Cách mạng tư sản Flashcards

1
Q

Phân tích nguyên nhân chung và riêng cách cuộc CMTS XVI - XVIII

A
  • Nguyên nhân chung:
    + Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời trong lòng xã hội phong kiến (sự ra đời của các công trường thủ công, sự xâm nhập của CNTB vào nông nghiệp, việc sử dụng máy móc trong công nghiệp, sự phát triển của thành thị, mở rộng quan hệ buôn bán …)
    + Giai cấp tư sản và vô sản đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện. Những giai cấp này, đặc biệt là giai cấp tư sản, mâu thuẫn với giai cấp phong kiến đang ra sức ngăn cản, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế TBCN. Họ muốn lật đổ chế độ chuyên chế để nắm lấy chính quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của CNTB.
    + Sự xuất hiện hệ tư tưởng của giai cấp tư sản tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến, chuẩn bị tiền đề về tư tưởng cho cuộc cách mạng tư sản bùng nổ (phong trào Văn hóa Phục hưng, phong trào Cải cách tôn giáo, …)
  • Nguyên nhân riêng:
    + Cách mạng Hà Lan: giữa thế kỉ XVI, chính sách thống trị của thực dân TBN đã khơi dậy ý thức dân tộc của nhân dân Netherlands. Giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân đã vùng lên đấu tranh chống vương Triều phong kiến TBN, tự giải phóng dân tộc mình.
    + CMTS Anh: sự phát triển của công trường thủ công vấp phải sự cản trở của những luật lệ phong kiến. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đang lên, bị chế độ phong kiến kìm hãm nên mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc. Bên cạnh đó, 4/1640, vua Charles I triệu tập Quốc hội nhằm tăng thuế để có tiền đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Scotland nổi lên chống lại việc cưỡng bức họ theo Anh giáo, Quốc Hội phản đối, dẫn tới nội chiến.
    + Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: do chính sách thống trị của thực dân Anh ở 13 nước thuộc địa Bắc Mỹ làm cho mâu thuẫn giữa chính phủ Anh và các nước thuộc địa Bắc Mỹ (mâu thuẫn dân tộc) trở nên sâu sắc. Sự kiện chè Boston làm bùng nổ cuộc chiến tranh ở Bắc Mỹ.
    + Cuộc cách mạng tư sản Pháp: Cuối thế kỉ XVIII, nền quân chủ chuyên chế Pháp lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Vua Louis XVI tiếp tục cai trị một cách độc đoán, duy trì chế độ đẳng cấp, ban hành thêm thuế mới, … làm cho chế độ chuyên chế lên đến tột đỉnh. Trong xã hội, mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa các đẳng cấp có đặc quyền và không có đặc quyền. Nhân cơ hội nhà vua triệu tập hội nghị ba đẳng cấp 5/5/1789 để ban hành thêm thuế mới, đẳng cấp thứ ba và quần chúng nhân dân đã kiên quyết đấu tranh nhằm lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, đòi dân chủ cho nhân dân.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
2
Q

Các cuộc CMTS tiêu biểu được so sánh theo các tiêu chí nào? Nêu nhận xét chung

A
  • Tiêu chí: nhiệm vụ. lãnh đạo, lực lượng tham gia, hình thức
  • Nhận xét chung:
    + Điều kiện diễn ra các cuộc cách mạng ở từng nước khác nhau, với các hình thức cũng khác nhau, thành phần lãnh đạo không giống nhau.
    + Về bản chất, các cuộc CMTS nổ ra đều nhằm mục tiêu lật đổ chế độ chuyên chế phong kiến, xác lập nền dân chủ tư sản, thúc đẩy nền kinh tế TBCN phát triển.
    + Các cuộc CM được thực hiện bằng cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt giành chính quyền giữa tập đoàn phong kiến phản động, bảo thủ với giai cấp tư sản tiến bộ, có sự tham gia của quần chúng nhân dân.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
3
Q

Trong cuộc CMTS Pháp thế kỉ XVIII, thời kỳ nào được coi là đỉnh cao của cuộc cách mạng? Vì sao?

