Nga (CMT2, CMT10, NEP) Flashcards
1
Q
Nội dung cơ bản của chính sách Kinh tế mới
A
- Trong nông nghiệp: Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt, nông dân được toàn quyền sử dụng số lương thực dư thừa và được tự do bán ra thị trường.
- Trong công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, tư nhân hóa những xí nghiệp vừa và nhỏ dưới sự kiểm soát của nhà nước, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào Nga, Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt: công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương.
- Trong thương nghiệp và tiền tệ: cho phép tư nhân tự do buôn bán, trao đổi; mở lại các chợ; khôi phục, đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn. Năm 1924, nhà nước phát hành đồng rúp mới.
2
Q
Điểm nổi bật của chính sách Kinh tế mới
A
- Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nhà nước độc quyền toàn bộ sang nền kinh tế hàng hoá
- Công nhận sự tồn tại và phát triển của nhiều thành phần kinh tế khác nhau
3
Q
Ý nghĩa lịch sử của NEP
A
- Đối với Liên Xô:
+ Chính sách Kinh tế mới đã khuyến khích người lao động, kích thích sản xuất, nhanh chóng làm cho lực lượng sản xuất phát triển (sản lượng các sản phẩm nông nghiệp lẫn công nghiệp tăng gấp đôi, thâm chí gấp 3 chỉ sau 2 năm 1921- 1923).
+ Đến năm 1926, đã hoàn thành khôi phục kinh tế, sản lượng công, nông nghiệp đạt xấp xỉ trước chiến tranh, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. - Đối với thế giới:
Chính sách Kinh tế mới tạo cơ sở, chỗ dựa về lí luận và kinh nghiệm thực tiễn cho các nước XHCN đang tiến hành cải cách, đổi mới (như Trung Quốc, Việt Nam).
4
Q
Nhiệm vụ và tính chất của Cách mạng tháng Mười Nga
A
Nước Nga trước cách mạng là nơi tập trung các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc, là “nhà tù của các dân tộc”.
- Nhiệm vụ: lật đổ chế độ Nga Sa hoàng, giải phóng giai cấp vô sản, nhân dân lao động Nga, đồng thời giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga.
- Đối với nước Nga, đó là một cuộc cách mạng vô sản (lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản và phong kiến, thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa công nông lên nắm chính quyền)
- Đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga, đó là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc…
5
Q
Vai trò của Lenin
A
- Dẫn dắt
- Luận cương tháng 4
6
Q
Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời và chủ trương của quốc tế Cộng sản trong các đại hội II và đại hội VII.
A
- Hoàn cảnh:
+ Sau WW1, cao trào cách mạng bùng nổ ở nhiều nước châu Âu, dẫn tới việc các tổ chức cộng sản được thành lập ở Đức, áo, Ba Lan… nhưng còn non yếu về tư tưởng, lý luận tổ chức, đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để tập hợp lực lượng về chỉ đạo phong trào theo đường lối đúng đắn.
+ Thắng lợi của CMT10 Nga và sự tồn tại của nhà nước liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết là điều kiện thuận lợi để thực hiện yêu cầu đó.
+ Nhờ sự cố gắng bền bỉ của Lênin và một số nhà hoạt động cách mạng quốc tế, tổ chức QTCS được thành lập 2/3/1919 tại Mátxcơva. - Chủ trương: từ khi thành lập đến lúc giải tán, QTCS đã tiến hành 7 kỳ đại hội, trong đó những đại hội quan trọng nhất là Đại hội II và Đại hội VII.
+ Đại hội II (1920) thông qua một loại cương lĩnh, văn kiện quan trọng nhằm xác định đường lối chiến lược và sách lược của phong trào cách mạng thế giới (Luận cương về vai trò của ĐCS trong cách mạng vô sản, 21 điều kiện gia nhập QTCS, Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, …). Đại hội II có ý nghĩa sâu sắc đối với cách mạng Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc khi được tiếp xúc với Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đã quyết định con đường cứu nước theo cách mạng vô sản.
+ Đại hội VII (1935) đã chỉ rõ kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới lúc này không phải là chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít. Nêu nhiệm vụ trước mắt là đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, dành lấy dân chủ, bảo vệ hòa bình. Nêu rõ vấn đề về tổ chức: thiết lập liên minh công nhân và nông dân, trên cơ sở đó thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.
7
Q
Vai trò của quốc tế Cộng sản đối với cách mạng thế giới
A
Qua 24 năm tồn tại và phát triển, QTCS đã đóng góp nhiều công lao to lớn cho cách mạng thế giới:
- Đoàn kết giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc chống lại chủ nghĩa đế quốc.
- Trở thành người lãnh đạo, lãnh tụ của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, có vai trò trong chỉ đạo cách mạng thế giới với đường lối đúng đắn nhất.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báo cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của giai cấp công nhân và các dân tộc trên thế giới.
8
Q
Ý nghĩa lịch sử của CMT10
A
CMT10 có ý nghĩa lịch sử trọng đại với nước Nga và thế giới.