Lesson 3. Nutrition Flashcards
Các nguyên tố khoáng trong cơ thể của thực vật?
SV tự dưỡng, chất hữu cơ (C,H,O) chiếm 90% P khô (C: 50%, ): 45%, H: 7%); chât vô cơ khoáng đa lượng vài %, vi lượng < 1 phần nghìn
Sự tương tác giữa các chất dinh dưỡng khoáng?
- Sự hiện diện NT này làm thay đổi hoạt động của NT khác
- Các nguyên tố khoáng tác động tương hỗ phụ trợ, đối kháng và giới hạn lẫn nhau.
- Tương hỗ phụ trợ:
+ Hiệu ứng của NT này tăng nhờ sự hiện diện của NT khác: Bón NO-3 dễ thấm Ca2+, K+; hấp thụ P gia tăng nhờ Mg (hoạt hóa ATPase) hay “Không lân không vôi thì thôi trồng đậu” - Đối kháng: khử lẫn nhau của cation đối với thực vật
Ca > < K, Na, Mg
Mn> < Fe trong việc tạo lập enzym - Giới hạn lẫn nhau
Khái niệm của nhóm đa lượng?
(major nutrients, primary
nutrients) 9 gồm: N, P, K, S, Ca, Mg, C, H, O đây là các chất dinh dưỡng thiết yếu và cây
trồng hút nhiều nhất.
- Sinh trưởng sinh thực
Khái niệm của nhóm vi lượng?
(micro nutrients) 7 gồm: Zn, Fe,
Cu, Mn, Mo, B, Cl cây trồng hút với lượng ít.
- Sinh trưởng sinh sản
Sự hút khoáng của rễ cây?
- Giai đoạn I: các ion khoáng được hấp thụ lên bề mặt
NSC của rễ (chủ yếu bề mặt lông hút), giai đoạn này còn
gọi là giai đoạn hấp phụ trao đổi. Hệ rễ dùng H+ và HCO3- do hô hấp của rễ tạo ra để trao đổi với các ion trong đất; - Giai đoạn II: các chất khoáng xâm nhập vào bề mặt NSC, xâm nhập vào trung chất, nội chất và không bào;
- Giai đoạn III: các ion khoáng kết hợp với chất hữu cơ trong tế bào nhu mô rễ để tạo thành hợp chất hữu cơ (cơ kim - hữu cơ hoá) để đi vào mạch dẫn.
Thế nào là đất phèn?
- Trong đất có nhiều muối phèn, hàm lượng lưu huỳnh
(S) lớn, lượng sắt (Fe3+), muối (NaCl) cao. - Hàm lượng CaCO3 thấp, nghèo lân và chua hoặc rất chua.
Cách cải tạo đất phèn?
- Vôi có tác dụng làm giảm độ chua, kết tủa Fe3+, Al3+ di động, cải thiện lý tính của đất.
- Kết hợp bón vôi với tháo chua rửa phèn thì sẽ đạt kết quả cao.
- Bón lân cần phải bón sớm và bón lượng nhiều thì mới đạt kết quả cao.
Giải thích câu nói:”Không lân không vôi thì thôi trồng đậu”
- Lân
+ Rất cần cho sự phát triển của bộ rễ.
+ Thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn nốt sần.
+ Làm tăng khả năng cố định đạm, chống hạn.
+ Thiếu lân dẫn đến đạm được tích lũy kém, sẽ hạn chế sinh tổng hợp lipid và protein trong hạt. - Vôi
+ Điều chỉnh pH đất, giúp vk nốt sần phát triển thuận lợi.
+ Cung cấp Ca cho cây đậu (quan trọng của vỏ quả đậu).
+ Phòng trừ sâu bệnh hại
+ Làm tăng hiệu quả sử dụng lân, nâng cao năng suất, chất
lượng đậu
Thế nào là đất bị kiềm?
- Chứa nhiều Na2CO3, NaHCO3 … có pH khá cao,
cây khó sinh trưởng và phát triển. - Muối làm thành những đốm trắng xóa nổi lên trên mặt đất khi trời nắng khô thành những váng trắng.
Cách cải tạo đất bị kiềm?
- Dùng CaSO4.2H2O, CaCO3
tách Na+ ra khỏi keo đất - Na2SO4 dễ tan, dễ bị rửa trôi khi kết hợp với rửa mặn
Nêu các phương pháp bón phân thích hợp?
- Bón lót: lân, vôi, phân chuồng (bón toàn bộ), N, K (bón ít)
- Bón thúc: N, K,…
- Phun phân qua lá: rau, cây hoa, cây giống các loại… , vi lượng chất điều hòa sinh trưởng