A

1.1. Các thời kỳ của CMTS Pháp:
- Giai đoạn I: chế độ quân chủ lập hiến
- Giai đoạn II: bước đầu của nền cộng hòa
- Giai đoạn III: chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh, đỉnh cao của CM
1.2. Giải thích:
a. Tình hình và nhiệm vụ mới của nước Pháp:
- Sau khi phái Jacobin lên nắm chính quyền, nước Pháp lâm vào tình thế hiểm nghèo. Ngoài mặt trận, quân Pháp thua đậm, liên minh phong kiến châu Âu đang tràn vào. Trong nước, bạo loạn diễn ra khắp nơi.
- Nhiệm vụ: chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ và ổn định đất nước, thực hiện các quyền dân chủ cho nông dân.
- Chủ trương: Những người Jacobin cách mạng - tiêu biểu là Robespierre đã sớm nhận thức được muốn bảo vệ thành quả cách mạng, chống thù trong giặc ngoài, phải xây dựng nền chuyên chính cách mạng, biết dựa vào sức mạnh của quần chúng nhân dân, đáp ứng quyền lợi của họ, đặc biệt là của nông dân (ruộng đất).
b. Nền chuyên chính dân chủ Jacobin (1793 -1794) đã giải quyết được những vấn đề cơ bản của cách mạng:
- Giải quyết vấn đề ruộng đất và xoá bỏ chế độ phong kiến:
+ Chính phủ Jacobin đã ban hành đạo luật vào 3/6/1793, quyết định chia ruộng đất của các quý tộc di cư ra nước ngoài thành những lô nhỏ bán theo phương thức trả dần trong vòng 10 năm, tạo điều kiện cho nông dân nghèo có thể mua được đất. Một sắc lệnh khác ban hành vào 10/6 chia đều đất công cho nông dân, mỗi người có một mảnh ruộng bằng nhau.
+ Đạo luật 17/7 quy định xóa bỏ hoàn toàn mọi nghĩa vụ phong kiến, nông dân được giải phóng khỏi mọi thứ đóng góp mà không phải bồi thường. Tất cả các hiệp ước, văn tự phong kiến đều bị thủ tiêu, nghiêm cấm tàng trữ các giấy tờ. Chính phủ đưa các đội vũ trang về các tỉnh để trưng thu lúa mì của quý tộc, địa chủ và phú nông, nhằm cung cấp lúa mì cho dân thành thị, đặc biệt là Paris đang thiếu lương thực.
+ 6/1793, Hiến pháp mới được thông qua, quy định: thiết lập chế độ cộng hòa, xóa bỏ hoàn toàn sự bất bình đẳng về đẳng cấp, mọi công dân từ 21 tuổi trở lên được bầu cử. Mặc dù hiến pháp mới chưa được thi hành nhưng đây là văn kiện pháp lý có tính chất tiến bộ hơn Hiến pháp 1791 (đạo luật cấm công nhân bãi công, hội họp).
- Chống thù trong giặc ngoài:
+ Để bảo vệ cách mạng, Ủy ban cứu nước do Robespierre đứng đầu đề nghị Quốc hội thông qua và thi hành nhiều biện pháp cứng rắn. 23/8/17922, Sắc lệnh tổng động viên toàn quốc được ban hành, huy động người dân tham gia hoạt động cách mạng. Hưởng ứng lệnh tổng động viên, 42 vạn người đã tình nguyện tham gia quân đội cách mạng. Đầu năm 1794, nước Pháp cách mạng đã có 14 đạo quân, trang bị đầy đủ, do những tướng trẻ, trung thành với cách mạng chỉ huy.
+ Quốc Hội còn ban hành đạo luật xét xử những người tình nghi; luật giá tối đa với lương thực, thực phẩm để chống nạn đầu cơ, tích trữ; quy định mức tiền lương tối đa cho công nhân. Chỉ trong thời gian ngắn, các cuộc bạo loạn phản cách mạng đã bị đập tan. Cuối 1793 - đầu 1794, các đội quân xâm lược lần lượt bị đuổi ra khỏi biên giới. Thành quả cách mạng được giữ vững, cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.
* Nhận xét: nền chuyên chính dân chủ cách mạng Jacobin đã hoàn thành được nhiệm vụ của một cuộc CMTS: xóa bỏ triệt để CĐPK, giải quyết cơ bản vấn đề ruông đất cho nông dân, thống nhất thị trường dân tộc, mở đường cho CNTB phát triển, chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Vì thế giai đoạn chuyên chính Gia-cô-banh được coi là đỉnh cao của CMTS Pháp.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
4
Q

