Kinh tế VN XVI - XVIII Flashcards
Những biểu hiện chứng tỏ nông nghiệp phát triển XVI-XVIII
Nông nghiệp một thời bị tàn phá do chiến tranh, từ nửa sau thế kỉ XVII mới dần ổn định trở lại
- Ở Đàng Ngoài, nhân dân tiếp tục khai hoang mở rộng diện tích đất canh tác
- Ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn khuyến khích nhân dân khai phá đất hoang, nhanh chóng mở rộng ruộng đồng.
–> Diện tích ruộng đất cả nước tăng lên nhanh chóng
- Nhân dân hai miền ra sức tăng gia sản xuất, bồi đắp đê đập, nạo vét mương máng. Không dừng lại ở các giống lúa cũ, nhân dân còn tìm cách nhân giống, tạo ra hàng chục giống lúa tẻ, lúa nếp vừa giúp cho bữa ăn thêm ngon vừa cung cấp thóc gạo cho thị trường. Họ cũng trồng thêm khoai, sắn, ngô, đậu và một số cây công nghiệp như dâu, bông, mía, đay,… Kinh nghiệm “nước, phân, cần, giống” được đúc kết thông qua thực tế sản xuất. Đặc biệt ở Nam Bộ, do đất đai, thời tiết thuận lợi, nhân dân đã sản xuất được nhiều thóc gạo phục vụ thị trường, nâng cao đời sống. Nam Bộ trở thành vựa lúa của cả nước.
- Nghề trồng vườn với nhiều loại trái cây ăn quả ngon như dưa, xoài, dứa,… khá phát triển
>< Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn gia tăng tình hình tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ phong kiến. Thế kỉ XVII-XVIII, ở đồng bằng sông Cửu Long đã nảy sinh hiện tượng tích tụ ruộng đất với quy mô lớn, có những địa chủ giàu có sở hữu 50-60 điền nô, 300-400 trâu bò.
Những biểu hiện chứng tỏ thủ công nghiệp phát triển XVI-XVIII
- Thủ công nghiệp nhân dân
- Trong nhân dân, các nghề thủ công truyền thống như làm gốm sứ, dệt vải, lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng,… ngày càng phát triển và đạt trình độ cao.
- Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đồng hồ, làm tranh sơn mài,…
- Số làng nghề dệt lụa, lĩnh các loại, làm giấy, làm gốm sứ, nhuộm vải, đúc đồng,… tăng lên ngày càng nhiều. Ở các làng này, cư dân vẫn làm ruộng, tuy nhiên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng,…
- Khai mỏ trở thành một ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài:
+ Ở Đàng Ngoài, một số người Hoa đã sang xin thầu khai thác một số mỏ, sử dụng nhân công người Hoa.
+ Nhân đó, một số nhà giàu người Việt cũng xin thầu
+ Lượng kim loại được bán ra thị trường hoặc phục vụ nhà nước ngày càng lớn. - Bên cạnh nghề khai mỏ, nghề sản xuất đường mía cũng rất phát triển. Nghề trồng mía, làm đường phát triển mạnh ở vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi (Đàng Trong) với kĩ thuật nấu đường đạt tới trình độ cao và số lượng đường xuất khẩu ngày càng lớn.
- Thủ công nghiệp nhà nước: Chính quyền Lê – Trịnh và chúa Nguyễn đều chú trọng xây dựng các quan xưởng:
- Ở Đàng Ngoài, Chúa Trịnh lập nhiều xưởng chuyên việc đúc súng, sản xuất vũ khí cho quân đội; đúc tiền, đóng thuyền; làm các đồ trang sức, may trang phục cho vua chúa, quan lại ở Thăng Long. Từ năm 1760 trở đi, chúa Trịnh còn cho phép các trấn cũng được mở xưởng đúc tiền.
- Ở Đàng Trong, bên cạnh những quan xưởng gần giống như ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn đặc biệt quan tâm đến các xưởng đúc súng và đóng thuyền.
Những biểu hiện chứng tỏ thương nghiệp phát triển XVI-XVIII
- Nội thương:
- Cùng với sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp, hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các địa phương được mở rộng hơn trước. Hầu hết các làng, xã lớn ở vùng đồng bằng đều có chợ. Tại các chợ người ta mua bán đủ thứ hàng, trong đó hàng nông sản và thủ công là chủ yếu. Nhiều nơi trong nước đã xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của vùng.
- Trên đà phát triển của kinh tế hàng hóa, dần hình thành các luồng buôn bán, trao đổi thường xuyên giữa hai miền ngược và xuôi, miền duyên hải, hải đảo và nội địa, các trung tâm kinh tế, thương mại lớn và các vùng nông thôn phụ cận. Đặc biệt, mối quan hệ buôn bán của nhân dân giữa hai vùng Đàng Trong và Đàng Ngoài vẫn được duy trì bất chấp sự ngăn cản của triều đình:
+ Một số nhà buôn lớn đã mua hàng thủ công hay thóc lúa chở thuyền đến một số làng buôn và trung tâm buôn bán của vùng để bán và mua một số sản phẩm địa phương đưa về. Việc buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược cũng tăng lên.
