NHÓM MÁU Rhesus, các tại biến bất đồng nhóm máu Flashcards
Kháng nguyên hệ Rh?
bn KN, bn KN chính; vì sao chỉ quan tâm đến KN D.
Vì vậy chia làm 2 nhóm dựa theo có KN D hay không.
Đến nay, người ta đã tìm ra khoảng 50 kháng nguyên của hệ nhóm máu Rh, trong
đó có 6 kháng nguyên chính được ký hiệu là C, D, E, c, d và e. Tuy nhiên, kháng
nguyên d chỉ là giả định vì hiện tại người ta vẫn chưa tìm ra.
Về ý nghĩa lâm sàng, người ta chỉ quan tâm đến kháng nguyên D, đây là kháng
nguyên HAY GẶP nhất, có TÍNH KHÁNG NGUYÊN mạnh nhất và thường gây TAI BIẾN trong lâm sàng.
Vì vậy, hệ Rh được chia làm 2 nhóm:
- Rh (+) nếu có mang kháng nguyên D.
- Rh (-) nếu không mang kháng nguyên D
Kháng thể của nhóm máu Rh?
tự nhiên là rất hiếm; chỉ sinh ra trong 2 trường hợp.
vì vậy gọ là kháng thể miễn dịch.
Khác với kháng thể nhóm máu ABO, kháng thể kháng Rh (anti-D) TỰ NHIÊN LÀ RẤT HIẾM. Kháng thể này chỉ được sinh ra trong máu người Rh (-) ở 1 trong 2 trường
hợp sau:
- Người Rh (-) nhận máu Rh (+).
- Mẹ Rh (-) mang thai con Rh (+).
Vì vậy, kháng thể này được gọi là KHÁNG THỂ MIỄN DỊCH, có bản chất là IgG và dễ dàng ĐI QUA NHAU THAI.
Các tai biến do bất đồng nhóm máu Rh?
trong truyền máu?
lần đầu ko tai biến; kháng thể tối đa sau 2-4 tháng; truyền lại thì KT trước đó sẽ gây ngưng kết.
lưu ý trước đó có ngưng kết rồi nhưng không đáng kể.
Người nhóm máu Rh (-) được truyền máu Rh (+) LẦN ĐẦU tiên sẽ KHÔNG xảy ra tai biến. Tuy nhiên, cơ thể người này bắt đầu sản xuất kháng thể anti-D. Nồng độ kháng thể đạt TỐI ĐA sau khoảng 2-4 THÁNG. Nếu sau đó người này lại được truyền máu Rh (+) thì tai biến có thể xảy ra do kháng thể anti-D đó sẽ gây ngưng kết hồng cầu Rh
(+) mới truyền vào.
Cần lưu ý rằng, có một số người Rh (-) trong lần nhận máu Rh (+) đầu tiên đã sản xuất kháng thể anti-D với số lượng CÓ Ý NGHĨA sau 2-4 TUẦN. Như vậy, kháng thể đó có thể gây ngưng kết những hồng cầu Rh (+) truyền vào lần đầu CÒN LƯU THÔNG trong máu. Tuy nhiên, phản ứng này chỉ xảy ra NHẸ NHÀNG, không gây tai biến nên
có thể bỏ qua.
Tai biến do bất đồng nhóm máu Rh?
Trong sản khoa??
(-) lấy (+) thì thường là dương do gen trội. mang thai (+) lần đầu bình thường. lần 2 kháng thể vào thai nhi, nếu thai là Rh(+) thì gây ngưng kết => biến chứng sẩy thai, thai lưu, hc vàng da tan máu nặng.
Xảy ra đối với những người phụ nữ Rh (-) LẤY CHỒNG Rh (+). Khi có thai, thai nhi có thể là Rh (+) hoặc âm nhưng THƯỜNG LÀ DƯƠNG do Rh (+) là gene TRỘI.
Trong lần mang thai Rh (+) đầu tiên, một lượng hồng cầu Rh (+) của thai nhi sẽ vào tuần hoàn mẹ VÀO LÚC SINH và kích thích cơ thể người mẹ sản xuất kháng thể anti-D. Đứa trẻ sinh ra trong lần này không bị ảnh hưởng gì cả.
Tuy nhiên, đến lần mang thai tiếp theo, kháng thể này sẽ vào tuần hoàn thai nhi. Nếu đó là thai Rh (+) thì kháng thể anti-D
này có thể làm ngưng kết hồng cầu thai nhi và gây các tai biến như: sẩy thai, thai lưu hoặc đứa trẻ sinh ra bị hội chứng vàng da tan máu nặng.
Đôi khi, hồng cầu Rh (+) của bào thai lần đầu có thể vào máu mẹ TRONG THAI KỲ và kích thích người mẹ sản xuất kháng thể anti-D. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm xảy ra và cũng không gây tai biến.