#CH 2 CHU CHUYEN VON QUOC TE Flashcards
CÁN CÂN THANH TOÁN (Balance of Payment - BoP) : đo giao dịch giữa người cư trú trong nước và người cư trú nước ngoài qua một thời kỳ nhất định.
BOP biểu thị một bảng kế toán giao dịch quốc tế của một quốc gia qua một thời kỳ, thường là một quý hoặc một năm.
BOP : các giao dịch được thực hiện bởi các công ty, cá nhân và chính phủ.
BOP chỉ ra HIỆN TRẠNG THƯƠNG MẠI, thể hiện sự thay đổi ròng trong TÀI SẢN VAY MƯỢN hoặc CHO VAY từ nước ngoài cũng như thay đổi trong DỰ TRỮ NGOẠI HỐI của quốc gia.
BOP được chia ra thành nhiều thành phần khác nhau. Trong đó có hai tài khoản chính được lưu ý nhiều nhất là: tài khoản VÃNG LAI (current account), tài khoản VỐN (capital account)
TÀI KHOẢN VÃNG LAI : một bảng tóm tắt các DÒNG TIỀN giữa một quốc gia với phần còn lại của thế giới phát sinh từ MUA hàng hóa, dịch vụ OR các khoản thu nhập trên các tài sản tài chính
TÀI KHOẢN VỐN : bảng tóm tắt các DÒNG CHẢY của vốn có được từ việc BÁN CÁC TÀI SẢN quốc gia này với phần còn lại của thế giới qua một thời kỳ nhất định.
Các giao dịch phản ánh dòng vốn chảy vào tạo ra số dương (ghi có) cho cán cân quốc gia, trong khi các dòng vốn chảy ra tạo ra số âm (ghi nợ) cho cán cân của quốc gia.
!
I. TÀI KHOẢN VÃNG LAI
(A) CÁN CÂN THƯƠNG MẠI (Giao dịch hàng hóa, dịch vụ và các khoản chuyển giao)
- Nhập khẩu của Việt Nam
+ Xuất khẩu của Việt Nam
(B) CÁN CÂN THU NHẬP
- Khoản thanh toán cổ tức và lãi suất của Việt Nam cho người nước ngoài
+ Khoản thu cổ tức và lãi suất của Việt Nam từ người nước ngoài
II. TÀI KHOẢN VỐN/TÀI CHÍNH (CAPITAL ACCOUNT)
- Dòng vốn đầu tư ra bên ngoài
- Gia tăng trong sở hữu của cư dân Việt Nam đối với tài sản nước ngoài
- Sụt giảm trong sở hữu của người nước ngoài đối với tài sản của Việt Nam
+ Dòng vốn đi vào
+ Gia tăng sở hữu của người nước ngoài đối với tài sản Việt Nam
+ Sụt giảm trong sở hữu của cư dân Việt Nam đối với tài sản nước ngoài
III. TÀI KHOẢN DỰ TRỮ QUỐC GIA
- Gia tăng trong dự trữ quốc gia của NHNN Việt Nam
- Sụt giảm trong dự trữ của ngân hàng trung ương nước ngoài các tài sản liên quan đến Việt Nam
+ Sụt giảm trong dự trữ quốc gia của NHNN Việt Nam
+ Gia tăng trong dự trữ của ngân hàng trung ương nước ngoài các tài sản liên quan đến Việt Nam
Tài khoản vãng lai (current account) là thước đo rộng nhất của mậu dịch quốc tế về hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia.
Thành phần chủ yếu của tài khoản vãng lai là:
• Các khoản thanh toán hàng hóa và dịch vụ
• Các khoản thanh toán thu nhập
• Các khoản thanh toán chuyển giao
!
• Các khoản thanh toán hàng hóa và dịch vụ
Hàng hóa xuất nhập khẩu biểu thị các sản phẩm hữu hình như máy tính, quần áo, …được vận chuyển giữa các quốc gia. Xuất nhập khẩu dịch vụ: du lịch, pháp lý, bảo hiểm, các dịch vụ tư vấn…được cung cấp cho các khách hàng nước ngoài.
Sự CHÊNH LỆCH giữa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ được gọi là cán cân thương mại.
Một THÂM HỤT trong cán cân thương mại của Việt Nam nghĩa là giá trị XUẤT KHẨU hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam ÍT hơn giá trị NHẬP KHẨU hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.
• Các khoản thanh toán thu nhập
Biểu thị các khoản thu nhập (lãi vay và cổ tức) các nhà đầu tư nhận được từ các khoản đầu tư vào các tài sản tài chính nước ngoài.
