VI SINH VẬT Flashcards

1
Q

Chương 1. Câu 1

Vai trò của vỏ tế bào vi khuẩn

A
  • Giúp tế bào có hình dạng nhất định
  • Hỗ trợ sự chuyển động của chiên mao
  • Chống các biến đổi đột ngột của môi trường như áp suất thẩm thấu, sức ép
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
2
Q

Chương 1. Câu 1

Thành phần cấu tạo hóa học của vỏ tế bào vi khuẩn?

A
  • Thành phần: lipid, polysaccharide, glucosamine
  • Vỏ tế bào G+ chứa ít lipid nhưng nhiều glucosamine hơn vỏ tế bào G-
  • Cấu tạo bởi 2 chất dẫn xuất chính: N-Acetyl Glucosamine, N-acetyl mumaric acid
  • Các axit amin khác: L-Alanine, D-acid glutamic, Lysine, Acid Diaminopimelic.
  • Đơn vị cấu tạo là peptidoglican
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
3
Q

Chương 3. Câu 1.

Cơ sở phân loại virus?

A
  • Phân loại và định danh virus theo ICTV
  • ICTV Được thành lập 1966
  • ICTV phân loại virus dựa trên cơ sở:
    + Đặc điểm hình thái
    + Đặc điểm vật lý
    + Đặc điểm lipid, cacohydrat, protein
    + Đặc trưng kháng nguyên
    + Đặc điểm sinh học khác
    = Bộ - Họ - Chi - Loài
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
4
Q

Nhiệt độ virus Corona?

A
  • Lây lan nhanh nhất ở 8,72 C
  • Sống ở điều kiện nhiệt độ thấp và ẩm, thường không quá 25C.
  • Trong môi trường bên ngoài cơ thể người, nếu vừa có nắng vừa nhiệt độ cao, virus corona có thể chết từ 3-5 phút
  • SARS-CoV2 có thể tồn tại 72 giờ trên các bề mặt cứng như nhựa và thép không gỉ ở môi trường nhiệt độ từ 21-23 C, độ ẩm 40%
  • Với nhiệt độ 4C, virus corona có thể sống sót hơn 28 ngày.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
5
Q

Vì sao thân nhiệt người 37 C không diệt được virus?

A
  • Nhiệt độ chỉ có tác dụng đến virus corona khi ở ngoài môi trường.
  • Khi đã xâm nhập vào cơ thể và vào tế bào thì không còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố nhiệt độ.
  • Cơ bản dựa vào quá trình xâm nhập và nhân lên của virus trong tế bào chủ, sử dụng nguyên liệu và các phần của tế bào để tổng hợp nên các thế hệ virus tiếp theo nên không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
6
Q

Đường tăng trưởng?

A
  • Đường biểu dẫn theo hệ số thập phân, log2, log10 => tăng trưởng nhảy vọt hay tăng trưởng theo log
  • Đương biểu diễn theo log => độ dốc (hệ số gốc) là cường độ tăng trưởng (độ dốc càng lớn, độ tăng trưởng càng mạnh)
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
7
Q

Trình bày sự cố định CO2 của SV quang tự dưỡng, chu trình Calvin

A
  • Chuỗi pu sinh hóa, stroma lục lạp
  • đồng vị C14
  • năng lượng asmt
  • enzyme Rubisco
  • Các enzyme khác
  • Pu tối : chỉ cần đủ ATP ko cần kích hoạt bởi ánh sáng
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
8
Q

So sánh vỏ tế bào Gram + và Gram -

A
  • Vỏ tế bào Gram dương chứa ít lipid nhưng nhiều glucosamine hơn tế bào Gram âm.
  • Vỏ tế bào Gram dương có thêm acid teichoic
  • Vỏ tế bào Gram dương dày hơn Gram âm.
  • Vỏ tế bào Gram dương nối bằng cầu nối pentaglycine.
  • Vỏ tế bào Gram âm nối trực tiếp giữa 2 acid amin.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
9
Q

Các bước thực hiện và giải thích ý nghĩa của các công đoạn trong pp nhuộm Gram?

A
Giai đoạn	Gram dương	Gram âm
1. Crystal violet	
Tế bào nhuộm tím xanh	
Tế bào nhuộm tím xanh
2. Dung dịch iod	
Iod dán crystal violet bám chặt vào vách tế bào	Crystal violet vẫn không bám chặt vào vách tế bào
3. Rửa bằng cồn +aceton	
Không tẩy crystal violet 	
Tẩy crystal violet ra khỏi
vách tế bào
4.Safranin hay  Fuchsin
Vì vách tế bào còn crystal violet nên có màu tím xanh	
Vì vách tế bào không còncrystal violet nên có màu hồng của fuchsin
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
10
Q

Chức năng và cấu tạo của bộ xương tế bào (cytoskeleton) sinh vật chân hạch?