Đánh giá vai trò của các cuộc CMTS từ XVI đến XIX đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước tư bản Âu - Mỹ

A

Từ thế kỉ XV đến XIX, sự xác lập và thắng lợi của CNTB với CĐPK trên phạm vi toàn thế giới đã mở ra một thời đại mới cho lịch sử loài người.
CMTS đã các lập QHSX TBCN, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, tạo ra số lượng đồ sộ về vật chất, khẳng định ưu thế hơn hẳn của phương thức sản xuất mới.
CMTS thắng lợi còn mở đường cho CM công nghiệp, làm thay đổi việc sản xuất, chuyển từ công trường thủ công sang sản xuất bằng máy móc trong các công xưởng.
Sự phát triển mạnh mẽ của CNTB cùng các tiến bộ KH-KT đã thúc đẩy CNTB chuyển sang giai đoạn độc quyền.
CNTB ra đời tạo ra nền dân chủ và các thể chế dân chủ:
- Lật đổ CĐPK chuyên chế cùng mọi quan hệ xã hội cũ, hình thành một chế độ xã hội mới với cơ cấu tổ chức cùng các quyền tự do dân chủ.
- Từ nền dân chủ đó, loài người đã sáng tạo ra những thành tựu vĩ đại, chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp.
- CMTS đã đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền, đưa các nước đó phát triển theo con đường TBCN.
- XH hình thành 2 giai cấp cơ bản: tư sản và vô sản.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
5
Q

Nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản

A

Cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức nào thì về cản bản vẫn thực hiện hai nhiệm vụ: dân tộc và dân chủ (trong khuôn khổ của nhà nước tư bản)

  • Nhiệm vụ dân tộc nhằm xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, thống nhất thị trường hoặc giải phóng dân tộc. Tuy nhiên nhiệm vụ dân tộc được thể hiện khác nhau trong mỗi cuộc cách mạng, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước.
  • Nhiệm vụ dân chủ được thể hiện ở việc xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản với việc thành lập nhà nước cộng hòa tư sản (hay quân chủ lập hiến) và ban bố các quyền tự do dân chủ tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Vấn đề ruộng đất là nội dung cơ bản của cách mạng tư sản và tùy theo mức độ, kết quả của việc giải quyết yêu cầu này mà đánh giá tính triệt để của cách mạng tư sản.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
6
Q

Hình thức của cách mạng tư sản

A
  • Nội chiến: (CMTS Anh giữa XVII, nội chiến Mỹ 1861-1865): Do QHSX tư bản chủ nghĩa đang nảy nở ở các nước này bị QHSX phong kiến lạc hậu, bảo thủ cản trở, kìm hãm. Điều này được thể hiện ở mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất cũ lỗi thời với quan hệ sản xuất mới; giữa giai cấp quý tộc cũ, chủ nô với tư sản, quý tộc mới và quần chúng nhân dân. Do đó cách mạng được thực hiện bằng cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt giành chính quyền giữa tập đoàn phong kiến phản động, bảo thủ với giai cấp tư sản tiến bộ có sự tham gia của quần chúng nhân dân.
  • Chiến tranh giải phóng dân tộc (cách mạng Hà Lan, chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ): Do sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước này bị sự thống trị của phong kiến, thực dân. Vì vậy nhân dân và giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh giành độc lập nhằm thủ tiêu tất cả những luật lệ, chính sách mà phong kiến, thực dân xâm lược áp đặt, ngăn chặn sự phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa ở khu vực này…
  • Kết hợp giữa hình thức nội chiến và đấu tranh chống sự xâm lược của phong kiến châu Âu (CMTS Pháp): Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, quần chúng nhân dân đã đứng lên chống lại CĐPK. Trước mưu đồ xâm lược của liên minh giữa Anh và phong kiến châu Âu, trong khi quần chúng nhân dân chưa được đáp ứng quyền lợi chính đáng đã đẩy cách mạng lên một nấc thang mới, phái Giacôbanh chớp lấy cơ hội hoàn thành nhiệm vụ của CMTS một cách triệt để, đồng thời bảo vệ đất nước…
  • Thống nhất đất nước (Đức, Italia): Vì đất nước bị chia cắt với những hàng rào thuế quan và luật lệ khác nhau, ngăn cản sự phát triển của nền kinh tế TBCN. Nhu cầu thống nhất quốc gia được đặt ra cấp bách. Do đó, tư sản và quý tộc mới đã đứng lên lãnh đạo cuộc đấu tranh để thống nhất đất nước.
  • Cải cách, duy tân (Nga, Nhật Bản): Sự phát triển của nền kinh tế TBCN bị chế độ phong kiến kìm hãm với hàng rào thuế quan, chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến ngăn cản người nông dân bán sức lao động cho nhà tư bản… Vì vậy kinh tế ngày càng sa sút, đời sống của các tầng lớp nhân dân ngày càng khó khăn, mâu thuẫn xã hội gay gắt… làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân hoặc đất nước đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Để giải quyết cuộc khủng hoảng đó, chính quyền phong kiến tiến bộ đứng ra thực hiện duy tân, cải cách vì họ cũng đã nhận thức được nếu không thực hiện cải cách mở đường cho kinh tế TBCN phát triển thì sẽ bị phong trào của quần chúng lật đổ hoặc sẽ biến thành thuộc địa/lệ thuộc vào các nước tư bản phát triển hơn…
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
7
Q

