bài 7: các nước tây âu. Flashcards
nguyên nhân chủ quan nào đã giúp kinh tế các nước tây âu phục hồi sau chiến tranh thế giới thứ hai?
sự cố gắng của từng nước.
nguyên nhân khách quan nào đã giúp kinh tế các tây âu phục hồi sau chiến tranh thế giới thứ hai?
sự viện trợ của mỹ trong khuôn khổ kế hoạch mác san.
sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tây âu nhận viện trợ của mĩ trong khuôn khổ của?
kế hoạch mác san.
mục đích các nước tây âu nhận viện trợ của mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
phục hồi kinh tế.
đến khoảng năm 1950, kinh tế các nước tây âu
cơ bản được phục hồi.
trong giai đoạn 1945 - 1950, chính sách đối ngoại của tây âu là
- liên minh chặt chẽ với mĩ.
- tìm cách trở lại các thuộc địa cũ của mình.
từ thập kỷ 50 đến đầu thập kỷ 70, nền kinh tế tây âu có đặc điểm
phát triển nhanh.
đầu những năm 70, vị trí thứ hạng kinh tế trong thế giới tư bản chủ nghĩa lần lượt là
mĩ - nhật - đức - anh - pháp.
nguyên nhân làm cho kinh tế tây âu phát triển là
- áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại - vai trò điều tiết của nhà nước.
- tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài.
nguyên nhân giống nhau đưa đến sự phát triển kinh tế giữa tây âu với mỹ với nhật bản là
áp dụng khoa học kĩ thuật.
biểu hiện về mặt quân sự chứng tỏ các nước tây âu liên minh chặt chẽ với mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
gia nhập tổ chức hiệp ước bắc đại tây dương (nato)
nét mới về đối ngoại của tây âu từ năm 1950 đến năm 1973 so với giai đoạn trước là
đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại.
trong giai đoạn 1950 - 1973, nhiều thuộc địa của anh, pháp, hà lan tuyên bố độc lập đã đánh dấu
thời kì phi thực dân hóa trên phạm vi toàn thế giới.
từ năm 1973 đến đầu thập kỷ 90, kinh tế các nước tây âu có đặc điểm gì? (khác mĩ)
suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định kéo dài.
từ năm 1973 đến đầu thập kỷ 90, nền kinh tế tây âu gặp phải những thách thức nào?
- sự cạnh tranh quyết liệt từ mĩ, nhật bản và các nước công nghiệp mới.
- quá trình nhất thể hóa tây âu còn nhiều trở ngại.
từ 1990 đến 1994, nền kinh tế tây âu có đặc điểm
suy thoái ngắn.
từ 1994 đến 2000, nền kinh tế tây âu có đặc điểm
phục hồi và phát triển.
trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, các nước tây âu đã thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?
mở rộng quan hệ với cấc nước đang phát triển ở á, phi, mĩ la tinh, đông âu và sng (cộng đồng các quốc gia độc lập ở liên bang nga)
trong những năm 1947 - 1991, sự kiện nào đã tạo ra một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh ở châu âu?
định ước henxinki được kí kết.
kế hoạch mác san (1947) còn được gọi là
kế hoạch phục hưng châu âu
tâm điểm của sự dối đầu ở châu âu giữa hai cực liên xô và mĩ là
nước đức.
năm 1990, quan hệ eu - việt nam được thiết lập trên cơ sở nào?
hợp tác toàn diện giữa hai bên.
điểm mới trong chính sách đối ngoại của các nước tây âu giai đoạn 1991 - 2000 là
mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển.
cộng đồng châu âu (ec) được hình thành từ sự hợp nhất của
- cộng đồng than thép châu âu
- cộng đồng nguyên tử châu âu
- cộng đồng kinh tế châu âu
liên minh châu âu (eu) là một liên minh về
kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung.
tổ chức liên minh kinh tế, chính trị lớn nhất hành tinh là (tổ chức khu vực lớn nhất hành tinh là)
liên minh châu âu (eu)
eu có mấy cơ quan chính? đó là?
có 5 cơ quan chính.
- hội đồng châu âu
- hội đồng bộ trưởng
- ủy ban châu âu
- quốc hội châu âu
- tòa án châu âu.
năm 1979 đã diễn ra sự kiện gì ở tây âu?
cuộc bầu cử nghị viện châu âu đầu tiên.
năm 1995 đã diễn ra sự kiện gì ở tây âu?
hủy bỏ kiểm soát đi lại của công dân 7 nước.
năm 1999 đã diễn ra sự kiện gì ở tây âu?
đồng euro được phát hành.
năm 2002 đã diễn ra sự kiện gì ở tây âu?
đồng euro chính thức được sử dụng.
mối quan hệ việt nam - eu được thiết lập vào năm nào?
1990