MÀNG PHỔI VÀ ÁP SUẤT ÂM TRONG KHOANG MÀNG PHỔI Flashcards
khoang ảo kín màng phổi có áp suất âm
Màng phổi gồm HAI LÁ: lá thành dính vào lồng ngực và lá tạng dính vào phổi. Hai lá
không dính nhau mà CHỈ ÁP SÁT VÀO NHAU tạo nên một KHOANG ẢO KÍN là khoang màng
phổi, trong khoang chỉ chứa một ít DỊCH NHỜN giúp 2 lá có thể trượt lên nhau một
cách dễ dàng.
BẰNG THÍ NGHIỆM, người ta thấy áp suất trong khoang màng phổi THẤP HƠN áp suất của KHÍ QUYỂN và được gọi là áp suất ÂM.
Sở dĩ khoang màng phổi có áp suất âm là do 2 cơ chế:
- Do tính chất đàn hồi của nhu mô phổi.
- Do sự thay đổi kích thước của lồng ngực khi thở.
Giải thích cơ chế thứ nhất: tại sao tính đàn hồi của nhu mô phổi làm áp suất khoang
màng phổi thấp hơn áp suất khí quyển
Do có tính chất đàn hồi nên PHỔI LUÔN CÓ KHUYNH HƯỚNG CO LẠI nhỏ hơn thể tích của lồng ngực, lá tạng bị KÉO TÁCH KHỎI lá thành nên THỂ TÍCH khoang màng phổi có
khuynh hướng TĂNG lên. Khoang màng phổi là một KHOANG KÍN, theo định luật vật
lý, trong một bình kín, ở NHIỆT ĐỘ không đổi, khi thể tích tăng lên thì áp suất trong
sẽ GIẢM xuống THẤP HƠN ÁP SUẤT BÊN NGOÀI bình, chính vì vậy mà khoang màng có áp suất thấp hơn áp suất khí quyển
Giải thích cơ chế thứ hai:
khi kích thước lồng ngực tăng lên theo cả 3 chiều, LÁ THÀNH sẽ bị kéo tách khỏi lá tạng làm thể tích khoang màng phổi có khuynh hướng tăng
lên và áp suất khoang màng phổi giảm xuống
Vì áp suất âm khoang màng phổi còn do sự thay đổi KÍCH THƯỚC CỦA LỒNG NGỰC KHI THỞ,
nên giá trị của nó thay đổi theo chu kỳ hô hấp:
- Hít vào bình thường: -6 mm Hg
- Thở ra bình thường: -2,5 mm Hg
Trong trường hợp hô hấp gắng sức thì giá trị này sẽ thay đổi nhiều hơn.
Áp suất âm của khoang màng phổi có nhiều ý nghĩa sinh lý quan trọng:
- máu về tim dễ dàng
- máu lên phổi nhiều hơn ở thì hít vào.
- phổi đi theo lồng ngực;
- Nhờ áp suất âm này nên trong lồng ngực luôn có áp suất thấp hơn các vùng khác.
Vì vậy, MÁU từ các nơi theo tĩnh mạch trở VỀ TIM RẤT DỄ DÀNG. - Áp suất âm làm cho TUẦN HOÀN PHỔI có áp suất rất thấp tạo thuận lợi cho TIM PHẢI BƠM MÁU lên phổi, đặt biệt là lúc HÍT VÀO áp suất CÀNG ÂM hơn, máu lên phổi cũng nhiều hơn cùng lúc đó phân áp O2, trong phế nang cũng cao hơn, sự TRAO ĐỔI KHÍ xảy ra TỐI ĐA.
- Nhờ có áp suất âm này nên khi kích thước lồng ngực thay đổi, PHỔI SẼ CO DÃN theo
để thực hiện động tác hô hấp. Khi áp suất âm mất đi, phổi sẽ không co giãn theo lồng ngực nữa dẫn đến RỐI LOẠN HH. Điều này thể hiện rõ ở những bệnh nhân bị
VẾT THƯƠNG LỒNG NGỰC HỞ, do vết thương làm khoang màng phổi thông với khí quyển
bên ngoài, sự chênh lệch áp suất làm không khí từ bên ngoài đi qua vết thương tràn
vào khoang màng phổi, khi đó ÁP SUẤT khoang màng phổi CÂN BẰNG với áp suất khí quyển, do TÍNH ĐÀN HỒI phổi sẽ xẹp lại. Khi bệnh nhân thở, không khí sẽ đi ra đi vào khoang màng phổi thông qua vết thương, phổi hầu như KHÔNG CO GIÃN THEO động
tác hô hấp làm bệnh nhân bị suy hô hấp. Để sơ cứu, chúng ta PHẢI BĂNG KÍN VẾT THƯƠNG.