Những hạn chế của nền dân chủ tư sản trong thời cận đại

A

Các cuộc CMDCTS thời cận đại đề xướng tư tưởng tự do và bình đẳng, song sau khi giai cấp tư sản giành chính quyền, chế độ bầu cử được quy định trong các bản hiến pháp tư sản ban đầu rất không bình đẳng, chỉ công dân có nhiều tài sản mới được quyền bầu cử, những người nghèo không được hưởng quyền chính trị này.

Mặc dù các nước tư bản cai trị đất nước theo pháp luật do Quốc hội thảo ra, song Quốc hội lại đại diện cho người có của, nên luật pháp thường bênh vực người giàu có, chống lại người nghèo ( luật công nhân phải bồi thường ở Anh, luật Sa-pơ-lie ở Pháp, Hiến pháp Đức…).

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
8
Q

Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại đã có những tiến bộ và hạn chế gì?

A
  • Tiến bộ:
    + CMTS đã dẫn tới xác lập quan hệ sản xuất TBCN, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, tạo ra khối lượng của cải vật chất đồ sộ.
    + CMTS thắng lợi còn mở đường cho cách mạng công nghiệp, làm thay đổi sản xuất, chuyển từ công trường thủ công sang sản xuất bằng máy móc ở các công xưởng.
    + CMTS thành công đã tạo ra nền dân chủ tư sản và các thể chế nhà nước dân chủ cùng các quyền tự do dân chủ. Đó là một bước ngoặt vĩ đại trong sự phát triển của lịch sử xã hội loài người.
  • Hạn chế:
    + Về quyền dân chủ: sau khi CM thành công, giai cấp tư sản tìm mọi cách hạn chế quyền bầu cử của quần chúng nhân dân, chỉ người có nhiều tài sản mới được đi bầu nên số lượng người đi bầu cử rất ít, quyền dân chủ chưa được thực hiện triệt để.
    + Về quyền tự do: trong các Tuyên ngôn đều nhấn mạnh quyền tự do nhưng trong thực tế, các Hiến pháp, ở mức độ nhất định, đã tước mất quyền tự do cơ bản của nhân dân.
    + Vấn đề ruộng đất cho nông dân không được giải quyết triệt để.
    ** Hạn chế lớn nhất của CMTS là chỉ thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác, quần chúng là người làm nên CM nhưng không được hưởng quyền lợi gì.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
9
Q

Tại sao nói Cách mạng tư sản Anh phát triển quanh co và không triệt để, còn Cách mạng tư sản Pháp phát triển đi lên và triệt để?

A
  • Cách mạng Anh phát triển quanh co và không triệt để vì:
  • Lãnh đạo cách mạng là tư sản liên minh với quý tộc mới, do đó cách mạng nhanh chóng phát triển tới đỉnh cao (xử tử vua Sác-lơ I và thành lập chế độ cộng hòa) và cũng do tư sản liên minh với quý tộc mới làm cho cách mạng nhanh chóng đi xuống (1653 thiết lập chế độ độc tài quân sự…)
  • Sau cách mạng, quý tộc mới (quý tộc tư sản hoá) lên nắm chính quyền (thiết lập chế độ quân chủ lập hiến). Động lực cơ bản của CM là quần chúng nhân dân nhưng sau cách mạng, họ không được hưởng quyền lợi gì (vấn đề ruộng đất cho nông dân chưa được giải quyết).