+ Nhà nước lập nhiều trạm ở các ngã ba đường lớn hay bến sông để thu thuế
+ Ở Đàng Trong, vào thế kỉ XVIII, nhiều nhà buôn đã mua thóc của Gia Định rồi chở ra các dinh miền Trung để bán. - Ngoại thương:
- Do sự phát triển của giao lưu buôn bán trên thế giới và do chủ trương mở cửa của các chính quyền Trịnh, Nguyễn nên ngoại thương phát triển nhanh chóng:
+ Mối quan hệ buôn bán với Trung Quốc và Nhật bản không những vẫn được duy trì mà còn có xu hướng phát triển hơn trước. Vào thế kỉ XVII-XVIII, trên đất nước ta đã xuất hiện một lực lượng khá đông các kiều dân Trung Quốc, Nhật Bản định cư lâu dài và hoạt động buôn bán là chủ yếu
+ Thuyền buôn các nước, kể cả các nước châu Âu, đến nước ta ngày càng nhiều. Họ đã chở đến nước ta những sản phẩm như vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng, đồ sứ,… để đổi lấy tơ lụa, đường, đồ gốm, các loại nông sản, lâm sản quý,… Nhiều thương nhân nước ngoài đã xin lập phố xá, cửa hàng để có thể buôn bán lâu dài.
+ Sự phát triển của kinh tế hàng hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và hưng khởi của các đô thị: Kinh Kì (Thăng Long), Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Huế), Nước Mặn (Bình Định), Gia Định (HCMC), Hội An (Quảng Nam),…
Nguyên nhân của sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp ở nước ta vẫn tiếp tục phát triển trong các thế kỉ XVI-XVIII?
- Do chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh Nguyễn
- Do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều.
- Do cuộc phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông – Tây thuận lợi.
- Do vị trí địa lí của nước ta thuận lợi cho việc giao thông đi lại ở các vùng miền và thu hút được thương nhân các nước.
Biểu hiện chứng tỏ sự hưng thịnh của các đô thị Việt Nam thế kỉ XVI-XVIII
Ở Đàng Ngoài có hai đô thị tiêu biểu nhất là Kinh Kỳ và Phố Hiến. Ở Đàng Trong cũng xuất hiện khá nhiều đô thị sầm uất như Thanh Hà (Huế), Nước Mặn (Bình Định), Gia Định (HCMC)… nhưng tiêu biểu hơn cả là Hội An (Quảng Nam):
- Kinh Kỳ (/Thăng Long/Kẻ Chợ) không chỉ là trung tâm chính trị-hành chính, văn hóa mà còn là trung tâm kinh tế lớn nhất của đất nước với hệ thống chợ, bến và hàng chục các phố hàng (36 phố phường và 8 chợ).
- Phố Hiến (phía nam thị xã Hưng Yên ngày nay) là nơi mà chính quyền Lê-Trịnh đặt dinh Hiến ti trấn Sơn Nam, nơi bốc dỡ và trung chuyển hàng hóa từ các tàu buôn ngoại quốc. Vào thời điểm thịnh đạt, Phố Hiến có khoảng 2000 ngôi nhà với 20 phường chuyên sản xuất hàng thủ công và buôn bán. Phố Hiến cũng là nơi hội tụ nhiều thương khách ngoại quốc, trong đó phần lớn là người Trung Quốc
- Hội An là trung tâm buôn bán, trao đổi của cả vùng Đàng Trong, là một thương cảng quốc tế nằm trên con đường thương mại Biển Đông từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc, phát triển chủ yếu ở các thế kỉ XVII-XVIII. Từ đầu thề kỉ XVII, Hội An đã là một thành phố cảng lớn hội tụ nhiều thuyền buôn, thương điếm của các nước phương Đông và phương Tây.
- Thanh Hà là một đô thị mới hình thành ở trên bờ sông Hương, gần Phú Xuân (Huế) do các thương nhân Trung Hoa thành lập với sự đồng ý của chúa Nguyễn. Trao đổi buôn bán ở đây khá sầm uất và người đương thời đã gọi là “Đại Minh khách phố”.
Ý nghĩa của sự hưng thịnh của các đô thị XVI - XVIII
- Góp phần làm cho nước Đại Việt thế kỉ XVII-XVIII phát triển toàn diện
- Làm cho bộ mặt xã hội nước ta thời kì này ngày càng rực rỡ; tạo điều kiện cho việc giao lưu buôn bán trong và ngoài nước; góp phần đưa nền kinh tế, văn hóa phát triển.
Nguyên nhân khiến thương nghiệp suy yếu cuối thế kỉ XVIII:
- Chế độ thuế khóa nặng nề, hệ thống quan lại nhũng nhiễu, vơ vét gây sự phiền hà, tốn kém cho thương nhân nước ngoài
- Nhà nước thiếu chăm lo, quan tâm tới đời sống nhân dân, các cuộc chiến tranh liên miên, khởi nghĩa nông dân bùng nổ làm kinh tế nước ta sa sút, đời sống gặp nhiều khó khăn, xã hội không ổn định. Những việc này làm suy yếu quá trình buôn bán ở các đô thị.