SỬ GK II (VĂN MINH ĐẠI VIỆT) Flashcards
Khái niệm văn minh Đại Việt
Khoảng thời gian, các triều đại,…
- Tồn tại và phát triển cùng quốc gia Đại Việt
- Tồn tại từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, gắn liền với chính quyển họ Khúc, họ Dương và các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng, Tây Sơn, Nguyễn
- Kinh đô chủ yếu ở Thăng Long nên văn minh Đại Việt còn được gọi là văn minh Thăng Long
Các cơ sở hình thành văn minh Đại Việt
- Kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc
- Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt
- Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài
Kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc
+ Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được bảo tồn hơn một nghìn năm Bắc thuộc.
+ Những di sản và truyền thống có từ thời Văn Lang – Âu Lạc tiếp tục được phục hưng, phát triển trong thời kì độc lập, tự chủ.
Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt
+ Độc lập, tự chủ là nhân tố quan trọng của việc hình thành và phát triển văn minh Đại Việt.
+ Trải qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ,… nền độc lập, tự chủ tiếp tục được củng cố vững chắc. Đó là điều kiện thuận lợi để xây dựng một nền văn hoá với nhiều nét đặc sắc, tạo nên nền văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ và toàn diện.
Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài
- Trong quá trình hình thành và phát triển, ngoài việc kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn minh từ bên ngoài, đặc biệt là văn minh Trung Hoa; văn minh Ấn Độ; văn minh phương Tây, góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt.
- Nhiều thành tựu của nền văn minh bên ngoài khi du nhập vào Đại Việt đã được cải biên, điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn
Một số mốc thời gian tiêu biểu
- 905, Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ bước đầu
- 938, Ngô Quyền xưng vương sau chiến thắng quân Nam Hán
- 1009, nhà Lý thành lập
- 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La (sau đổi thành Thăng Long)
Quá trình phát triển của văn minh Đại Việt thế kỉ X
- Bước đầu được định hình, thông qua công cuộc củng cố chính quyền, phát triển kinh tế, văn hoá, gắn liền với chính quyền họ Khúc, họ Dương và các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê
Quá trình phát triển của văn minh Đại Việt thế kỉ XI - đầu thế kỉ XV
- Hình thành và phát triển toàn diện, gắn liền với các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.
+ Phật giáo, Đạo giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ.
+ Tính dân tộc được thể hiện rõ nét, đặc biệt là thời Lý, Trần.
+ Từ thế kỉ XV, Nho giáo dần trở thành hệ tư tưởng chính thống, giáo dục phát triển, khoa cử từng bước trở thành phương thức chủ yếu trong tuyển chọn quan lại.
Quá trình phát triển của văn minh Đại Việt thế kỉ XV - XVII
- Tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu đặc sắc, gắn liền với các vương triều Lê sơ (giai đoạn cuối), Mạc, Lê trung hưng
+ Nho giáo và giáo dục, khoa cử tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ, có vai trò lớn trong đời sống chính trị, xã hội.
+ Từ đầu thế kỉ XVI, một số yếu tố văn hoá phương Tây từng bước du nhập vào Đại Việt.
Quá trình phát triển của văn minh Đại Việt đầu thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX
- Có nhiều biến động do quốc gia Đại Việt từng bước rơi vào khủng hoảng, gắn liền với các vương triều Lê trung hưng (giai đoạn hậu kì), Tây Sơn, Nguyễn. Tuy vậy, một số lĩnh vực vẫn đạt được thành tựu nổi bật.
Vị trí, vai trò của Hoàng thành Thăng Long
- Thời kì cai trị của nhà nước phong kiến phương Bắc, Thăng Long lúc bấy giờ lấy tên là An Nam đô hộ phủ là nơi đặt trụ sở cai trị của quan cai trị Cao Biền.
- Thời Lý, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La, kinh thành Thăng Long trở thành một trung tâm kinh tế – hành chính lớn của đất nước.
- Là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của văn minh Đại Việt trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục.
Tổ chức bộ máy nhà nước
- Trải qua các triều đại, tổ chức bộ máy nhà nước của Đại Việt không ngừng được củng cố, hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
- Việc thành lập cơ quan hành chính, pháp lí, chuyên môn, giám sát,… thể hiện vai trò tổ chức, quản lí của nhà nước ngày càng chặt chẽ, tiêu biểu là tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ (tiêu biểu dưới triều vua Lê Thánh Tông)
Bộ máy nhà nước dưới thời Lê sơ
- Đứng đầu triều đình trung ương là vua. Để tập trung quyền lực, Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức quan cũ như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua có các quan đại thần. Sáu bộ (Lại bộ; Lễ bộ; Hộ bộ; Binh bộ; Hình bộ và Công bộ) trở thành cơ quan chức năng chủ chốt trong bộ máy triều đình, do vua trực tiếp điều hành.
- Ở địa phương: cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên, do ba ty là Đô ty, Hiến ty và Thừa ty phụ trách. Dưới các đạo có phủ, huyện/châu, xã.
Các bộ luật
- Năm 1002, nhà Tiền Lê định luật lệ.
- Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành bộ Hình thư
- Năm 1230, vua Trần Thái Tông cho soạn bộ Hình luật.
- Năm 1483, với sự ra đời của bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức).
- Năm 1811, vua Gia Long cho biên soạn bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long).
Nội dung chủ yếu của các bộ luật
+ Đề cao tính dân tộc và chủ quyền quốc gia, bảo vệ quyền lực của vua, quý tộc, quan lại, bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp.
+ Ngoài ra, còn bảo vệ quyền lợi của nhân dân, trong đó có quyền lợi của phụ nữ.
Bộ Hình thư
Thời nhà Lý
Bộ Hình thư là bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam và là bước tiến của văn minh Đại Việt. Nội dung chủ yếu:
+ Quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện.
+ Bảo vệ của công và tài sản của nhân dân.
+ Nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò.
+ Bảo vệ tài sản nông nghiệp
Bộ Quốc triều hình luật
Thời Lê sơ
Quốc triều hình luật dưới thời Lê sơ trở thành hệ thống chuẩn mực nhằm duy trì và bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp thống trị cũng như trật tự xã hội. Nội dung chủ yếu:
+ Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại và địa chủ.
+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia.
+ Khuyến khích phát triển kinh tế.
+ Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
Nông nghiệp
Chính sách, chức quan, cây trồng chính, kĩ thuật
- Nhà nước thực hiện nhiều chính sách quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp như đắp đê, tổ chức khai hoang, ban hành phép “quân điền”, thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” miễn giảm thuế, nghiêm cấm giết trâu bò,…
- Hình thành những chức quan quản lí, khuyến khích sản xuất nông nghiệp như Hà để sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ.
- Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng chính là lúa nước.
- Phương thức và kĩ thuật canh tác có những bước tiến mới. Việc sử dụng công cụ lao động bằng sắt, sử dụng sức kéo của trâu, bò và thâm canh hai, ba vụ lúa trong một năm trở nên phổ biến, góp phần tăng năng suất lao động, đảm bảo đời sống người dân.
Thương nghiệp trong nước
Các chợ, kinh đô
+ Chợ làng, chợ huyện được hình thành và phát triển mạnh, hoạt động buôn bán giữa các làng, các vùng trong nước diễn ra nhộn nhịp.
+ Kinh đô Thăng Long với 36 phố phường trở thành trung tâm buôn bán sầm uất dưới thời Lý, Trần, Lê sơ.
Thương nghiệp ngoài nước
Bước đầu phát triển, các địa điểm trao đổi hàng hóa, vai trò
+ Hoạt động trao đổi, buôn bán với nước ngoài (Gia-va, Xiêm, Ấn Độ, Trung Hoa,..) bước đầu phát triển với nhiều mặt hàng phong phú (lụa, vải, hương liệu, ngà voi, giấy, ngọc, vàng, bạc,…).
+ Dưới thời Lý, Trần, Lê sơ các địa điểm trao đổi hàng hoá với nước ngoài được hình thành ở vùng biên giới như Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hoá),…
+ Từ thế kỉ XVI, ngoài thương nhân phương Đông, thuyền buôn của phương Tây (Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp,…) đã vào Đại Việt trao đổi, buôn bán.
+ Việc thông thương với nước ngoài góp phần mở rộng thị trường trong nước và thúc đẩy sự hưng thịnh của các đô thị và cảng thị, tiêu biểu là Thăng Long (Hà Nội), Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh),…
Thủ công nghiệp truyền thống
Ngành nghề, các làng nổi tiếng
+ Tiếp tục duy trì và phát triển ở các địa phương với nhiều ngành nghề như dệt lụa, làm đồ gốm, đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy, nhuộm,…
+ Nhiều nghề khác xuất hiện như làm tranh sơn mài, làm giấy, khắc bản in,…
+ Thế kỉ XVI – XVII, có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng cả nước như gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Chu Đậu (Hải Dương),… với sản phẩm phong phú, đa dạng và tinh xảo.
Thủ công nghiệp do triều đình quản lí
Ví dụ, hoạt động chủ yếu, vai trò
+ Cục Bách tác và các quan xưởng tại Thăng Long là nơi sản xuất đồ dùng phục vụ vua, quan trong triều đình.
+ Các hoạt động sản xuất chủ yếu là đúc tiền kim loại, đóng thuyền lớn, sản xuất vũ khí cho quân đội,…
- Sự phát triển của thủ công nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước, vừa tạo ra được những mặt hàng quan trọng để trao đổi với thương nhân nước ngoài.
Về lĩnh vực tư tưởng
Yêu nước trọng dân, Nho giáo
+ Tư tưởng yêu nước, trọng dân được xem là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất để đánh giá con người và các hoạt động xã hội, được biểu hiện thông qua các chính sách của nhà nước trong việc quan tâm đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Đó là cội nguồn của tư tưởng “lấy dân làm gốc”.
+ Nho giáo phát triển gắn liền với hoạt động học tập, thi cử từ thời Lý, Trần.
+ Đến thời Lê sơ, Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn, trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ, góp phần quan trọng vào việc đào tạo đội ngũ trí thức, quan lại và bồi dưỡng những người hiền tài. Nho sĩ trở thành một lực lượng quan trọng trong triều đình.
Về tôn giáo
Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Công giáo,…
+ Phật giáo du nhập từ thời kì Bắc thuộc, phát triển mạnh trong buổi đầu độc lập và trở thành quốc giáo thời Lý, Trần. Các vua kế tiếp nhau dựng chùa, đúc chuông, tạc tượng, in kinh Phật. Nhiều cao tăng tham gia triều chính. Ở các làng, chùa trở thành trung tâm sinh hoạt văn hoá, vừa là nơi dạy chữ, vừa là nơi tổ chức hội hè.
+ Đạo giáo được duy trì, phát triển trong dân gian và được các triều đại phong kiến coi trọng, đặc biệt là thời Đinh, Tiền Lê, Lý.
+ Trong các thế kỉ XIII – XVI, Hồi giáo, Công giáo du nhập vào Đại Việt.