*Cách mạng tư sản Pháp phát triển đi lên và triệt để vì:
-Cách mạng Pháp phát triển đi lên:
+ Lãnh đạo là giai cấp tư sản biết dựa vào dân và từng bước giải quyết nguyện vọng cho dân.
+ Lực lượng cơ bản của cách mạng là nông dân chiếm 90% dân số, trong đó 50% không có ruộng đất. Họ tham gia cách mạng với nguyện vọng là ruộng đất được phân chia lại công bằng.
-Cách mạng Pháp triệt để vì cách mạng đã giải quyết được hai nhiệm vụ cơ bản của một cuộc cách mạng tư sản:
+ Nhiệm vụ dân tộc: lật đổ phong kiến; đánh thắng thù trong giặc ngoài, thống nhất thị trường dân tộc, tạo điều kiện cho kinh tế TBCN phát triển.
+ Nhiệm vụ dân chủ: giải quyết ruộng đất cho nông dân, xóa bỏ nghĩa vụ phong kiến, tách nhà thờ ra khỏi trường học, đáp ứng các quyền tự do dân chủ

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
10
Q

Điều kiện của CM công nghiệp

A
  • Điều kiện quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp là thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản: từ thế kỉ XVI - XVIII, CMTS bùng nổ và giành thắng lợi ở nhiều nước châu Âu và Bắc Mỹ. Chính quyền về tay giai cấp tư sản, các rào cản của chế độ phong kiến bị xóa bỏ. Chế độ chính trị mới mở đường cho QHSX và lực lượng sản xuất mới phát triển.
  • Thứ hai, quá trình tích lũy tư bản được đẩy nhanh: từ cuối XVII đến giữa XVIII, việc buôn bán hàng hóa giữa các châu lục, đặc biệt là những hoạt động thương mại mang tính chất cướp bóc đối với các thuộc địa được đẩy mạnh. Việc bóc lột thợ thủ công, công nhân trong các công trường thủ công cùng với cuộc cách mạng nông nghiệp cũng mang lại một nguồn vốn dư thừa lớn. Buôn bán nô lệ da đen từ châu Phi sang châu Mỹ cũng đem lại cho thương nhân những khoản lợi nhuận khổng lồ.
  • Thứ ba là việc tập trung đất đai, cung cấp nhân công, cung cấp nguyên nhiên liệu cho công nghiệp và tạo thị trường tiêu thụ lớn trong và ngoài nước cũng thúc đẩy CMCN.
  • Trong các công trường thủ công, đã có những cải tiến lớn về kĩ thuật để tiến hành phân công lao động và sản xuất hàng loạt. Vì vậy, công trường thủ công không chỉ làm cho năng suất lao động ngày càng cao mà còn tạo ra một đội ngũ công nhân thạo nghề. Họ là lực lượng đi tiên phong trong quá trình phát minh ra máy móc và cải tiến các khâu kĩ thuật sản xuất.
    Tất cả những điều kiện trên đây đã thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp sớm bùng nổ. Nước Anh trở thành nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp. Từ nước Anh (giữa XVIII - giữa XIX), cuộc cách mạng này lan sang châu Âu và Bắc Mỹ: Pháp, Đức (giữa XIX), Mỹ (cuối XIX - đầu XX)
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
11
Q

