởi sự cát cứ của các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh-Nguyễn, gây nên những thiệt hại to lớn, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Nhiều phong trào nông dân bùng lên dữ dội, kéo dài nhiều thập niên giữa thế kỉ XVIII.
Năm 1771, cuộc khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn (Bình Định) do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Sau nhiều năm chiến đấu kiên cường, cuộc khởi nghĩa phát triển, tiến lên đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào. Một nhiệm vụ mới được đặt ra: tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh. Điều này cũng có nghĩa là, phong trào Tây Sơn phải đảm nhiệm một sứ mệnh mới: thống nhất lại đất nước. Trong những năm 1786 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê. Sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu được hoàn thành.
Đánh giá vai trò
Phong trào Tây Sơn là sự vùng dậy của một lực lượng, giai cấp đông đảo nhất của nước ta trong thời kì phong kiến - giai cấp nông dân. Đập tan ba tập đoàn phong kiến cát cứ Lê - Trịnh - Nguyễn, chấm dứt tình trạng huynh đệ tương tàn, đặt cơ sở thống nhất đất nước, mở rộng thị trường dân tộc, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất mới phát triển.
Từ một phong trào nông dân để giải quyết mâu thuẫn giai cấp (giữa nông dân và địa chủ phong kiến) ở một địa phương (ấp Tây Sơn), phong trào lan rộng ra toàn quốc rồi tiến lên làm nhiệm vụ dân tộc: đập tan hai kẻ xâm lược: Xiêm (1785) và Thanh (1789). Chỉ trong vòng vài năm mà nghĩa quân hai lần đại thắng quân xâm lược ở hai hướng khác nhau, đó là một hiện tượng chưa từng có ở một phong trào nông dân và cũng chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Chính vì vậy, đây là những chiến công hiển hách đi vào lịch sử oai hùng của dân tộc.
Từ trong phong trào, xuất hiện nhà nước Tây Sơn, nhà nước được đánh giá tương đối tiến bộ trong lịch sử. Họ đã khẳng định chủ quyền, vị thế của nước ta trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là với các nước phương Bắc.
Phân tích/Đánh giá vai trò của Quang trung (Nguyễn Huệ)
- Cùng Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ (Tây Sơn Tam Kiệt) dựng cờ khởi nghĩa
- Nguyễn Nhạc khởi xướng phong trào và làm thủ lĩnh. Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ tham gia việc chuẩn bị khởi nghĩa, tập hợp lực lượng và xây dựng căn cứ ở Tây Sơn Thượng Đạo.
- Trong giai đoạn đầu, Nguyễn Huệ là một tướng lĩnh tài ba dưới trướng anh mình (1771). Trong năm lần quân Tây Sơn tiến công vào Gia Định (1776 - 1783), Nguyễn Huệ chỉ huy ba lần (1777, 1780, 1783) - Lãnh đạo thắng lợi 2 cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh, lập nên nhiều chiến công hiển hách
*Chống Xiêm (1785):
- Sau khi chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm, Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thủy bộ tiến sang nước ta.
- Cuối năm 1784, quân Xiêm chiếm gần nửa đất Nam Bộ, ra sức cướp phá chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn ở vùng đất còn lại.
- Năm 1785, Nguyễn Huệ tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm - Xoài Mút (trên sông Tiền - Tiền Giang) đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm.
Đây là một thắng lợi lớn tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm, thể hiện tài tổ chức, cầm quân của Nguyễn Huệ, đập tan mưu đồ xâm lược của quân Xiêm, nêu cao ý thức dân tộc của phong trào Tây Sơn.
*Chống Thanh (1789): nghệ thuật quân sự, tiến quân thần tốc, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu Quang Trung. - Chấm dứt tình trạng chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài, đặt cơ sở khôi phục sự thống nhất đất nước.
- Sáng lập một vương triều tiến bộ, có nhiều chính sách đổi mới, gây dựng vị thế quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
(Phân tích các chính sách của Vương triều Tây Sơn - cải cách Quang Trung)
Nguyên nhân thắng lợi của:
a. Phong trào Tây Sơn
b. Trận Rạch Gầm - Xoài Mút
c. Chiến thắng quân Minh
d. Vai trò của Nguyễn Huệ trong việc đánh đỏ các tập đoàn phong kiến.
e. Vai trò của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc: vừa lòng với việc tiêu diệt chúa Nguyễn ở Đàng Trong, chỉ muốn cai quản vùng đất từ Quảng Nam trở vào. Ông thiếu chí lớn vcl :))
JKsjeh
Nguyên nhân thắng lợi của:
a. Phong trào Tây Sơn
b. Trận Rạch Gầm - Xoài Mút
c. Chiến thắng quân Minh
d. Vai trò của Nguyễn Huệ trong việc đánh đỏ các tập đoàn phong kiến.
e. Vai trò của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc: vừa lòng với việc tiêu diệt chúa Nguyễn ở Đàng Trong, chỉ muốn cai quản vùng đất từ Quảng Nam trở vào. Ông thiếu chí lớn vcl :))
JKsjeh