Đại cương về dân số học Flashcards
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2019 Việt Nam có quy mô dân số là
96, 46 triệu người
Tính đến năm 2019 dân số Việt Nam đứng thứ
3/ĐNA
15/thế giới
Nhà khoa học Liên hợp quốc tính toán để có cuộc sống thuận lợi, bình quân trên 1 km2 chỉ nên có
35-40 người
ở việt nam gấp 6 lần mức bình thường
Hình dạng đặc điểm tháp tuổi cần nhớ
- cơ cấu pt dân số nhanh : tam giác
- cơ cấu dân số phát triển chậm : đầu trên thu nhỏ
- cơ cấu dân số không phát triển : thu hẹp cả đầu trên và dưới
Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của ngành thống kê dân số là:
A. Nghiên cứu về con người trong sự phát triển chung của nó
B. Nghiên cứu về sự phân tầng xã hội của dân số
C. Nghiên cứu quá trình di chuyển dân và xu thế của quá trình này
D. Nghiên cứu sự biến động tự nhiên dân số, tái sản xuất dân số
D. Nghiên cứu sự biến động tự nhiên dân số, tái sản xuất dân số
Dân số là một khoa học
A. Chuyên khảo sát về con người trong sự phát triển chung của nó
B. Nghiên cứu tính quy luật của biến động số lượng dân số
C. Nghiên cứu tính quy luật của biến động về kết cấu dân số
D. Nghiên cứu quá trình di chuyển dân và xu thế của quá trình này
E. Nghiên cứu các nội dung trên
E
Một số điểm sai lầm trong học thuyết Malthus là:
A. Việc điều chỉnh dân số nhờ vào nạn dịch, nạn đói, chiến tranh
B. Nghèo khổ là do tăng dân số quá nhanh
C. Con người điều chỉnh dân số dựa vào tình trạng kinh tế
D. Câu A và B đúng
D.
Sai lầm:
❖ DS thế giới tăng nhanh nhưng chưa bao giờ tăng theo cấp số nhân.
❖ ĐK sống của các nước đã nâng cao dần theo thời gian chứ không đúng như tỷ lệ mà Malthus đã tính toán.
❖ Có nạn đói, nạn dịch, chiến tranh…để điều chỉnh dân số là không có cơ sở khoa học và nguồn gốc của sự nghèo khổ không phải do dân số tăng nhanh mà do chính sách phát triển kinh tế và điều tiết dân số của các quốc gia
Học thuyết Malthus đặc điểm
- Dân số tăng theo cấp số nhân
- Nguồn gốc của đói nghèo, thất nghiệp do bản thân dân chúng
- Đề nghị biện pháp tiêu cực là người nghèo khổ thì tiết dục không kết hôn
- Biện pháp tích cực tiêu diệt số lượng người bằng chiến tranh và dịch bệnh lao động quá độ
Học thuyết Bequillet
Quan điểm này cho rằng:
❖ DS tỷ lệ thuận với kinh tế, dân số tăng khi con người chắc rằng mình sẽ đủ có đủ thức ăn và dân số giảm khi nguồn thức ăn bị giảm đi .
❖Thực ra dân số không tăng theo tỷ lệ thuận như vậy vì hiện nay những nước có đời sống cao thì dân số tăng
chậm còn các nước kinh tế yếu kém thì dân số lại
tăng nhanh.
Điều nào không phải là nhiệm vụ của ngành thống kê dân số:
A. Nghiên cứu số lượng và sự phân bố dân cư theo vùng
B. Nghiên cứu cơ cấu dân số theo các đặc trưng
C. Nghiên cứu xu thế tiêu dùng của dân cư
D. Nghiên cứu biến động cơ học của dân số
E. Nghiên cứu biến động tự nhiên của dân số
C. Nghiên cứu xu thế tiêu dùng của dân cư
Học thuyết Mác Lênin
Học thuyết Mác Lênin đã chứng minh:
❖ Quy luật phát triển dân số phụ thuộc vào phương thức sản xuất của từng chế độ xã hội,
❖ Con người có thể chủ động phát triển dân số, phương thức sản xuất xã hội bảo đảm cho dân số phát triển thích nghi như giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong, tỷ suất sinh theo ý muốn, kéo dài tuổi thọ..