A

• Chức năng:
chống đỡ và giữ cho tế bào có hình dạng nhất định;
giúp di chuyển tế bào
điều khiển sự chuyển động của các cấu trúc bên trong tế bào.
• Cấu tạo: gồm 3 loại sợi: vi sợi (microfilaments), vi ống (microtubules) và sợi trung gian (intermediate filaments).
Vi ống và vi sợi → cần thiết cho nhiều hoạt động của tế bào.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
11
Q

Chi tiết cấu tạo Bộ xương tế bào?

A
  • Vi sợi: các sợi protein actin được tạo thành từ các chuỗi hạt protein dài và mảnh dẻ (mảnh nhất trong bộ xương tế bào).
  • Vi ống: thành phần dầy nhất, hình ống. Cấu tạo từ các bán đơn vị protein hình cầu: α và  tubulin. Chức năng: thành lập thoi vô sắc và tham gia sắp xếp các bố trí bên trong chiên mao và tiêm mao.
  • Sợi trung gian: bền nhất. Xuất hiện nhiều trong các tế bào có nhu cầu cung cấp sức mạnh cơ học (tế bào da và ruột). Chức năng về sinh lý tế bào.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
12
Q

Nhiệm vụ chính của mạng nội chất trong tế bào?

A

a. Nhiệm vụ
• Vận chuyển các hợp chất hóa học trong từng tế bào và giữa các tế bào.
• Cung cấp bề mặt rộng lớn cho các phản ứng và sự tổng hợp của các chất.
• Dẫn truyền các xung động co rút

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
13
Q

b. Chức năng của mạng nội chất sần

A

b. Chức năng của mạng nội chất sần

• Tổng hợp một số protein của màng tế bào, protein cấu trúc tế bào và protein chức năng.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
14
Q

b.Chức năng của mạng nội chất láng

A

b.Chức năng của mạng nội chất láng
• Đóng gói các protein để vận chuyển tổng hợp phospholipid và phóng thích calcium.
• Biến đổi các sắc tố mật, bẻ gãy chất glycogen,…
• Hóa giải độc tính các loại thuốc và hóa chất
• Tổng hợp phospholipid của màng và đi vào trong hướng tới màng nhân để thay thế hay hướng ra ngoài để thành lập bộ Golgi, lyso thể và màng tế bào.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
15
Q

Mô tả phương pháp xây dựng đường tăng trưởng của vi sinh vật.

A
  • vi sinh vật được nuôi cấy trong một thiết bị kín, trong quá trình nuôi cấy không thay đổi môi trường và thời gian nuôi cấy càng kéo dài thì nồng độ chất dinh dưỡng càng giảm sút, các chất phế thải của trao đổi chất càng tăng lên.
  • Nếu lấy thời gian nuôi cấy là trục hoành và lấy số logarit của số lượng tế bào sống làm trục tung sẽ có thể vẽ được đường cong sinh trưởng của các vi sinh vật sinh sản bằng cách phân đôi.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
16
Q

Cách xác định tời gian thế hệ

A
  • Thời gian thế hệ có thể xác định bằng đường cong sinh trưởng của vi sinh vật.
  • Lấy thời gian là trục hoành và lấy số lượng tế bào làm trục tung.
  • Thời gian tăng gấp đôi số lượng của quần thể (thời gian thế hệ) có thể đọc trực tiếp trên đồ thị.
17
Q

Phân loại các nhóm vi sinh vật theo:

Ảnh hưởng của nhiệt độ

A
  • Căn cứ vào nhiệt độ tăng trưởng tối hảo → phân vi sinh vật ra làm 3 loại:
    (i) vi sinh vật ưa lạnh (psychrophilic): sinh trưởng tốt ở nhiệt độ dưới 20oC.
    (ii) vi sinh vật ưa ấm (mesophilic): chiếm đa số → vi sinh vật sống trên các động vật có máu nóng, trong đất và môi trường thủy sinh ở vùng nhiệt đới/ôn đới; nhiệt độ thích hợp ~ 20-40oC.
    (iii) vi sinh vật ưa nóng (thermophilic): phát triển tốt ở khoảng 55oC.
18
Q

Ảnh hưởng của oxygen

A
  • Hiếu khí bắt buộc: chỉ phát triển được khi môi trường có đầy đủ oxy → cần thiết cho các phản ứng biến dưỡng.
  • Vi hiếu khí: môi trường có nồng độ oxy < 2-10%; oxy nồng độ cao sẽ gây độc
  • Chống chịu oxy: phát triển khi môi trường có hoặc không có oxy; không cần oxy và cũng không sử dụng oxy trong quá trình tăng trưởng
  • Kỵ khí bắt buộc: không thể phân cắt tế bào khi có oxy.
  • Kỵ khí không bắt buộc: có thể phát triển khi môi trường có hoặc không có oxy; có oxy phát triển tốt hơn;
19
Q

Ảnh hưởng của pH

A
  • Mỗi vi sinh vật đều có một phạm vi pH sinh trưởng nhất định và pH sinh trưởng tốt nhất.
  • Vi sinh vật ưa acid (acidophile) có pH sinh trưởng tốt nhất là pH 0-5,5
  • Vi sinh vật ưa trung tính là pH 5,5-8,0
  • Vi sinh vật ưa kiềm (alkalophile) là pH 8,5-11,5.
  • Vi sinh vật ưa kiềm cực đoan có mức sinh trưởng tối ưu ở pH>=12.
20
Q

Ảnh hưởng của áp suất thẩm thấu

A

Tùy vào nhu cầu về muối cần thiết cho sự tăng trưởng → 3 nhóm vi sinh vật:
- Không chịu mặn: phát triển ở môi trường không có hoặc rất ít muối
→ E. coli, Pseudomonas.
- Ưa mặn: cần muối để phát triển.
Ưa mặn ít: phát triển tốt trong môi trường có nồng độ muối 1-6%.
Ưa mặn trung bình: môi trường có nồng độ muối 6-15%.
Ưa mặn nhiều: nồng độ muối 15-30% → Halobacterium salanarum.
- Chịu mặn: phát triển tốt ở môi trường có nồng độ muối trung bình và ở môi trường không có muối sẽ phát triển tốt hơn → S. aureus.

21
Q

7 nhóm phân loại virus

A
Hệ thống phân loại Baltimore.
Năm 1971, David Baltimore đưa ra hệ thống phân loại virus dựa trên mối quan hệ giữa genom virus và mARN.
Lớp I:
Virus có genom là ADN kép
Lớp II:
Virus có genom là ADN đơn.
Lớp III:
Virus có genom ARN kép. 
Lớp IV:
Virus có genom ARN đơn, (+).
Lớp V:
 Virus có genom ARN đơn, 
Lớp VI:
Virus có genom là ARN.
22
Q

7 nhóm phân loại virus chi tiết

A

Hệ thống phân loại Baltimore.
Năm 1971, David Baltimore đưa ra hệ thống phân loại virus dựa trên mối quan hệ giữa genom virus và mARN. Theo đó tất cả các virus đều được chia ra làm 6 nhóm hay 6 lớp, bất kể chúng là virus của động vật, thực vật hay vi sinh vật.

Lớp I:
Virus có genom là ADN kép, mARN được tổng hợp giống như ở tế bào, tức là dùng sợi ADN(-) làm khuôn.

Lớp II:
Virus có genom là ADN đơn. Ở thời điểm đưa ra hệ thống phân loại, khoa học mới chỉ biết đến genom ADN đơn, dương, nên khi phát hiện ra genom ADN âm thì lớp II được tách ra là IIa và IIb. Đối với genom ADN đơn, muốn tổng hợp mARN phải qua giai đoạn tổng hợp ADN kép trung gian, gọi là dạng sao chép (RF - replicative form).

Lớp III:
Virus có genom ARN kép. Một trong hai sợi tương đương với mARN.

Lớp IV:
Virus có genom ARN đơn, (+). Do có trình tự nucleotid trùng với trình tự nucleotid của mARN nên có thể dùng trực tiếp làm mARN. Lớp IV lại chia thành IVa và IVb dựa trên sự khác biệt về cơ chế biểu hiện và sao chép genom.

Lớp V:
Virus có genom ARN đơn, (-). Do có trình tự nucleotid ngược với trình tự nucleotid của mARN, nên không thể dùng trực tiếp làm mARN. Lớp V cũng được chia thành Va và Vb dựa trên sự khác biệt về cơ chế biểu hiện và sao chép genom.

Lớp VI:
Virus có genom là ARN. Trong quá trình biểu hiện và sao chép cần phải có giai đoạn tổng hợp phân tử ADN kép. Virus retro thuộc lớp này.