Thu nhập các nhà đầu tư Việt Nam nhận phản ánh một dòng tiền chảy vào Việt Nam. Thu nhập được chi bởi Việt Nam phản ánh một dòng tiền chảy ra khỏi Việt Nam
• Các khoản thanh toán chuyển giao
Các khoản viện trợ không hoàn lại, tài trợ và quà tặng từ một quốc gia này đến một quốc gia khác.
Các sự kiện dưới đây làm giảm các hạn chế thương mại và làm thúc đẩy thương mại quốc tế.
Phá bỏ bức tường Berlin Đạo luật chung Châu Âu
NAFTA
GATT
Sự ra đời của đồng Euro
Sự mở rộng của liên minh Châu Âu
Các hiệp ước thương mại khác (CAFTA, AFTA, TPP….)
- Bất đồng thương mại
- Sử dụng tỷ giá như một chính sách
3. Gia công - Sử dụng chính sách thương mại vì lý do an ninh.
- Sử dụng chính sách thương mại cho các mục đích chính trị.
=> ĐỌC SLIDE C2 ĐỂ BIẾT THÊM
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DÒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
#1 LẠM PHÁT #2 THU NHẬP #3 TỶ GIÁ #4 CHÍNH PHỦ #5 TƯƠNG TÁC CÁC YẾU TỐ TRÊN
1 LẠM PHÁT
Nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát TĂNG tương đối so với các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch, thì tài khoản vãng lai của quốc gia này được dự kiến sẽ GIẢM đi, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Bởi vì người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước hầu như sẽ mua hàng NHIỀU HƠN TỪ NƯỚC NGOÀI (do lạm phát trong nước cao), trong khi XUẤT KHẨU sang các nước khác sẽ sụt GIẢM.

Tỷ lệ lạm phát TĂNG
Tài khoản vãng lai GIẢM
2 THU NHẬP QUỐC DÂN
Nếu mức thu nhập của một quốc gia TĂNG theo một tỷ lệ CAO hơn tỷ lệ tăng của các quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó dự kiến GIẢM đi nếu các yếu tố khác bằng nhau.
Khi thu nhập quốc dân thực (được điều chỉnh theo lạm phát) TĂNG lên thì mức độ tiêu thụ hàng hóa cũng TĂNG lên. Một sự gia tăng trong tiêu thụ như vậy sẽ có nhiều khả năng phản ánh NHU CẦU HH NƯỚC NGOÀI TĂNG lên.
Thu nhập quốc dân tăng cao hơn tỷ lệ TĂNG của các quốc gia khác
Tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ GIẢM

Tác động của khủng hoảng tín dụng lên thương mại
•Tác động đến chi tiêu của người dân
•Tác động đến các công ty đa quốc gia (sản xuất, xuất khẩu, huy động vốn)
Chi tiêu cho NK GIẢM
Cty đa QG gỉam kế hoạch XK/ giảm NK nguyên liệu cho SX/ ko thể huy động vốn
3 TỶ GIÁ
Nếu đồng tiền của một nước bắt đầu TĂNG giá so với đồng tiền của các nước khác, tài khoản vãng lai của nước đó sẽ GIẢM nếu các yếu tố khác bằng nhau.
Bởi vì hàng hóa XUẤT KHẨU từ nước này sẽ trở nên MẮC hơn đối với các nước NHẬP KHẨU nếu đồng tiền của họ trở nên MẠNH hơn. Kết quả là nhu cầu các hàng hóa đó sẽ giảm từ phần còn lại của thế giới.
Đồng NỘI TỆ TĂNG giá so với đồng tiền của các đối tác thương mại
Tài khoản vãng lai sẽ GIẢM
VÍ DỤ:
1CAD = 0,8USD
1CAD = 0,7 USD
CAD GIẢM GIÁ, USD TĂNG GIÁ -> CCTKVL MỸ GIẢM -> NHU CẦU VỢT TENNIS MỸ Ở CA GIẢM
#4 HẠN CHẾ MẬU DỊCH CỦA CHÍNH PHỦ
Tác động các CS của CP (Pg53)
_ Trợ cấp cho nhà XK
_ Hạn chế NK : thuế quan và hạn ngạch
_ Thiếu cưỡng chế lên việc vi phạm bản quyền
Nếu Chính phủ một quốc gia áp dụng các hàng rào mậu dịch đối với hàng NHẬP KHẨU, giá của hàng nước ngoài đối với người tiêu dùng trong nước sẽ TĂNG trên thực tế. Kết quả là NHẬP KHẨU sẽ GIẢM và do đó làm tài khoản vãng lai TĂNG.
