Chuẩn bị hồ sơ, nghề nghiệp khi đi Mỹ Flashcards
CHUẨN BỊ KHI ĐI MỸ
Làm gì khi hồ sơ được mở Xin chia sẻ đến mọi người các bước chuẩn bị khi hồ sơ được mở vì Admin thấy tháng này NVC mở hồ sơ khá nhiều . Mọi người lưu lại khi cần. Đội ngũ Admin đã chỉnh sửa và biên soạn từ VietDiTru sao cho ngắn gọn và dễ hiểu nhất nên nếu các bạn có muốn copy xin nhớ ghi rõ nguồn. Xin cám ơn ! (các comment đầu tiên là các mẫu thư welcome từ NVC)
Begin National Visa Center (NVC) Processing Người bảo lãnh, và Người được bảo lãnh phải hoàn thành tất cả 6 bước sau đây khi hồ sơ được mở.
📌Step 1: Choose an agent (chọn người đại diện).
📌Step 2: Pay fees (trả phí 120$ bảo trợ tài chính và 325$ tiền visa).
📌Step 3: Submit visa application form (điền đơn Form DS-260 điện tử trực tuyến online).
📌Step 4: Collect financial documents (điền đơn Form I-864 bảo trợ tài chính).
📌Step 5: Collect supporting documents (chuẩn bị các giấy tờ cá nhân của những người được bảo lãnh).
📌Step 6: Submit documents to the NVC (gửi tất cả hồ sơ cho NVC để họ xem xét).
⏩⏩” Bộ 1 - Civil documents “: ⏪⏪
Mỗi người xin visa (người được bảo lãnh, và người đi theo) đều phải nộp các giấy tờ dưới đây:
✔️a. Bản copy Phiếu Lý lịch Tư pháp số 2, cho mỗi đương đơn từ 16 tuổi trở lên được cấp trong vòng một năm bởi Sở Tư pháp Tỉnh/Thành phố nơi đương đơn cư trú hợp pháp. Liên hệ Sở Tư pháp Tỉnh, hoặc Thành Phố nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để nộp đơn. Bạn mang bản chính theo nộp lúc phỏng vấn.
✔️b. Khai sanh bản copy. Bạn mang bản chính/trích lục theo nộp lúc phỏng vấn
✔️c. Hôn thú bản copy. Bạn mang bản trích lục/hoặc sao y bản chính theo nộp lúc phỏng vấn.
✔️d. Giấy ly hôn (nếu có bản copy). Bạn mang bản chính/trích lục theo nộp lúc phỏng vấn.
✔️e. Hồ sơ quân đội (nếu có) (copy). Bạn mang bản chính/trích lục theo nộp lúc phỏng vấn.
✔️f. Giấy tiền án (nếu có) (copy, công chứng). Bạn mang bản chính/trích lục theo nộp lúc phỏng vấn.
✔️g. Hộ chiếu. Photocopy trang đầu & trang có thông tin cá nhân trên tờ hộ chiếu. Hộ chiếu phải còn giá trị ít nhất 8 tháng. Không cần công chứng.
✔️h. 2 tấm hình 5x5cm (Chụp phông nền trắng, ghi số HCM, tên, họ ở mặt sau tấm hình bằng viết chì).
🆘Chú ý: 🆘
+ Nhớ ghi Case Number HCMxxxxxxxxxx trên góc phải của các giấy tờ.
+ Các giấy tờ nộp cho NVC nếu bằng tiếng Việt không cần phải dịch sang tiếng Anh.
⏩⏩” Bộ 2 -Người bảo lãnh ở Mỹ Form I-864” :⏪⏪
Collect Financial Documents, bản tiếng Anh
+ Dù không có income hay lãnh tiền trợ cấp, người bảo lãnh chính bắt buộc phải điền đơn Form I-864 (bản chính).
Đóng $120 lệ phí cho Form I-864, khi trang đóng tiền ghi PAID thì in tờ document cover sheet có barcode để trước bộ bảo trợ tài chánh Form I-864, cùng với các giấy tờ dưới đây:
✔️1. Người bảo lãnh phải Download Form I-864 về máy điền, hoặc có thể điền bằng tay. Nếu điền bằng máy thì phải điền toàn bộ bằng máy, điền bằng tay thì phải điền toàn bộ bằng tay.
✔️2. Bản copy: Giấy khai thuế (IRS) Form 1040, 1040EZ kèm theo form W-2; hoặc/và form 1099. Giấy khai thuế (IRS) Form 1040, 1040EZ kèm theo W-2; hoặc/và 1099 có thể thay tất cả các giấy này chỉ bằng 1 tờ Tax transcipt (nghĩa là không cần nộp giấy khai thuế, và W2/1099 nữa).