Hệ quả kinh tế - XH của cách mạng công nghiệp

A

Về mặt kinh tế, cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng về kĩ thuật. Vì vậy, nó có tác dụng thúc đẩy sản xuất TBCN phát triển mạnh mẽ:
- Công nghiệp: phát triển cân đối cả công nghiệp nặng công nghiệp nhẹ.
- Giao thông vận tải: đường sắt và đường thủy phát triển mạnh.
- Thương mại: hình thành nhiều TTTM lớn, nhiều nhất là ở Anh (Manchester, Liverpool, London đã trở thành TTTM của thế giới).
- Nhờ có cách mạng công nghiệp, nước Anh nhanh chóng trở nên giàu mạnh. Anh trở thành cường quốc công nghiệp hàng đầu, được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”.
Về chính trị - XH:
- CM công nghiệp tạo nên sự biến đổi to lớn trong quan hệ xã hội và cơ cấu giai cấp. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội công nghiệp là vô sản và tư sản công nghiệp.
- Sự phát triển mạnh mẽ của công trường thủ công đã làm cho giai cấp tư sản bị phân hoá. Bộ phân tư sản công nghiệp ngày càng giàu có, lớn mạnh và trưởng thành về nhiều mặt. Nhu cầu kinh doanh khiến cho họ mâu thuẫn với đại tư sản và quý tộc mới. Họ có nguyện vọng thực hiện tự do mậu dịch, đòi cải cách chế độ tuyển cử.
- Đội ngũ giai cấp vô sản ngày càng đông đảo nhưng bị bóc lột nặng nề, đời sống khổ cực. Vì vậy, cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản sớm nảy sinh.
- Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp đòi hỏi các nước có thêm nguồn cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Điều này dẫn đến việc đi xâm chiếm và bóc lột thuộc địa. Nó đã thay đổi bản đồ kinh tế, chính trị của các nước.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
12
Q

Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh coi CMTS Pháp là cuộc cách mạng chưa đến nơi?

A
  • Thực chất cách mạng tư sản là sự thay thế chế độ áp bức này bằng chế độ áp bức khác.
  • Cách mạng tư sản Pháp có điểm hạn chế là duy trì tư hữu, kết quả cuối cùng (cuối thế kỉ XVIII) của cách mạng là sự ra đời của nền độc tài quân sự.
    Vì vậy, Người đã quyết định không lựa chọn đi theo con đường cách mạng tư sản.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
13
Q

Nhận xét về sự sụp đổ của chính quyền Giacôbanh

A
  • Sự sụp đổ:
    + Sau thắng lợi, nội bộ phái Giacôbanh bị chia rẽ, mâu thuẫn với các phái đối lập ngày càng gay gắt, người dẫn đầu Robespierre bị cho là có tư tưởng độc tài. Chính phủ Giacôbanh không thể có một đường lối thỏa mãn cho mọi tầng lớp, giai cấp. Điều quan trọng là quần chúng nhân dân dần mất lòng tin và không còn ủng hộ phái Giacôbanh.
    + Ngày 27-7-1794, phái tư sản đối lập tổ chức đảo chính lật đổ phái Giacôbanh, cuộc cách mạng dân chủ kết thúc.
  • Nhận xét:
    + Chính quyền Giacôbanh đã để mất đi sự ủng hộ của quần chúng nhân dân nên bị phe đối lập phản công lật đổ và tiêu diệt.
    + Giai cấp tư sản không muốn cuộc cách mạng đi quá xa (họ chỉ muốn lật đổ chế độ phong kiến giành chính quyền để phát triển nền kinh tế tư bản, đáp ứng quyền lợi của giai cấp mình).
    + Điếu đó cho thấy, cuộc cách mạng tư sản không thể giải phóng triệt để nhân dân lao động mà chỉ thay ách áp bức phong kiến bằng ách áp bức bóc lột tư sản.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
14
Q

Trình bày nội dung bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (ở Pháp 1789) và nhận xét

A
  • Nội dung bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (Pháp 1789):
    Ngày 26/8/1789, Quốc hội thông qua Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền
    Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền gồm phần mở đầu và 17 điều, tiêu biểu:
    + Điều 1. Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Sự phân biệt xã hội chỉ được phép thành lập trên cơ sở nó đem lại lợi ích chung cho cả cộng đồng.
    + Điều 2. Mục đích của tất cả các tổ chức chính trị là bảo vệ các quyền tự nhiên và bất khả xâm phạm của con người. Những quyền này là tự do, sở hữu tài sản, an ninh và chống lại sự áp bức.
    + Điều 17: Tài sản, là một quyền thiêng liêng và không thể xâm phạm, không ai có thể bị tước đoạt tài sản; ngoại trừ điều đó là cần thiết cho cộng đồng,…
  • Nhận xét: Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền với khẩu hiệu nổi tiếng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”. Tuyên ngôn xác định sự bình đẳng giữa các công dân, thừa nhận quyền tự do, dân chủ, nhấn mạnh quyền sở hữu tài sản là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Đây là một nguồn tham khảo lớn cho Tuyên ngôn Độc lập 1945 của nước ta.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly