Định luật bảo toàn chuyển hóa năng lượng Flashcards
Năng lượng cơ học
Phát triển trong quá trình di chuyển của tế bào, chuyển động các roi, tái tổ chức các cấu trúc nội bào và thay đổi hình dạng tế bào
Năng lượng điện
Được tạo ra khi các electron di chuyển từ nơi này tới nơi khác, thường được biểu hiện dưới dạng dòng điện.
Năng lượng điện từ
thường xuất hiện dưới dạng bức xạ, vùng ánh sáng nhìn thấy hoặc gần nhìn thấy được
Năng lượng hóa học
Năng lượng có thể được giải phóng từ các phản ứng hóa học
Nhiệt năng/ nhiệt
được tạo ra như một phần của các quá trình chuyển đổi năng lượng thông thường hay khi năng lượng dư thừa được thải ra ngoài môi trường
Năng lượng nguyên tử
Được chứa trong chính cấu trúc của nguyên tử và được giải phóng dưới dạng bức xạ nguyên tử => không thể được sử dụng trong đời sống sinh vật
Năng lượng vũ trụ được duy trì không thay đổi
E(uni)= E(sys)+ E(surr)
Định luật bảo toàn năng lượng (Nguyên lý 1 nhiệt động học)
Năng lượng không thể tự sinh ra hoặc mất đi. Năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc chuyển từ hệ đến môi trường hay ngược lại
Enthalpy
một hàm phức tạp gồm nội năng của hệ cộng với tích của thể tích hệ và áp suất đặt lên hệ
H= U +PV
Hiệu ứng nhiệt phản ứng
Hiệu ứng nhiệt phản ứng là nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của một phản ứng hóa học
Truyền nhiệt
Có ba cách: dẫn truyền, đối lưu và bức xạ
-Năng lượng được truyền từ vật nóng sang lạnh, từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp.
Dẫn truyền
-Sự truyền nhiệt trong chất rắn, lỏng và khí; do các phân tử va chạm với nhau và chuyển nhiệt năng qua vật liệu
Đối lưu
Sự truyền nhiệt mà nhiệt truyền đi là do chuyển động thực tế của chất lỏng hoặc chất khí
Sự bức xạ
Vật nóng, đặc biệt là trên 100 độ, phát ra các tia hồng ngoại, các tia này sẽ hấp thụ khi va chạm với vật thể và gây ra sự gia tăng nhiệt
Nhiệt sinh (nhiệt tạo thành)
nhiệt sinh của một hợp chất là hiệu ứng nhiệt của phản ứng tạo thành một mol chất đó, từ các đơn chất tương ứng với TRẠNG THÁI TỰ DO BỀN VỮNG NHẤT