Chính phủ gia TĂNG các biện pháp hạn chế mậu dịch
Tài khoản vãng lai của quốc gia đó TĂNG
Các hàng rào mậu dịch bao gồm?
- Hàng rào thuế quan
- Hàng rào phi thuế quan
Hàng rào thuế quan
- Thuế quan được áp dụng nhằm tăng nguồn thu ngân sách, ngăn CHẶN hàng NHẬP KHẨU và bảo vệ hàng trong nước, trả đũa một quốc gia khác, bảo vệ một ngành sản xuất quan trọng hay còn non trẻ của nước mình.
- Thông qua các vòng đàm phán, WTO luôn hướng mục tiêu cắt giảm thuế quan. Các nước thành viên không được phép tăng thuế lên trên mức trần đã cam kết trong biểu.
!
Các hàng rào phi thuế quan • Hạn chế định lượng (quota) • Cấp phép nhập khẩu • Định giá hải quan để tính thuế • Trợ cấp • Chống bán phá giá • Các quy định về kỹ thuật, vệ sinh, nhãn mác • Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Các biện pháp hạn chế mậu dịch của Chính phủ sẽ phải trả giá. Chính phủ các nước đối tác thương mại sẽ trả đủa, hậu quả là dẫn đến các cuộc “chiến tranh mậu dịch” và kết quả là thương mại của hai nước đều sụt giảm.
Tác động tương tác của các yếu tố
- Trong khi sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể tác động đáng kể lên giá thanh toán cho hàng xuất nhập khẩu tuy nhiên tác động này có thể bị trung hòa bởi các yếu tố khác.
Ví dụ, tỷ lệ lạm phát cao làm giảm đi tài khoản vãng lai, sẽ tạo nên áp lực giảm giá đồng nội tệ, đến lượt đồng nội tệ yếu có thể làm cải thiện tài khoản vãng lai (bù đắp một phần tác động của lạm phát)
# HIỆU ỨNG ĐƯỜNG CONG J
Phá giá nội tệ tạo ra hiệu ứng giá cả và khối lượng. Cụ thể: CCTM = PQX – EP’*QM
Hiệu ứng giá cả: Trong ngắn hạn, khi PHÁ GIÁ NỘI TỆ, tức TGHĐ (E) tăng làm cho GIÁ HÀNG NK TĂNG khi tính bằng VND => làm xấu đi CCTMVND
Hiệu ứng khối lượng: Trong dài hạn, khi PHÁ GIÁ NỘI TỆ có thể làm cho KHỐI LƯỢNG XUẤT KHẨU TĂNG; khối lượng nhập khẩu giảm. QX tăng, QM giảm làm cho CCTMVND được cải thiện
Hạn chế của giải pháp đông nội tệ yếu
- Cạnh tranh về giá bởi các đối thủ cạnh tranh
- Tác động của các đồng tiền yếu khác
- Các giao dịch quốc tế đã được ký trước
- Thương mại trong nội bộ công ty (các công ty trong cùng tập đoàn vẫn tiếp tục giao dịch bất chấp biến động của TGHĐ)
# HIỆU ỨNG ĐƯỜNG CONG J Muốn phá giá thành công, cần: • HÀNG HOÁ ĐỦ CHUẨN • CHUYỂN hướng sang XK • Năng lực SX THAY thế hàng NK. • TÂM LÝ tiêu dùng HÀNG NGOẠI GIẢM, người NN TIN HH NƯỚC PHÁ GIÁ TIỀN TỆ • Tỷ trọng hàng nhập khẩu trong đầu vào sản phẩm xuất khẩu ở mức thấp. • LƯƠNG.
- Tỷ trọng hàng hóa đủ chuẩn tham gia thương mại quốc tế (Internatinonal Tradeable Goods – ITG)
- Tiềm năng linh hoạt của nền kinh tế CHUYỂN hướng sang XK
- Năng lực SX THAY thế hàng NK.
- Tâm lý tiêu dùng hàng ngoại giảm, người NN đã thực sự tin tuởng và an tâm khi mua hàng hóa nước phá giá tiền tệ.
- Tỷ trọng hàng nhập khẩu trong đầu vào sản phẩm xuất khẩu ở mức thấp.
- Mức độ linh hoạt của tiền lương.