Sự Phát Triển Tâm Thần Vận Động Ở Trẻ Em Flashcards
Quá trình phát triển ở trẻ em gồm 3 hiện tượng
- Hiện tượng thích nghi
- Hiện tượng tăng trưởng
- Hiện tượng trưởng thành
6 thời kỳ phát triển ở trẻ em
- Thời kỳ sơ sinh: ngày 1 - ngày 28 sau sinh
- Thời kỳ nhũ nhi: tháng thứ 2 - hết năm đầu tiên
- Thời kỳ 1 - 2 tuổi
- Thời kỳ 3 - 5 tuổi ( preschool years)
- Thời kỳ 6 - 12 tuổi (early school years)
- Thời kỳ dậy thì (adolescence)
Não phát triển
Rất nhanh trong năm đầu tiên
Gần như hoàn chỉnh lúc 6 tuổi
Chi phát triển mạnh
Trước dậy thì
Cột sống phát triển mạnh lúc
Dậy thì
Tuyến sinh dục, cơ quan sinh dục phát triển mạnh
Lúc dậy thì
Cân nặng trẻ
- 6 tháng gấp đôi lúc sinh
- 12 tháng gấp 3 lúc sinh
- 24 tháng gấp 4 lúc sinh
- > 2 tuổi => 2n + 8 (n: tuổi)
- mỗi năm tăng thêm 2kg
- 6 tuổi nặng 20kg
Suy dinh dưỡng cấp chỉ ảnh hưởng
Cân nặng
Suy dinh dưỡng kéo dài 2 - 3 tháng
Bắt đầu ảnh hưởng chiều cao
Suy dinh dưỡng mạn hiện ổn định
- cân nặng có thể có thể hồi phục
- chiều cao còn ảnh hưởng
Chiều cao trẻ
- Lúc mới sinh: cao 48 - 50 cm
- Năm 1: tăng 20 - 25 cm (3 tháng đầu tăng 10 - 12 cm), cuối năm đầu cao 70 - 75 cm
- Năm 2: tăng 12 cm
- Năm 3: tăng 10 cm
- Năm 4: tăng 7 cm
- Sau đó mỗi năm tăng 5 cm
Đóng thóp ở trẻ
- Thóp sau đóng trước (lúc 3 tháng)
- Thóp trước đóng sau (lúc 8 - 24 tháng)
Mọc răng sữa
Từ khoảng tháng thứ 6
Sau 6 tuổi, răng sữa
rụng dần thay thế bằng răng vĩnh viễn (tổng 32 cái)
Tuổi dậy thì
- Trẻ gái: 9 - 16 tuổi (trung bình 11 tuổi)
- Trẻ trai: 10 - 15 tuổi (trung bình 12 tuổi)
Thời kỳ sơ sinh (1 - 28 ngày), 2 hệ cơ quan biến đổi quan trọng nhất
- Hệ hô hấp
- Hệ tuần hoàn
Trong bào thai
Thất phải ưu thế hơn thất trái (do phổi là tạng đặc không chứa khí, sức cản động mạch phổi lớn)
Tạo nhiệt ở trẻ sơ sinh
Từ mỡ nâu và dự trữ glycogen ở gan, không có phản xạ run
Động tác của trẻ sơ sinh lộn xộn, không kiểm soát được trừ 3 động tác
- Quay đầu theo tiếng động lớn
- Nhìn theo một vật
- Động tác bú
Trẻ sơ sinh ngủ
20 - 24 giờ/ngày
Trẻ sơ sinh có các
Phản xạ nguyên phát (phản xạ bú, phản xạ cầm nắm, phản xạ Moro, phản xạ tự động bước)
Trẻ 2 tháng
- Giữ được cổ cứng, đặt nằm sấp thỉnh thoảng tự ngóc đầu dậy được
- Trương lực cơ tứ chi giảm
Trẻ 3 tháng
- Quay đầu qua lại, quay ra sau khi đặt ngồi
- Phản xạ Moro mất dần
Trẻ 4 tháng
Biết lật
Trẻ 6 tháng
- Biết trườn lên khi nằm sấp
- Mất hết phản xạ nguyên phát
Trẻ 9 tháng
- Tự ngồi được (nhờ cột sống và khung chậu đã vững)
- Phát âm và hiểu âm đơn
Trẻ 12 tháng
- Lần theo ghế tập đi, tự đứng dậy 1 mình
- Phát âm đôi
- Phân biệt lời khen và cấm đoán
Myelin hoá vỏ não
- Bắt đầu từ tháng thứ 8 của bào thai, hoàn thiện sau 2 tuổi
- Chủ yếu trong năm đầu tiên
Thời kỳ nhũ nhi (tháng thứ 2 - hết năm đầu)
Bắt đầu khám phá bản thân 1 cách sơ khởi, qua động tác phun nước bọt, nói ê a, mút tay, sờ tai và mân mê
Trẻ biết nhớ mẹ từ
6 tháng tuổi
Bệnh ký thời kỳ nhũ nhi nổi bật là
Bệnh mắc phải (nhiễm trùng, nhiễm siêu vi, phát ban, mất nước, sốt cao co giật, suy dinh dưỡng thiếu máu thiếu sắt)
Vòng đầu trẻ em bằng người lớn
Năm 6 tuổi, 54 - 55 cm
Mức độ dậy thì gồm
- 5 độ
- Độ 5: bắt đầu có kinh nguyệt (trẻ gái), bắt đầu có dấu hiệu xuất tinh (trẻ trai)
6 tuổi
Não trưởng thành 100%, nhưng các cung phản xạ có điều kiện chưa phong phú, phức tạp
Quá trình mọc răng sữa
- 6 - 12 tháng: 8 răng cửa (4 trên + 4 dưới)
- 12 - 18 tháng: 4 răng tiền hàm
- 18 - 24 tháng: 4 răng nanh
- 24 - 30 tháng: 4 răng hàm lớn
=> Tổng cộng: 20 răng sữa (lúc 3 tuổi)
Ống tiêu hoá nguyên thuỷ phát hiện ở
Tuần thứ 4 của thai kỳ
Ống tiêu hoá nguyên thuỷ trong thai kỳ gồm
- Ruột trước: thực quản, dạ dày, 1 phần tá tràng đến đoạn đổ vào của ống mật chủ
- Ruột giữa: phần còn lại của ruột non và ruột già đến đoạn giữa đại tràng ngang
- Ruột sau: phần còn lại của đại tràng và phần trên ống hậu môn
Quá trình di chuyển của mô thần kinh hoàn tất
Tuần lễ thứ 4 của thai kỳ
Bệnh Hirschsprung do
Gián đoạn sự di chuyển của mô thần kinh đến ruột trong thai kỳ