C1 Flashcards
Tài chính quốc tế (TCQT) là gì?
TCQT là tập hợp những quan hệ tài chính có phạm vi hoạt động vượt ra khỏi biên giới của quốc gia.
3 nguyên nhân chính hình thành thị trường tài chính quốc tế là gì?
- Các học thuyết lịch sử (lợi thế so sánh, vòng đời sản phẩm)
- Nhu cầu của doanh nghiệp (tối đa hóa lợi nhuận, ngừa rủi ro, đa dạng hóa, đầu cơ)
- Cơ chế kinh tế quốc gia chuyển từ nền kinh tế đóng sang nền kinh tế mở
Nền kinh tế đóng là gì?
Là nền kinh tế không có hoạt động xuất nhập khẩu và không có sự di chuyển dòng vốn với các nền kinh tế khác.
Ví dụ về nền kinh tế đóng?
Trước năm 1986, Việt Nam là nền kinh tế đóng. Triều Tiên hiện nay vẫn là ví dụ điển hình – còn sử dụng bếp củi trong chung cư.
Vai trò của công nghệ Nhật Bản trong ngành thủy sản Việt Nam? ( vd của nền kt mở)
Trước đây, ngư dân Việt Nam không thể giữ độ tươi và chất lượng cá đánh bắt xa bờ. Nhờ công nghệ Nhật Bản, chất lượng cá được cải thiện đáng kể.
Nền kinh tế mở là gì?
Là nền kinh tế có hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư tài chính với các nền kinh tế khác – hoạt động vượt khỏi biên giới quốc gia.
Ví dụ về tác động của nền kinh tế mở?
Khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, Việt Nam cũng phải phá giá tiền đồng theo. Thị trường chứng khoán toàn cầu cũng chịu ảnh hưởng.
Vì sao độ mở/GDP của các nước đang phát triển cao hơn nước phát triển?
Vì các nước phát triển có GDP lớn và khả năng tự thỏa mãn nhu cầu cao, nên độ mở/GDP nhỏ dù có hoạt động xuất nhập khẩu lớn.
Cơ sở hình thành và phát triển của tài chính quốc tế là gì?
- Quan hệ thương mại quốc tế
- Quan hệ hợp tác giữa các quốc gia về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội
- Di chuyển vốn giữa các nước do khác biệt hiệu quả biên của vốn
- Xu thế mở cửa, hội nhập và toàn cầu hóa
Tại sao có sự di chuyển vốn giữa các nước?
Vì hiệu quả biên của vốn đầu tư ở các quốc gia khác nhau, khiến dòng vốn chảy đến nơi có hiệu quả cao hơn.
Xu thế toàn cầu hóa ảnh hưởng thế nào đến tài chính quốc tế?
Toàn cầu hóa thúc đẩy hội nhập tài chính, làm gia tăng các giao dịch và luồng vốn vượt biên giới.
Câu hỏi
Trả lời
Các giai đoạn chính của hệ thống tiền tệ quốc tế là gì?
- Chế độ đồng bản vị/song bản vị (trước 1870) | 2. Bản vị vàng (1880-1914) | 3. Giai đoạn chiến tranh (1914-1944) | 4. Bretton Woods (1944-1970s) | 5. Hậu Bretton Woods (1970s đến nay)
Chế độ đồng bản vị/song bản vị là gì?
Hệ thống tiền tệ dùng cả vàng và bạc làm phương tiện lưu thông và trao đổi, tồn tại trước năm 1870
Tại sao chế độ song bản vị ở Mỹ sụp đổ?
Chênh lệch tỷ lệ vàng:bạc giữa Mỹ và Châu Âu dẫn đến đầu cơ chênh lệch giá; vàng bị rút khỏi Mỹ, bạc dư thừa khiến hệ thống mất cân bằng
Thực tế Mỹ áp dụng chế độ nào trong giai đoạn song bản vị?
Dù trên lý thuyết là song bản vị, thực tế người dân và chính phủ chỉ dùng vàng → hoạt động như bản vị vàng
Trong giai đoạn 1, vàng có được đổi trực tiếp ra đô la không?
Có, giá trị USD được ấn định bằng lượng vàng cụ thể: 1 USD = 1,603g vàng
Chế độ bản vị vàng (1880-1914) có đặc điểm gì?
- Tiền giấy quy đổi sang vàng với tỷ lệ cố định | 2. Vàng là phương tiện thanh toán quốc tế | 3. Lượng tiền phải tương ứng với dự trữ vàng
Ưu điểm của chế độ bản vị vàng là gì?
Ổn định giá trị tiền tệ, kiểm soát lạm phát, tự động cân bằng cán cân thương mại
Nhược điểm của chế độ bản vị vàng?
Khối lượng vàng khai thác không theo kịp tăng trưởng kinh tế, chính phủ không linh hoạt cung tiền khi suy thoái
Điều gì xảy ra với hệ thống tiền tệ quốc tế trong hai cuộc chiến tranh thế giới?
Bản vị vàng bị hủy bỏ do in tiền quá mức, lạm phát tăng → chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi
Hệ thống bản vị hối đoái vàng (1925–1931) là gì?
Là nỗ lực tái lập mối liên hệ giữa tiền và vàng sau chiến tranh nhưng có điều chỉnh tỷ giá theo tình hình kinh tế
Tác động của Đại khủng hoảng 1929–1933 đến hệ thống tiền tệ quốc tế?
Làm tan rã các khối tiền tệ, nhiều nước từ bỏ bản vị vàng, hệ thống thương mại-tài chính mất ổn định