Lesson 3. Chế độ nhiệt Flashcards
Định nghĩa “nhiệt độ không khí”?
- Nhiệt độ không khí là động lực, nguyên nhân dẫn đến các biến đổi phức tạp của khí quyển như sự tuần hoàn nước tự nhiên và phân bố khí áp trên địa cầu.
- Nhiệt độ không khí có ý nghĩa quyết định đến các hoạt động sống của sinh vật cũng như quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng
Nêu quá trình nóng lên và lạnh đi của không khí?
- Do khả năng hấp thụ BXMT kém, không khí ít bị đốt nóng trực tiếp bởi BXMT (chỉ khoảng 14% năng lượng đóng góp vào quá trình này)
- Lớp không khí gần mặt đất được đốt nóng chủ yếu do bức xạ sóng dài từ mặt đất truyền sang
- Mặt đất hấp thu BXMT và chuyển thành nhiệt năng
- Một phần truyền xuống lớp đất sâu, một phần truyền sang lớp không khí bên trên
- Đất truyền vào không khí 37% tổng bức xạ; đất cát 43%
- Nước truyền vào không khí 0.4%
- Một số các quá trình vật lý làm thay đổi nhiệt độ không khí: sự dẫn nhiệt phân tử, hiện tượng đối lưu, bức xạ nhiệt mặt đất, hiện tượng bốc hơi, ngưng tụ
Nêu các phương thức truyền nhiệt từ đất vào không khí?
- Phương thức dẫn nhiệt phân tử: Dẫn nhiệt phân tử là sự dẫn nhiệt từ những phân tử có nhiệt độ cao sang những phân tử có nhiệt độ thấp
- Phương thức truyền nhiệt đối lưu:
Không khí tiếp giáp với đất sẽ nóng lên nhanh và trở nên nhẹ hơn bốc lên cao. Lớp không khí phía trên có nhiệt độ thấp hơn, có áp suất cao hơn nên chuyển động đi xuống chiếm chổ của không khí nóng - Phương thức truyền nhiệt loạn lưu:
Do đặc điểm bề mặt đất không giống nhau về màu sắc, địa hình, lớp phủ thực vật … tạo nên sự khác nhau về áp suất không khí. Không khí di chuyển từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp do đó nhiệt được truyền từ nơi này sang nơi khác theo phương nằm ngang - Phương thức truyền nhiệt nhờ bức xạ nhiệt
- Phương thức truyền nhiệt nhờ tiềm nhiệt bốc hơi
Sự biến thiên hằng ngày của nhiệt độ?
- Dao động của nhiệt độ không khí theo ngày là sự biến thiên đơn giản với một cực đại (sau khi mặt trời ở vị trí thiên đỉnh 13:00 – 14:00) và một cực tiểu (trước lúc mặt trời mọc 5:00 – 6:00)
- Biên động nhiệt độ không khí phụ thuộc:
• Vĩ độ địa lý: biên độ nhiệt độ giảm dần về phía 2 cực: Nội chí tuyến là 10 - 12oC, vùng ôn đới 8 – 9oC, vùng cực đới 3– 4oC
• Mùa trong năm : vĩ độ ôn đới, biên độ nhỏ nhất vào mùa đông (2 – 4oC) và lớn nhất vào mùa hè (8 – 12oC)
• Địa hình : địa hình càng lồi (đồi, núi) biến thiên nhiệt độ ngày nhỏ. Địa hình lõi (vùng trũng, thung lũng) biên độ nhiệt độ ngày cao - Đặc điểm mặt đệm :
• Biến thiên nhiệt độ trên mặt nước nhỏ hơn trên đất liền
• Biến thiên nhiệt độ trên đất cát lớn hơn đất sét
• Biến thiên nhiệt độ đất sẩm màu lớn hơn đất màu nhạt
• Biến thiên nhiệt độ khu vực không lớp phủ thực vật lớn hơn khu vực có lớp phủ thực vật. - Vị trí tương đối giữa biển và lục địa: càng sâu trong đất liền biên độ nhiệt độ ngày đêm càng tăng
- Lượng mây: những ngày trời quang mây biên độ nhiệt độ lớn hơn những ngày nhiều mây
- Độ cao so với mức nước biển: độ cao càng tăng biên độ càng giảm
Sự biến thiên hằng năm của nhiệt độ không khí?
- Trên lục địa: nhiệt độ không khí cực đại quan sát vào tháng 7, cực tiểu vào tháng 1
- Trên đại dương: nhiệt đô không khí cực đại vào tháng 8; cực tiểu vào tháng 2 hoặc tháng 3
Biên độ hằng năm của nhiệt độ phụ thuộc vào?