Xin Tax Transcript
Tự làm chủ thì chỉ cần giấy thuế 1040, và một trong các phụ lục (Schedule) C, D. E hoặc F. Người tự làm chủ cũng nên kèm theo giấy phép hành nghề, bản sao của những tờ biên lai mới, và các giấy tờ chứng minh khác.
✔️3. Giấy xác nhận có việc làm (bản chính) không cần công chứng chữ ký, hoặc giấy phép hành nghề (bản copy) nếu tự làm chủ. Hoặc cùi lương của 6 tháng gần nhất (copy).
✔️4. Photocopy giấy chứng nhận quốc tịch, hoặc US passport, hoặc giấy khai sanh (copy) nếu sanh tại Mỹ.
✔️5. Hôn thú (bản copy) (nếu có kết hôn). Bạn mang bản trích lục, hoặc sao y bản chính theo nộp lúc phỏng vấn.
✔️6. Ly dị (bản copy) (nếu có ly dị). Bạn mang bản trích lục, hoặc sao y bản chính theo nộp lúc phỏng vấn.
✔️7. Nếu dùng thêm tài sản để bảo trợ thì phải nộp kèm bằng chứng để chứng minh phần tài sản đó.
Nếu người bảo lãnh chính không có income hay lãnh tiền trợ cấp và không khai thuế thì phải viết thư giải thích Thư giải thích lý do không khai thuế
🇺🇸Nếu có người đồng bảo trợ.🇺🇸
🏘+ Người đồng bảo ở khác địa chỉ:🏘
🎈1. Form I-864 (bản chính).
🎈2. Các loại giấy tờ về thuế như hướng dẫn ở trên.
🎈3. Photocopy giấy chứng nhận quốc tịch hoặc US passport, hoặc copy 2 mặt của thẻ xanh.
🏡+ Người đồng bảo ở cùng địa chỉ:🏡
- Là người phụ thuộc (dependent), vợ/chồng: Điền đơn Form I-864A (bản chính).
- Là anh/chị/em, cha/mẹ: Điền đơn I-864A (bản chính) và nộp giấy khai sinh làm bằng chứng chứng minh là anh/chị/em với nhau, nộp ID/DL để chứng minh ở cùng địa chỉ.
🆘Chú ý:🆘
📌1a. Nếu người đồng bảo trợ có quan hệ ruột thịt với người bảo trợ chính thì nộp thêm giấy khai sinh của người đồng bảo trợ.
📌b. Nếu mẫu đơn Form I-864, hoặc Form I-864A do người đồng bảo trợ nộp, người đồng bảo trợ này phải nộp thêm:�a. Bản chính có công chứng thư giải thích mối quan hệ giữa người đồng bảo trợ với người bảo lãnh hoặc đương đơn. (Nếu không nộp tại NVC thì phải gởi về VN để người nhà cầm theo nộp lúc phỏng vấn).
📌c. Bằng chứng về tình trạng cư trú hợp pháp của người đồng bảo trợ như: bản sao giấy khai sinh, hộ chiếu Hoa Kỳ, giấy chứng nhận nhập quốc tịch Hoa Kỳ, hoặc thẻ thường trú nhân.
📌2. Nếu trong gia đình ngoài đương đơn chính còn có X người đi theo thì phải copy đơn Form I-864 hoặc/và đơn Form I-864A thành X bản để gởi cho NVC. (Không cần kẹp các giấy tờ kèm theo như bộ chính).
📌3. Trong hướng dẫn Form I-864 chỉ cần 1 năm thuế gần nhất nhưng thực tế NVC, và LSQ vẫn yêu cầu người bảo trợ và/hoặc người đồng bảo trợ nộp đủ giấy khai thuế, và W2 của 3 năm gần nhất. Do đó nếu không khai thuế năm nào (trong 3 năm) thì phải viết thư giải thích vì sao không khai thuế cho năm đó.
📌4. Người bảo lãnh photocopy 1 bộ của [Bộ 2] trên, (Form I-864, cùng các loại giấy thuế, khai sanh…) gởi về để bạn mang theo lúc phỏng vấn.
📩📩📩Sau khi hoàn thành [BỘ I] và [BỘ II], nhớ kẹp tờ document cover sheet phí visa lên [BỘ I], và tờ document cover sheet phí AOF lên [BỘ II], đương đơn phải bỏ chung vào 1 bao thư rồi gửi đến cho NVC theo địa chỉ:
National Visa Center
Attn: DR
31 Rochester Ave. Suite 100
Portsmouth, NH 03801-2914
Di cư đến Mỹ luôn là điều phấn khích cho hàng triệu người ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, nhưng đi kèm đó là những lo lắng và cả những sự chuẩn bị phải hêt sức kĩ lưỡng. Bạn càng chuẩn bị kĩ bao nhiêu, thì bạn sẽ dễ dàng hội nhập cuộc sống Mỹ bấy nhiêu.
