Giao Tiếp Flashcards
Khái niệm về giao tiếp:
- Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, tình cảm, suy nghĩ; là quá trình nhận biết và tác động lẫn nhau trong quan hệ giữa người với người, nhằm đạt một mục đích nhất định
Phân loại giao tiếp:
- Dựa vào phương tiện giao tiếp:
+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ: tiếng nói, chữ viết
+ Giao tiếp phi ngôn ngữ: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ánh mắt
Dựa vào khoảng cách:
+ Giao tiếp trực tiếp
+ Giao tiếp gián tiếp: thông qua phương tiện trung gian (điện thoại, chat, fax, email,…)
Dựa vào tính chất cuộc giao tiếp:
+ Giao tiếp chính thức: các cá nhân cùng làm nhiệm vụ chung
+ Giao tiếp phi chính thức: giao tiếp giữa những người đã quen biết, hiểu rõ về nhau
Dựa vào số lượng người giao tiếp:
+ Giao tiếp giữa cá nhân - cá nhân
+ Giao tiếp nhóm
Quá trình giao tiếp
Người gửi - người nhận
Mã hoá - giải mã
Thông điệp - phản hồi
Kênh truyền tải
6 yếu tố của quá trình giao tiếp:
Why: Mục đích giao tiếp. Ví dụ: Hướng dẫn sử dụng thuốc
Who: Chủ thể giao tiếp. Ví dụ: Người bệnh - Nhân viên y tế
What: Nội dung giao tiếp. Ví dụ: Sử dụng thuốc cảm sốt
Where: Địa điểm giao tiếp. Ví dụ: Tại nhà thuốc cộng đồng
When: Thời gian giao tiếp. Ví dụ: Buổi sáng
How: Hình thức, cách thức, phương thức giao tiếp. Ví dụ: giao tiếp trực tiếp
Phương tiện giao tiếp:
- Ngôn ngữ nói:
+ Nên dùng từ phổ thông, dễ hiểu
+ Nên dùng từ đẹp, thanh nhã
+ Tránh dùng từ mạnh như: xấu quá, cần phải, kiên quyết,…
+ Không dùng từ “không”
+ Nên dùng từ xưng hô: thưa ông, thưa bà
Ngôn ngữ viết:
+ Đòi hỏi cao hơn, nghiệm ngặt hơn về văn phong, ngữ pháp
+ Rõ ràng, chi tiết, chính xác và tuân theo quy luật ngữ pháp
Phi ngôn ngữ:
+ Ánh mắt: nên thân thiện, tránh ánh mắt khinh miệt, soi mói, chằm chằm.
+ Nét mặt: nên vui vẻ, cởi mở; tránh nét mặt khó chịu, quá nghiêm túc khiến bầu không khí trở nên căng thẳng
+ Nụ cười: Biểu lộ thái độ và hành vi
+ Cử chỉ và điệu bộ
Yếu tố ảnh hưởng giao tiếp giữa thầy thuốc và bệnh nhân
- Yếu tố thuộc về đặc trưng giao tiếp: (4cái)
+ Giao tiếp chính thức, giao tiếp công việc
+ Mục đích giao tiếp đã được xác định trước
+ Chủ thể và khách thể giao tiếp: thầy thuốc và bệnh nhân
+ Phương tiện giao tiếp: chủ yếu lá ngôn ngữ
Yếu tố thuộc về chủ thể và đối tượng giao tiếp: (7cái)
Năng - Kinh - Sáng - Nhân - Thống - Thể - Bệnh
+ Năng lực
+ Kinh nghiệm
+ Sáng tạo
+ Nhân cách
+ Sự thống nhất mục tiêu
+ Đặc điểm thể chất cá nhân
+ Đặc trưng bệnh tật
Yếu tố môi trường và điều kiện giao tiếp: (4 cái)
Trình - Phong - Chuyên - Địa
+ Trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội
+ Đặc điểm về phong tục, tập quán, tôn giáo
+ Công việc chuyên môn
+ Địa điểm, không gian, thời gian
Một số quy tắc cơ bản trong giao tiếp giữa thầy thuốc và người bệnh (13 cái)
Khởi đầu:
- Chuẩn bị kỹ thời gian, địa điểm, không khí tâm lý
- Kỹ năng nghe
- Lưu ý về trang phục
Trung gian:
- Đôi lúc cần thoát khỏi sự ràng buộc
Kết thúc:
- Chào hỏi một cách tự nhiên, tự giới thiệu bản thân, tạo ấn tượng tốt với người bệnh
- Xác định mục đích giao tiếp rõ ràng
- TTTT
- Quan sát kỹ hành vi, né mặt, dáng vẻ của người bệnh
- Linh hoạt với từng bệnh nhân
- Nhún nhường người bệnh
- Duy trì sự cân bằng cảm xúc trong giao tiếp
- Kết thúc cuộc trò chuyện hợp lý
- Đạo diện giao tiếp
Mô hình AIDET: (4 cái)
- Áp dụng rộng rãi: Bệnh viện Mỹ
- Mối quan hệ dịch vụ: Người cung cấp và người tiếp nhận
- Tăng hiệu quả điều trị, chăm sóc bệnh nhân
- Hài lòng của bệnh nhân
A: Thiết lập mối quan hệ. Ví dụ: Em chào chị, hôm nay chị cảm thấy thế nào ạ?
I: Tự giới thiệu. Ví dụ: Em tên là Hằng, điều dưỡng chăm sóc cho chị hôm nay ạ.
D: Thông tin về thời gian. Ví dụ: Em làm thủ thuật này khoảng 10 phút ạ.
E: Giải thích. Ví dụ: Là do sáng nay bác sĩ đã bổ sung cho chị NaCl nên bây giờ em thêm dịch truyền đã mất cho chị
T: Cảm ơn. Ví dụ: em cảm ơn chị em xin phép đi ạ