• Vĩ độ địa lý : vĩ độ càng tăng biên độ nhiệt độ càng tăng. Trên trái đất có 4 kiểu biến thiên nhiệt độ sau:
+ Kiểu xích đạo: là kiểu biến thiên kép, có hai cực đại (sau các ngày Xuân phân 21/3 và Thu phân 23/9) và hai cực tiểu (ở các ngày Hạ chí 21/6 và Đông chí 22/12). Biên độ nhiệt độ năm nhỏ, trên lục địa khoảng 6 – 10oC còn trên mặt đại dương chỉ khoảng 1oC
+ Kiểu nhiệt đới: là kiểu biến thiên đơn với một cực đại (sau ngày hạ chí) và một cục tiểu (sau ngày đông chí). Biên độ nhiệt độ năm trên lục địa khoảng 10 – 20oC còn trên mặt đại dương khoảng 5oC.
+ Kiểu ôn đới: là kiểu biến thiên đơn với cực đại và một cực tiểu tương tự kiểu nhiệt đới nhưng xuất hiện muộn
hơn (cực đại vào tháng 7; cực tiểu vào tháng 1). Biên độ nhiệt độ năm trên lục địa khoảng 20 – 40oC còn trên mặt đại dương khoảng 10 - 20oC.
+ Kiểu cực đới: có 1 cực đại và một cực tiểu. Biên độ nhiệt độ năm rất lớn, trong lục địa khoảng 65 - 75oC còn trên mặt đại dương thì khoảng 20 - 30oC
• Đặc điểm mặt đệm:
- Mặt biển biến thiên nhiệt độ hằng năm nhỏ, càng sâu trong lục địa biên độ nhiệt độ càng lớn
- Vùng cực: trên đất liền biên độ nhiệt độ hằng năm có thể lên đến 65oC, vùng bờ biển 25 – 40oC
- Vùng xích đạo: trên đất liền 6 – 10oC; trên vùng ven biển 1 – 3oC
• Độ cao so với mực nước biển: độ cao càng tăng biên độ nhiệt hăng năm càng giảm
Biến thiên nhiệt độ không khí theo phương thẳng đứng?
Theo phương thẳng đứng: sự biến thiên nhiệt độ không khí trong các lớp khí quyển khác nhau rất phức tạp.
Thế nào là nhiệt độ tối cao?
- Là nhiệt độ cao nhất quan sát được trong ngày
- Thiết bị: dùng nhiệt kế tối cao
- Nhiệt độ tối cao trung bình một giai đoạn
- Nhiệt độ tối cao sinh học: là nhiệt độ mà tại đó các hoạt động sống của sinh vật bị ngưng hoạt động. Đối với cây trồng 45 – 55oC
Thế nào là nhiệt độ tối thấp?
- Là nhiệt độ thấp nhất quan sát được trong ngày
- Thiết bị: dùng nhiệt kế tối thấp
- Nhiệt độ tối thấp trung bình một giai đoạn
- Nhiệt độ tối thấp sinh học: là nhiệt độ mà tại đó các hoạt động sống của sinh vật bị ngưng hoạt động. Đối với cây trồng ôn đới như lúa mì, lúa mạch – 8oC đến -10oC. Cây trồng nhiệt đới 3 - 4oC
Tổng nhiệt độ trung bình (tổng tích ôn trung bình)?
- Tổng nhiệt độ còn gọi là tích ôn, là nhiệt độ tích lũy của một giai đoạn khí hậu. Có 3 loại tổng nhiệt độ: tổng nhiệt độ trung bình, tổng nhiệt độ hoạt động và tổng nhiệt độ hữu hiệu.
- Tổng nhiệt độ trung bình là chỉ tiêu dùng để đánh giá tiềm năng nhiệt của một vùng khí hậu và đuợc sử dụng trong phân vùng khí hậu
Tổng nhiệt độ trung bình được tính
ATS = t1 + t2 + ti + … + tn
Trong đó: t1 , t 2 , t3 . . . tn : Nhiệt độ trung bình của các ngày trong giai đoạn khí hậu (từ ngày thứ nhất đến ngày thứ n)
Vùng có ATS < 7000oC : Vùng ít nóng
Vùng có ATS từ 7000oC – 8000oC: Vùng nóng vừa
Vùng có ATS từ 8000oC – 9000oC: Vùng nóng
Tổng nhiệt độ hữu hiệu (tổng tích ôn hữu hiệu) ?