1. Kiểm tra những giấy tờ pháp lí liên quan đến việc định cư ở Mỹ của bạn, bao gồm hộ chiếu, giấy khai sinh,
2. Dịch sang tiếng Anh và công chứng các giấy tờ khác: giấy đăng kí kết hôn hay giấy li hôn (nếu có), bằng tốt nghiệp lớp 12 hay Đại học, bảng điểm, học bạ
3. Học tiếng Anh giao tiếp trước đi định cư ở Mỹ để hội nhập cuộc sống Mỹ
4. Học lái xe để chuẩn bị cho cuộc sống ở Mỹ
5. Làm răng trước khi sang Mỹ định cư, vì chi phí dịch vụ này ở Mỹ rất đắt, không được bảo hiểm chi trả, trong trường hợp nếu có, thì rất cơ bản.
6. Theo dõi thời tiết, chuẩn bị áo ấm nếu đến vùng lạnh
7. Mua vé máy bay để có giá rẻ
8. Nếu được hãy bán các vật dụng ở Việt Nam, và ủy quyền cho người thân giúp bạn những vấn đề liên quan đến pháp lí khi bạn đi định cư Mỹ
9. Cắt các dịch vụ điện nước, điện thoại, thẻ ngân hàng
10. Hoàn tất thủ tục bảo hiểm xã hội (nếu có), để nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần
SHOW LESS
- Recommend thêm www.upwardlyglobal.org các bạn lên đây đăng ký account, họ sẽ giúp mình viết resume và train các kỹ năng xin việc ở Mỹ.
- Chuyển đổi credit từ WES để apply lấy license. Tùy theo mục đích để chon service cho đúng nhé. Có 2 menu chính là Document by document - chuyển bằng cấp, chủ yếu để xin việc; và Course by course - chuyển theo nội dung môn học và tương đương credit đạt được bên Mỹ, mục đích lấy lisence chuyên môn và học thêm. Đây không phải chứng chị hay bằng cấp nên nó dùng được bất cứ khi nào. Tuy nhiên bạn chỉ order copy từ ECE trong vòng 5 năm sau khi bạn làm evaluation lần đầu. Đa số trường yêu cầu gửi ECE gửi e-copy cho họ trực tiếp nên nếu bạn order hard copy để ở nhà cũng như không. Sau 5 năm kể từ lần đầu nếu bạn muốn phải làm lại
5. - Cách học Master không tốn tiền (dành cho dân định cư) hoặc chỉ trả 1/2 tiền học (dành cho dân du học sinh) ở hệ thống University of California Nếu bạn làm Teaching Assistant (aka Trợ Giảng) cho trường 1 tuần ít nhất 12 tiếng trở lên. Thì bạn được hoàn lại hoàn toàn tiền Regular Tuition Fee và tiền Health Insurance Fee, bạn chỉ phải đóng tiền Non-resident Tuition fee và một số fee phụ khác. Còn nếu bạn là dân định cư thì coi như là bạn hoàn toàn học FREE.
- Bí kíp: Nếu muốn TA khỏe thì nên đăng ký dạy những lớp upper division elective hoặc là upper division lab courses. 1 lớp rất ít học sinh. Đừng nên dạy những lớp Introduction của lower division. 1 lớp học sinh rất đông, midterm final tới 1 cái là ngập lụa trong email. Và grade bài cũng đã luôn
- Recommend thêm www.upwardlyglobal.org các bạn lên đây đăng ký account, họ sẽ giúp mình viết resume và train các kỹ năng xin việc ở Mỹ.
- Chuyển đổi credit từ WES để apply lấy license. Tùy theo mục đích để chon service cho đúng nhé. Có 2 menu chính là Document by document - chuyển bằng cấp, chủ yếu để xin việc; và Course by course - chuyển theo nội dung môn học và tương đương credit đạt được bên Mỹ, mục đích lấy lisence chuyên môn và học thêm. Đây không phải chứng chị hay bằng cấp nên nó dùng được bất cứ khi nào. Tuy nhiên bạn chỉ order copy từ ECE trong vòng 5 năm sau khi bạn làm evaluation lần đầu. Đa số trường yêu cầu gửi ECE gửi e-copy cho họ trực tiếp nên nếu bạn order hard copy để ở nhà cũng như không. Sau 5 năm kể từ lần đầu nếu bạn muốn phải làm lại
5.