Some Notes Flashcards
Chỉ số APGAR (đánh giá tình trạng sức khoẻ của trẻ ngay sau sinh)
- A: Appearance (Màu sắc da)
- P: Pulse (Nhịp tim)
- G: Grimace (Phản ứng với kích thích)
- A: Activity (Cử động)
- R: Respiration (Hô hấp)
Chỉ số APGAR được đánh giá
- Phút 1: Có cần hồi sức sau sinh (HSSS) ko?
- Phút 5: Tiên lượng sau sinh
Điểm số APGAR
0-10
- 0-3: trẻ ngạt nặng => HSSS tích cực (hô hấp, tim mạch, vận mạch)
- 4-7: trẻ ngạt nhẹ => HSSS (hô hấp)
- 8-10: trẻ bình thường => ko cần hồi sức
Trên lâm sàng chỉ số APGAR ký hiệu
Ví dụ: 8/9
8: điểm phút 1; 9: điểm phút 5
Sữa mẹ trong khoảng 2,3 ngày đầu sau sinh là
Sữa non, có hàm lượng kháng thể cao gấp 10 lần so với sữa mẹ ở những ngày sau => nên trẻ mới sinh cần phải được uống, sau 24-72 h sau sinh => chuyển thành sữa trưởng thành (màu trắng ko màu vàng như sữa non)
Ăn kém, bú kém
Lượng ăn của trẻ giảm > 25% so với bình thường
Tiêm chủng mở rộng
Miễn phí, cho tất cả trẻ em ở Việt Nam
Bà mẹ khai: tháng nào cũng đi tiêm ở trạm y tế và tiêm đủ mũi theo lịch =>
Ghi nhận là: Bé tiêm chủng theo lịch tiêm chủng mở rộng (=> tra ra bé đang tháng thứ mấy => tiêm mũi nào rồi)
Nếu mẹ khai bé được tiêm chủng dịch vụ =>
Phải hỏi rõ tiêm mũi gì
Một số vaccine chỉ có trong tiêm chủng dịch vụ ko có trong tiêm chủng mở rộng
- Rotavirus (RV) - ngừa tiêu chảy do rotavirus
- Pneumococcal conjugate (PCV13) - ngừa viêm phổi và viêm màng não do phế cầu
- Measles - Mumps - Rubella (MMR - sởi-quai bị-rubella): TCMR chỉ có sởi-rubella ko có quai bị
Thiểu niệu
Thể tích nước tiểu <= 1ml/kg/h
Vô niệu
Không có nước tiểu hoặc thể tích nước tiểu <= 0.3 ml/kg/h
Đa niệu
> = 5 ml/kg/h
Tiểu nhiều
> 1 lần mỗi giờ
Tiểu ít
< 3 lần mỗi ngày
Khai thác 4 tính chất nước tiểu ở trẻ em
- Số lần
- Số lượng
- Màu sắc
- Những rối loạn đi tiểu (hội chứng bàng quang kích thích): bàng quang ko theo sự kiểm soát của bản thân => tiểu lắt nhắt, tiểu rỉ, tiểu nhiều lần : có thể do nhiễm trùng gây kích thích bàng quang
Biện luận lâm sàng dựa vào
- Triệu chứng cơ năng (bệnh sử)
- Triệu chứng thực thể
- Tiền căn
Số lần đi tiểu ở trẻ em và cả người lớn phụ thuộc
- Thể tích bàng quang
- Lượng nước nhập trong ngày
Số lần đi tiểu của
Trẻ lớn và người trưởng thành: 4-6 tiếng/1 lần
Mục đích của tính tuổi hiệu chỉnh
- Đánh giá sự phát triển của trẻ
- Có chiến lược dinh dưỡng cho đúng
Khi nào tính tuổi hiệu chỉnh
- Tính ở tất cả trẻ sinh non
- Tính cho đến khi trẻ 24 tháng tuổi (vì đa số trẻ sinh non đến 24 tháng tuổi có thể bắt kịp sự phát triển của trẻ bình thường) hoặc khi trẻ bắt được phát triển của trẻ bình thường
Ví dụ lý do cơ sở tuyến trước chuyển viện trong lý do nhập viện
BV Bình Dương chuyển vì viêm màng não có biến chứng
Viêm tuỵ cấp
Amylase và Lipase tăng (trong đó Lipase đặc hiệu hơn)
Quai bị có biến chứng viêm tinh hoàn cấp
Tuổi vị thành niên
10-17 tuổi
Phải ghi nhận dấu hiệu âm tính liên quan bệnh trong phần bệnh sử, những dấu hiệu âm tính ko liên quan đến bệnh thì để trong Lược qua các cơ quan
- Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân
- Duy hiệu âm tính quan trọng liên quan đến bệnh
Tuổi thanh niên trẻ
18-24 tuổi
Chỉ số APGAR thường
7-8 hoặc 8-9 do mới sinh chỉ số Appearance và Activity thường ko được 2 điểm, cỡ 1 điểm thôi