- Là tổng số phần nhiệt độ có hiệu quả đổi với sinh trưởng, phát triển của sinh vật
- Là chỉ tiêu ổn định nhất đối với mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển hoặc cả chu kì sống
Tổng nhiệt độ hoạt động (tổng tích ôn hoạt động)?
Sinh vật chỉ hoạt động trong khoảng từ nhiệt độ tối thấp sinh vật học (tminSVH) đến nhiệt độ tối cao sinh vật học (tmaxSVH). Tổng nhiệt độ hoạt động là một chỉ tiêu phản ảnh nhu cầu tích ôn hoạt động của sinh vật trong giai đọan sinh trưởng, phát triển đó
Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đến sinh trưởng phát triển của động và thực vật?
– Nhiệt độ tối hảo cho sự sinh trưởng phát triển khác nhau tùy theo giống hay loài
– Nhiệt độ ảnh hưởng đến:
• Sự hấp thu nước
• Sự hấp thu dinh dưỡng
• Sự hô hấp
• Khả năng thấm của màng tế bào
• Sự tổng hợp protein
– Ở phần lớn các cây trồng, khi nhiệt độ không khí tăng lên 20oC, quá trình sống sẽ tăng lên 1 – 2 lần; nếu nhiệt độ tiếp tục tăng lên quá 35oC, các quá trình sẽ bị yếu đi hoặc bị ngừng lại; nếu trên 40 – 50oC, quá trình sống hầu như ngừng hẳn.
– Trong điều kiện nhiệt độ cao kéo dài -> thời gian sinh trưởng của cây bị rút ngắn, cây sinh trưởng không bình thường, sớm ra hoa, kết quả -> ảnh hưởng năng suất, phẩm chất.
– Nhiệt độ không khí cao làm tăng quá trình thoát hơi nước -> cây khô héo, thậm chí có thể bị chết.
– Nhiệt độ không khí cao giảm tỉ lệ nảy mầm của hạt phấn
-> ảnh hưởng đến sự thụ phấn thụ tinh, hình thành và phát triển quả hạt.
– Nhiệt độ không khí cao -> tăng hô hấp, giảm khả năng tích lũy chất -> cây yếu, dễ nhiễm sâu bệnh, giảm năng suất, phẩm chất.
– Thời điểm xuất hiện các đợt nhiệt độ cao hay thấp (bất thường), và trạng thái thời tiết sau đó, có ảnh hưởng đến mức độ thiệt hại của cây trồng
Những biện pháp cải thiện chế độ nhiệt độ không khí?
- Trồng rừng phòng hộ có để hạn chế tốc độ gió (gió lạnh, gió khô nóng), tăng cường độ ẩm không khí, và giúp điều hòa chế độ nhiệt trong vùng
- Làm giảm nhiệt độ không khí trong mùa hè
- Tăng nhiệt độ không khí vào mùa đông
- Xây dựng hồ chứa nước để giữ nước trong mùa mưa, làm tăng độ ẩm không khí, nhờ đó mà điều hòa được chế độ nhiệt trong vùng
- Che phủ bằng các loại vật liệu như rơm rạ, cỏ khô mục, cành, lá cây… trên mặt đất hoặc quanh các gốc cây để hạn chế ảnh hưởng của sự tăng, giảm nhiệt độ đất trong mùa hè và mùa đông, từ đó cải thiện được nhiệt độ không khí trên mặt đất.
- Trồng các loại cây với nhiều tấng tán che phủ đất vừa có tác dụng bảo vệ đất vừa có tác dụng hạn chế sự mất nhiệt của không khí vào mùa đông, tăng nhiệt vào mùa hè.
- Trồng cây che bóng vừa có tác dụng hạn chế bớt ánh sáng cho một số cây trồng ưa bóng như cà phê, chè, sa nhân, ca cao… nhưng đồng thời cải thiện được chế độ nhiệt trong các vườn cây.
- Các biện pháp kỹ thuật canh tác khác như xới xáo đất, tưới nước, bón phân hữu cơ…có tác dụng điều hòa chế độ nhiệt của đất, nhưng đồng thời cũng gián tiếp điều hòa chế độ nhiệt của không khí.
Đặc điểm của nhiệt độ trong đất?
- Nhiệt độ trong đất là môi trường quan trọng tác động đến đời sống thực vật
- Ảnh hưởng đến hoạt động của các sinh vật trong đất
- Ảnh hưởng đến tốc độ phân hủy các chất hữu cơ trong đất
- Là yếu tố quyết định đến nhiệt độ của không khí
- Là nguồn năng lượng cần thiết cho quá trình bốc hơi và ngưng tụ nước