HSLS - CUỐI KÌ TỔNG ÔN 2 Flashcards
Theo ADA 2021, HbA1c bao nhiêu được xem là có bệnh đái tháo đường?
A. ≤ 1,5%
B. ≥ 7,0 mmol/L
C. ≥ 6,5%
D. 11%
C. ≥ 6,5%
Kết quả xét nghiệm máu: ↓↓ glucose, ↑↑ insulin, ↑↑ C-peptid là biểu hiện của bệnh nào?
A. Khối u tế bào beta gây tăng tiết insulin
B. Tiêm quá liều insulin
C. Đái tháo đường típ 2
D. Hạ glucose máu cấp
A. Khối u tế bào beta gây tăng tiết insulin
Không thể theo dõi biến chứng thận của bệnh đái tháo đường bằng các xét nghiệm nào?
A. Protein nước tiểu
B. Glucose nước tiểu
C. Creatinin máu.
D. Microalbumin nước tiểu
B. Glucose nước tiểu
Có thể theo dõi bệnh đái tháo đường bằng %HbA1C trên bệnh nhân đái tháo đường nào?
A. Suy thận mạn
B. Có bệnh Hb
C. Tăng cholesterol máu
D. Thiếu máu cấp hoặc mạn tính
C. Tăng cholesterol máu
Hiện tượng tăng nồng độ ceton máu ở bệnh nhân đái tháo đường là do nguyên nhân nào?
A. Tăng tổng hợp thể ceton từ glucose
B. Nồng độ insulin giảm kích thích các mô tổng hợp thể ceton
C. Tăng phân giải mỡ tạo thể ceton
D. Lượng glycogen tăng lên kích thích gan tạo thể ceton
C. Tăng phân giải mỡ tạo thể ceton
Kết quả xét nghiệm thu được sẽ nằm dao động về cả hai phía so với giá trị thực.
A. Sai số ngẫu nhiên (Random error)
B. Sai số thô bạo (Gross error)
C. Sai số hệ thống (Systematic error)
D. Sai số toàn bộ (Total error)
A. Sai số ngẫu nhiên (Random error)
Quản lý chất lượng (QM)
A. Là các biện pháp nhằm phát hiện sai số, nguyên nhân gây sai số để đề ra biện pháp khắc phục sai số.
B. Là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ thống QM giúp hạn chế tối đa các sai sót có thể xảy ra trong quá trình XN.
C. Là các hoạt động phối hợp để định hướng một tổ chức đạt các yêu cầu chất lượng.
D. Tất cả đều sai.
C. Là các hoạt động phối hợp để định hướng một tổ chức đạt các yêu cầu chất lượng.
Đảm bảo chất lượng (QA)
A. Là các biện pháp nhằm phát hiện sai số, nguyên nhân gây sai số để đề ra biện pháp khắc phục sai số.
B. Là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ thống QM giúp hạn chế tối đa các sai sót có thể xảy ra trong quá trình XN.
C. Là các hoạt động phối hợp để định hướng một tổ chức đạt các yêu cầu chất lượng.
D. Tất cả đều sai.
B. Là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ thống QM giúp hạn chế tối đa các sai sót có thể xảy ra trong quá trình XN.
Kiểm tra chất lượng (QC)
A. Là các biện pháp nhằm phát hiện sai số, nguyên nhân gây sai số để đề ra biện pháp khắc phục sai số.
B. Là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ thống QM giúp hạn chế tối đa các sai sót có thể xảy ra trong quá trình XN.
C. Là các hoạt động phối hợp để định hướng một tổ chức đạt các yêu cầu chất lượng.
D. Tất cả đều sai.
A. Là các biện pháp nhằm phát hiện sai số, nguyên nhân gây sai số để đề ra biện pháp khắc phục sai số.
Mục đích của nội kiểm tra KHÔNG bao gồm điều gì?
A. Do PXN tự đề ra kế hoạch và thực hiện.
B. Phát hiện sai số, tìm nguyên nhân sai số và đề ra biện pháp khắc phục.
C. Đánh giá mức độ tin cậy của XN thông qua thiết bị, thuốc thử XN, tay nghề KTV và phương pháp phân tích.
D. Hình thức: gửi các mẫu mù để đánh giá PXN.
D. Hình thức: gửi các mẫu mù để đánh giá PXN.
Mục đích của ngoại kiểm tra KHÔNG bao gồm điều gì?
A. Do một cơ sở độc lập tiến hành đánh giá
B. Phát hiện sai số, tìm nguyên nhân sai số và đề ra biện pháp khắc phục.
C. Tìm nguyên nhân sai số và đề ra biện pháp khắc phục cho PXN chưa đạt.
D. Làm cơ sở khoa học cho việc đạt chất lượng quy định và chuẩn hóa các PXN
B. Phát hiện sai số, tìm nguyên nhân sai số và đề ra biện pháp khắc phục.
Lượng LDL-c trong máu được ước tính bằng công thức Friedewald có đặc điểm nào?
A. Tất cả đều sai
B. Phụ thuộc vào nồng độ triglyceride trong máu
C. Độc lập với nồng độ HDL-c trong máu
D. Cần có thông số VLDL-c
B. Phụ thuộc vào nồng độ triglyceride trong máu
Kết quả xét nghiệm lipid máu của một người như sau: cholesterol toàn phần 6,88 mmol/L (3,8-5,2); HDL-c 0,96 mmol/L (0,9-1,5); LDL-c 1,69 mmol/L (tuỳ theo yếu tố nguy cơ); triglycerid 9,31 mmol/L (0,5-1,7). Kết quả trên có hợp lý không? Vì sao?
A. Không hợp lý, vì bất tương xứng giữa nồng độ LDL-c và cholesterol toàn phần
B. Hợp lý, vì người này có thể tăng VLDL-c
C. Không hợp lý, vì cholesterol toàn phần tăng cao mà cả HDL-c và LDL-c đều thấp
D. Hợp lý, vì nồng độ triglyceride cao có thể gây sai lệch trong kỹ thuật định lượng cholesterol
D. Hợp lý, vì nồng độ triglyceride cao có thể gây sai lệch trong kỹ thuật định lượng cholesterol
Kết quả xét nghiệm bilan lipid của một bệnh nhân: Cholesterol toàn phần 6,85 mmol/L, Triglycerid 3,42 mmol/L, HDL-c 1,96 mmol/L. Phòng xét nghiệm không định lượng trực tiếp LDL-c. Hỏi kết quả LDL-c của người bệnh này là bao nhiêu?
A. 2,52 mmol/L
B. 3,67 mmol/L
C. 4,18 mmol/L
D. 4,40 mmol/L
B. 3,67 mmol/L
Một bệnh nhân nam 45 tuổi, BMI 25, có tiền sử tăng cholesterol (~ 300mg / dL), với mức triglycerid bình thường (~ 125 mg / dL), và mức HDL (48 mg / dL) . Điều trị bằng statin đã làm giảm cholesterol huyết thanh của anh ấy xuống còn 180 mg / dL. Cha của bệnh nhân có tiền sử tương tự và chết vì đau tim ở tuổi 48. Một đột biến tiềm ẩn ở bệnh nhân này sẽ nằm trong loại protein nào sau đây?
A. LCAT
B. CETP
C. Apo B100
D. Thụ thể LDL
C. Apo B100
Nhiều phòng thí nghiệm lâm sàng báo cáo giá trị lipid bằng cách sử dụng giá trị được tính toán cho LDL. Phép tính này ước tính hàm lượng cholesterol trong các hạt nào sau đây ở điều kiện đói?
A. HDL
B. LDL
C. IDL
D. VLDL
B. LDL
Tác dụng nào sau đây không phải của TNF-α:
A. Tăng đề kháng insulin
B. Tăng ly giải triglycerid vào máu
C. Tăng hấp thu FFA vào tế bào có nhân
D. Giảm tiết adiponectin
C. Tăng hấp thu FFA vào tế bào có nhân
Rối loạn lipid máu trong Hội chứng chuyển hóa đặc trưng bởi sự:
A. Tăng nồng độ TG và giảm nồng độ HDL-c
B. Giảm nồng độ LDL-c và tăng nồng độ HDL-c
C. Tăng mạnh nồng độ HDL-c
D. Tăng nồng độ HDL và giảm nồng độ HDL-c
A. Tăng nồng độ TG và giảm nồng độ HDL-c
Câu sai khi nói về hội chứng chuyển hóa là:
A. Hai cơ chế quan trọng nhất tạo nên HCCH là: rối loạn chức năng mô mỡ và tình trạng đề kháng insulin
B. Là một rối loạn đa cơ quan
C. Biểu hiện lâm sàng là: tăng TG máu, tăng HDL-c máu, béo bụng,…
D. Điều trị HCCH bao gồm phương thức dùng thuốc và không dùng thuốc
C. Biểu hiện lâm sàng là: tăng TG máu, tăng HDL-c máu, béo bụng,…
Một bệnh nhân nam, 37 tuổi đến khám vì bị khó thở, không có tiền sử bệnh Đái tháo đường và Huyết áp, anh này có lối sống ít vận động và hay hút thuốc lá. Sau khi khám sức khỏe thu được các chỉ số sau: BMI = 33 kg/m2, HDL-c máu = 30 mg/dL, glucose máu lúc đói = 120 mg/dL, huyết áp đo được là 133/85 mmHg, nặng 80kg. Khả năng cao người này bị:
A. ĐTĐ thể LADA
B. Hội chứng chuyển hóa
C. Người này hoàn toàn bình thường
D. Hội chứng vành cấp
B. Hội chứng chuyển hóa
Ở người bị HCCH, việc tăng adipokin nào làm tăng hình thành huyết khối:
A. Leptin
B. PAI-1
C. Adiponectin
D. Tất cả đều đúng
B. PAI-1
Một trong những tác dụng của IL-6 là kiểm soát khẩu vị và năng lượng thu vào, chức năng này giống với chức năng của adipokin nào sau đây:
A. Leptin
B. ARF
C. FFA
D. PAI-1
A. Leptin
Tiêu chuẩn nào không được dùng để xác định HCCH:
A. Người đang dùng thuốc hạ huyết áp
B. Chu vi vòng eo >= 102 cm ở nam
C. TG máu <100 mg/dL
D. Huyết áp >=130/85 mmHg
C. TG máu <100 mg/dL
Huyết thanh thu được từ một mẫu máu (trước ăn) của bệnh nhân nam 52 tuổi bị viêm tụy, sau ly tâm thấy rất đục. Mẫu để qua đêm trong tủ lạnh (2 - 8°C) vẫn thấy đục không đổi. Hãy nhận định khả năng mẫu đã tăng loại lipoprotein nào?
A. Lipoprotein tỉ trọng cao (HDL)
B. Lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL)
C. Chylomicron
D. Lipoprotein tỉ trọng rất thấp (VLDL)
D. Lipoprotein tỉ trọng rất thấp (VLDL)