3 vấn đề dinh dưỡng của trẻ cần hỏi
Sữa mẹ, sữa công thức, ăn dặm
Hỏi ăn dặm
- Từ khi nào, đúng thời điểm ko
Ăn dặm sớm quá gây
- Tiêu chảy
- ## Viêm ruột
Ăn dặm quá trễ
- Thiếu dinh dưỡng do thiếu đạm
Sữa công thức cho từng lứa tuổi
0-6th: sữa công thức số 1
6-12th: sữa công thức số 2
1-2 tuổi: sữa công thức số 3
>2 tuổi:
Vaccine DPT
3 trong 1: Bạch hầu - ho gà - uốn
Vaccine OPV
Vaccine bại liệt uống
Vaccine IPV
Vaccine bại liệt tiêm
Tiêm mũi đơn sởi lúc 9 tháng sau đó quay lại chích mũi sởi-quai bị-rubella lúc 12 tháng nếu muốn tiêm dịch vụ
3 giấy tờ cần quan tâm trong hồ sơ bệnh án
- Giấy chuyển tuyến
- Kết quả xét nghiệm
- Phiếu điều trị
Sữa thuỷ phân
Dành cho trẻ bị dị ứng đạm sữa bò
Sữa tiêu chảy
Sữa làm từ đạm sữa bò
Tính lượng nước tiểu ở trẻ theo ml/kg/h thì nên lấy cân nặng trước phù, nếu ko có cân nặng trước phù thì lấy
Cân nặng chuẩn theo tuổi
Kết luận trẻ có tăng huyết áp ko
Phải đo được ít nhất 2 lần trở lên, trẻ trong trạng thái nằm yên ko quấy phá khóc…
Công thức Swarch tính GFR
GFR = (k*chiều cao)/creatinine (mg/dl)
4 bước tiếp cận phù
- Xác định phù do thận
- Tính chất nước tiểu (số lần, số lượng, màu sắc, rối loạn đi tiểu)
- Có kèm THA?
- Có kèm suy thận trên lâm sàng ko, dựa trên tiểu ít
2 hội chứng thận hư trên lâm sàng
- HCTH thuần tuý (điển hình): chỉ có phù và tiểu đạm
- HCTH ko thuần tuý (ko điển hình): ngoài phù và tiểu đạm có thể tiểu máu, tăng huyết áp,…
Tam chứng viêm cầu thận cấp
- Tiểu máu (bắt buộc)
- Tăng huyết áp
- Suy thận
Hội chứng thận hư ở trẻ em
- Nguyên phát (vô căn) (>90%)
- ## Thứ phát (ít gặp): thường do nhiễm HBV, HCV, HIV, Lupus ban đỏ hệ thống (giảm cả C3, C4)
Viêm cầu thận cấp ở trẻ em
- Nguyên phát (<10%)
- Thứ phát (>90%): chủ yếu do hậu nhiễm liên cầu trùng
Bilan tăng đông (thoả >= 2/5 => nguy cơ tăng đông cao => dùng aspirin dự phòng)
- Albumin <= 20g/l
- Tiểu cầu >= 500K/mm3
- Fibrinogen >= 6 g/l
- D-dimer >= 1 mg/l
- Antithrombin III < 70%
Viêm cầu thận cấp phải chú ý
Ngày bệnh: từ thời điểm trẻ có tiểu máu đến thời điểm hiện tại (vd trong 7 ngày đầu thì theo dõi tiếp tới ngày 10-14 triệu chứng có cải thiện ko, nếu ko thì tìm nguyên nhân khác ngoài nguyên nhân do hậu nhiễm thì đến ngày 10-14 triệu chứng phải cải thiện)
Nếu trẻ vào lúc qua ngày 10-14 rồi => ít nghĩ hậu nhiễm liên cầu
Hội chứng thận hư phải chú ý
Lần bệnh (lần đầu/tái phát/kháng corticoid)
Tiểu đạm ngưỡng thận hư
Đạm niệu trong TPTNT >= 1 g/l hoặc từ (++) trở lên
HCTH tái phát
> 4 lần/năm => thường xuyên
< 4 lần/năm => không thường xuyên
Tiêm chích catheter
Có tiêm kèm theo các yếu tố chống đông => dễ tắc mạch hơn
2 biến chứng nhiễm trùng thường gặp nhất ở HCTH
- VPM nguyên phát
- Viêm mô tế bào
Tổng phân tích nước tiểu có tiểu đạm
- protein >= 1g/l
- protein >= 2+
- protein/creatinine >= 0.2 (mg/mmol)
HCTH lần đầu nên tầm soát luôn nguyên nhân thứ phát (HBV, HCV, HIV, Lupus)
HCTH tái phát có thể tầm soát nguyên nhân thứ phát nếu chưa đc làm (HBV, HCV, HIV, Lupus)
Viêm họng do siêu vi
Amidan sưng to, họng đỏ vừa ko sung huyết dữ dội như liên cầu
Để xác định là viêm họng do liên cầu tán huyết beta nhóm A cần có bằng chứng
- Phết họng (Viêm họng)
- Test
- Phết mủ (Viêm da mủ)