Lý thuyết chuyển tiếp dân số có 4 giai đoạn
Quá trình phát triển dân số được chia thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: tỷ suất sinh cao, tỷ suất tử vong cao do đó phát triển dân số chậm, thường thấy ở các nước có đời sống kinh tế thấp kém, xã hội còn lạc hậu, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
Giai đoạn 2: tỷ suất sinh còn cao nhưng tỷ suất tử vong đã bắt đầu giảm xuống, xã hội phát triển hơn, chăm sóc y tế cũng tốt hơn, và dân số cũng tăng nhanh hơn trước.
Giai đoạn 3: tỷ suất sinh và tử vong đều giảm, mức phát triển dân số chỉ vào khoảng 1 - 2%, thường thấy ở các nước công nghiệp tiên tiến, kỹ nghệ phát triển.
Giai đoạn 4: dân số phát triển chậm, ở các nước có nền công nghiệp hóa cao, đô thị phát triển nhanh, quy mô gia đình nhỏ.
➢ Hầu hết các nước đang phát triển đều ở giai đoạn 2, theo nhận định của tổ chức ESCAP (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific) thì dân số Việt nam đang ở giai đoạn 3.
Trong lý thuyết về chuyển tiếp dân số thì:
A. Giai đoạn 1 là giai đoạn mà mức sinh và mức tử vong đều giảm
B. Giai đoạn 2 là giai đoạn mà mức sinh và mức tử vong còn cao
C. Giai đoạn 3 là giai đoạn mà mức sinh và mức tử vong bắt đầu giảm
D. Giai đoạn 4 là giai đoạn mà mức sinh và mức tử vong chưa ổn định
C. Giai đoạn 3 là giai đoạn mà mức sinh và mức tử vong bắt đầu giảm
Một khu vực dân cư được gọi là khu vực dân số trẻ nếu:
A. Tỷ lệ trẻ em và người già xấp xỉ nhau, khoảng 20% dân số cả nước
B. Tỷ lệ nhóm tuổi 0-14 chiếm trên 35% và nhóm tuổi >50 chiếm dưới 10% dân số
C. Tỷ lệ nhóm tuổi 0-14 chiếm dưới 20% và nhóm tuổi >50 chiếm trên 20% dân số
D. Tỷ lệ nhóm tuổi 0-14 chiếm dưới 20% và nhóm tuổi >50 chiếm trên 10% dân số
B. Tỷ lệ nhóm tuổi 0-14 chiếm trên 35% và nhóm tuổi >50 chiếm dưới 10% dân số
Dân số phát triển ổn định khi
tỷ lệ trẻ em khoảng 26,5%
Dân số phát triển nhanh khi
tỷ lệ trẻ em >40%
Khi một vùng dân cư có cơ cấu dân số phát triển nhanh, dạng tháp tuổi thường gặp là: A. Đáy nhọn và đỉnh rộng B. Đáy và đỉnh gần bằng nhau C. Đáy luôn luôn nhỏ hơn đỉnh D. Đáy rộng và đỉnh nhọn
D. Đáy rộng và đỉnh nhọn
Hiện tượng những nước nghèo thì dân số tăng nhanh còn những nước giàu thì dân số ít phát triển có thể được giải thích bằng: A. Học thuyết kinh tế tư bản B. Học thuyết Mác _ Lê-nin C. Học thuyết chuyển tiếp dân số D. Học thuyết Béquillet
C. Học thuyết chuyển tiếp dân số
Học thuyết dân số nào giải thích về quá trình phát triển dân số thế giới A. Học thuyết kinh tế tư bản B. Học thuyết Mác _ Lê-nin C. Học thuyết chuyển tiếp dân số D. Học thuyết Béquillet E. Học thuyết Malthus
C. Học thuyết chuyển tiếp dân số
Về mặt dân số, các nước đã phát triển đang phải đối mặt với:
A. Dân số phát triển nhanh hơn trung bình của thế giới
B. Dân số phát triển phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế
C. Dân số trẻ tăng nhanh gây khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội
D. Dân số già tăng nhanh gây khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội
D. Dân số già tăng nhanh gây khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội