HSLS - CUỐI KÌ TỔNG ÔN Flashcards
Đâu là điểm quan trọng nhất khi lựa chọn một thông số sinh học làm chất mô tả một chức năng sinh lý của một cơ quan trong cơ thể?
A. Tính đặc hiệu
B. Cửa sổ chẩn đoán đủ dài
C. Kỹ thuật phân tích đơn giản
D. Chi phí hợp lý
A. Tính đặc hiệu
Loại lipoprotein nào có thành phần triacylglycerol cao nhất?
A. LDL
B. HDL
C. Chylomicron
D. VLDL
C. Chylomicron
Nồng độ triglycerid cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch KHÔNG do yếu tố nào?
A. Tạo ra nhiều LDL nhỏ-đậm đặc
B. Tạo ra nhiều HDL nhỏ-đậm đặc
C. Hoạt hóa CETP (Cholesterol ester transfer protein)
D. Làm tăng lượng Chylomicron và VLDL
D. Làm tăng lượng Chylomicron và VLDL
Thành phần nào cần được điều chỉnh theo yếu tố nguy cơ của người bệnh?
A. Triglycerid
B. HDL-c
C. LDL-c
D. Cholesterol toàn phần
C. LDL-c
Xét nghiệm nào là tối ưu để theo dõi biến chứng thận của bệnh đái tháo đường?
A. Định lượng microalbumin niệu
B. Định lượng creatinine máu
C. Định lượng albumin máu
D. Định lượng ure máu
A. Định lượng microalbumin niệu
Không thể theo dõi biến chứng thận của bệnh đái tháo đường bằng các xét nghiệm nào?
A. Creatinin máu.
B. Glucose nước tiểu
C. Protein nước tiểu
D. Microalbumin nước tiểu
B. Glucose nước tiểu
Kết quả xét nghiệm máu cho thấy: glucose giảm nặng, insulin tăng, C-peptid tăng là biểu hiện của tình trạng nào?
A. Tiêm quá liều insulin
B. Giảm glucose máu cấp
C. Đái tháo đường type 2
D. Khối u tế bào beta gây tăng tiết insulin
D. Khối u tế bào beta gây tăng tiết insulin
Nồng độ glucose trong mẫu máu toàn phần nếu để lâu trên 1 giờ không phân tích có thể thay đổi theo hướng nào?
A. Giảm theo thời gian
B. Không thay đổi
C. Giảm trong 2 giờ đầu
D. Tăng theo thời gian
A. Giảm theo thời gian
Bệnh nhân đái tháo đường thường có tăng lượng lipid nào trong máu?
A. Phosphatidyl choline
B. Triacylglycerol
C. Sphingomyelin
D. Cholesterol
B. Triacylglycerol
Mức HbA1C cần điều chỉnh để phòng ngừa bệnh mạch máu lớn ở bệnh nhân đái tháo đường là bao nhiêu?
A. <6%
B. <6,5%
C. <7 %
D. <7,5%
C. <7 %
Loại lipid máu nào được xem là yếu tố nguy cơ quan trọng cho bệnh tim mạch?
A. Phospholipid
B. Cholesterol toàn phần
C. LDL-cholesterol
D. Triglycerid
C. LDL-cholesterol
Bệnh tăng cholesterol máu gia đình là một tình trạng do đột biến gen mã hóa thụ thể LDL, gây ảnh hưởng đến quá trình nào?
A. Thu nhận cholesterol bởi các mô
B. Tổng hợp HDL do thiếu apoA
C. Vận chuyển cholesterol từ các mô ngoài gan về gan
D. Con đường giáng hóa cholesterol
A. Thu nhận cholesterol bởi các mô
Hiện tượng tăng nồng độ ceton máu ở bệnh nhân đái tháo đường là do nguyên nhân nào?
A. Tăng phân giải mỡ tạo thể ceton
B. Lượng glycogen tăng lên kích thích gan tạo thể ceton
C. Nồng độ insulin giảm kích thích các mô tổng hợp thể ceton
D. Tăng tổng hợp thể ceton từ glucose
A. Tăng phân giải mỡ tạo thể ceton
Bệnh tăng cholesterol máu gia đình là một tình trạng do đột biến gen mã hóa apoB100, gây ảnh hưởng đến quá trình nào?
A. Tổng hợp HDL do thiếu apoA
B. Vận chuyển cholesterol từ gan đến các mô ngoại biên
C. Con đường giáng hóa cholesterol
D. Thu nhận cholesterol bởi các mô
D. Thu nhận cholesterol bởi các mô
Phương pháp nào là chính xác nhất trong định lượng LDL-cholesterol trong máu?
A. Tất cả đều sai
B. Ước tính bằng công thức Friedewald
C. Định lượng trực tiếp bằng phương pháp enzyme
D. Ước tính bằng công thức de Cordova
C. Định lượng trực tiếp bằng phương pháp enzyme
Câu nào SAI khi nói về HbA1c?
A. Trị số HbA1c có thể giảm trong trường hợp bệnh nhân bị mất máu hoặc suy thận mạn
B. Đơn vị của HbA1c có thể là % hoặc mmol/mol
C. HbA1c phản ánh trị số glucose máu trung bình trong 2-3 tháng trước của bệnh nhân
D. HbA1c có thể tăng sau bữa ăn giàu glucid
D. HbA1c có thể tăng sau bữa ăn giàu glucid
Các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch do xơ vữa gồm có: lối sống thụ động, béo phì, hút thuốc lá, bệnh đái tháo đường, cao huyết áp và rối loạn lipid máu. Yếu tố nguy cơ nào nêu trên, nếu xuất hiện ở một bệnh nhân chưa từng bị nhồi máu cơ tim, thì bệnh nhân đó cần điều chỉnh nồng độ LDL-cholesterol trong huyết thanh < 70 mg/dL?
A. Cao huyết áp
B. HbA1c 10%
C. Béo phì
D. Triglycerid máu 350 mg/dL
B. HbA1c 10%
Ngưỡng thận của glucose là gì?
A. Là khả năng đào thải glucose qua đường thận trong 1 phút.
B. Là nồng độ glucose tối đa mà thận có thể bài tiết trong ngày
C. Là độ nhạy (ngưỡng phát hiện) của xét nghiệm glucose niệu
D. Là nồng độ glucose tối đa mà thận có thể tái hấp thu hoàn toàn
D. Là nồng độ glucose tối đa mà thận có thể tái hấp thu hoàn toàn
Bệnh nhân nam, 57 tuổi, khám sức khỏe định kỳ, ghi nhận vòng eo 104 cm. Tiền căn tăng huyết áp, đang điều trị đều, huyết áp hiện tại 120/80 mmHg. Chưa ghi nhận tiền căn bệnh lý khác. Để xác định chẩn đoán hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân này, các xét nghiệm sau đây là cần thiết, NGOẠI TRỪ:
A. Glucose máu khi đói
B. HDL-c máu
C. Triglycerid máu
D. Đạm niệu vi thể (microalbumin niệu)
D. Đạm niệu vi thể (microalbumin niệu)
Nghiệm pháp gây tăng đường huyết để chẩn đoán đái tháo đường cần xét nghiệm tối thiểu bao nhiêu mẫu glucose máu?
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
B. 2
Bệnh nhân nữ, 58 tuổi, cân nặng 60 kg, chiều cao 150 cm. Kết quả xét nghiệm đường huyết nhịn ăn 2 lần cách nhau 3 ngày lần lượt là 7,7 và 6,9 mmol/L (khoảng tham chiếu 3,9-6,1 mmol/L). Bệnh nhân không có triệu chứng cơ năng và thực thể bất thường. Chẩn đoán hợp lý trong trường hợp này là gì?
A. Đái tháo đường týp 2
B. Rối loạn dung nạp glucose.
C. Rối loạn đường huyết đói
D. Bình thường.
C. Rối loạn đường huyết đói
Một người nam, 36 tuổi, không có tiền căn bệnh lý gì, xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ cho kết quả nồng độ glucose máu lúc đói là 6,7 mmol/L (4,4-6,1). Người này cần làm gì tiếp theo?
A. Nên làm nghiệm pháp tăng glucose máu đường uống để xác định chẩn đoán.
B. Nên xét nghiệm %HbA1c để xác định chẩn đoán.
C. Nên xét nghiệm lại glucose máu đói sau 07 ngày để xác định chẩn đoán.
D. Không cần kiểm tra gì thêm vì kết quả này là bình thường so với tuổi và yếu tố nguy cơ
C. Nên xét nghiệm lại glucose máu đói sau 07 ngày để xác định chẩn đoán.
Bệnh nhân nam, 70 tuổi, tiền căng THA, ĐTĐ típ 2 kiểm soát kém, nhập viện vì cảm giác đè nặng ngực trái trong 2 giờ trước nhập viện, vã mồ hôi, tinh thần lo lắng. Hiện tại sinh hiệu bệnh nhân ổn, ECG không thấy có thay đổi ST-T, không có sóng Q. Siêu âm tim bình thường. Nồng độ cTnT lúc nhập viện là 10ng/L, sau 1 giờ là 11,5ng/L, bác sĩ nên làm gì tiếp theo?
A. Cho bệnh nhân xuất viện
B. Cho bệnh nhân nhập viên, tư vấn cho người nhà chuẩn bị chụp DSA mạch vành
C. Cho bệnh nhân nằm theo dõi, 1 giờ sau lấy máu làm lại cTnT
D. Cho bệnh nhân nằm lưu theo dõi sinh hiệu và triệu chứng nặng ngực
A. Cho bệnh nhân xuất viện
Bệnh nhân nữ, 80 tuổi, tiền căng THA, suy tim NYHA 3, suy thận mạn giai đoạn cuối, nhập viện vì khó thở, tinh thần lo lắng, bồn chồn. Hiện tại sinh hiệu ổn, ECG không thấy có thay đổi ST-T, không có sóng Q. Siêu âm tim bình thường. Nồng độ cTnT lúc nhập viện là 65ng/L, bác sĩ nên làm gì tiếp theo?
A. Cho bệnh nhân xuất viện
B. Cho bệnh nhân nhập viên, tư vấn cho người nhà chuẩn bị chụp DSA mạch vành
C. Cho bệnh nhân nằm theo dõi, 1 giờ sau lấy máu làm lại cTnT
D. Cho bệnh nhân nằm lưu theo dõi sinh hiệu và triệu chứng nặng ngực
B. Cho bệnh nhân nhập viên, tư vấn cho người nhà chuẩn bị chụp DSA mạch vành