VĐ4 - ĐLKC CHỐNG TDP (1945-1954) Flashcards
#GIAI ĐOẠN 1945 - 1946: #Bối cảnh: Vì sao phong trào cách mạng trên thế giới phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai?
Do có được thuận lợi đó là phe đồng minh đánh bại phe phát xít cho nên cách mạng giải phóng dân tộc nhờ đó vùng lên phát triển ở khắp các châu lục, nhiều dân tộc vùng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập như dân tộc Việt Nam chúng ta.
#GIAI ĐOẠN 1945 - 1946: #Bối cảnh: Vì sao phe đế quốc giai đoạn này suy yếu?
1 - Liên Xô giúp đỡ nhiều nước CNXH -> sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới khiến cho phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội
-> Có tài liệu nói rằng đây là 3 trào lưu cách mạng, 3 dòng thác cách mạng. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ba trào lưu cách mạng này có bước phát triển mới, cùng tiến công vào chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân từ nhiều phía với nhiều mức độ khác nhau.
#GIAI ĐOẠN 1945 - 1946: Vì sao trong chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”, Đảng vẫn xác định tính chất của cuộc cách mạng Đông Dương vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng?
1 - Vì nước ta chưa toàn hoàn được độc lập, sau Cách mạng Tháng 8/1945, kẻ thù của chúng ta là thực dân Pháp đã ngay lập tức quay trở lại xâm lược đánh chiếm Sài Gòn.
2 - chúng ta cũng phải đối mặt với sự chống phá của nhiều những đối tượng kẻ thù khác cũng âm mưu xâm lược,
-> chính vì vậy, cuộc cách mạng của chúng ta lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng, vẫn phải chống Pháp để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
#GIAI ĐOẠN 1945 - 1946: #Bối cảnh: Những tổn thất đối với chủ nghĩa đế quốc sau khi kết thúc CTTG thứ hai?
1 - Đối với các nước phát xít: Đức, Ý, Nhật là những nước bại trận, thất bại nặng nề
2 - Đối với các nước Đồng minh: là những nước thắng trận nhưng cũng chịu những tổn thất khi tham gia chiến tranh.
3 - Nước Mỹ nổi lên như một nhân tố mới của thế giới- là nước không chịu ảnh hưởng nhiều của CTTG2, mà mạnh lên trên 3 phương diện: khoa học, quân sự, kinh tế nhờ buôn bán vũ khí trong chiến tranh thế giới thứ hai
#GIAI ĐOẠN 1945 - 1946: #Bối cảnh: Thuận lợi của nước ta sau CMT8
1 - Nước ta chuyển từ một nước thuộc địa thành nước độc lập.
2 - Nhân dân từ thân phận nô lệ thành người làm chủ,
3 - Đảng từ chỗ hoạt động bí mật ra hoạt động công khai, trở thành Đảng cầm quyền – Đảng lãnh đạo chính quyền.
4 - Nhân dân tin tưởng vào Đảng - Chính Quyền
#GIAI ĐOẠN 1945 - 1946: #Bối cảnh: Khó khăn của nước ta sau CMT8
1 - Giặc ngoại xâm:
Quân Tưởng, Quân Anh + Pháp (Chiếm Nam Bộ), Quân Nhật (vẫn còn 8 vạn được quân Anh Đồng minh sử dụng trong âm mưu chiếm Sài Gòn)
2 - Các tổ chức phản động trong nước và tay sai: chưa bao giờ có nhiều giặc ngoại xâm và nội phản đến thế
3 - Phải đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế, văn hóa - xã hội: nạn đói, giặc đói, nạn mù chữ, tài chính, tệ nạn xã hội,…
#GIAI ĐOẠN 1945 - 1946: #Bối cảnh: Khó khăn của nước ta sau CMT8 về mặt các tổ chức phản động trong nước và tay sai như thế nào:
2 - Các tổ chức phản động trong nước và tay sai: chưa bao giờ có nhiều giặc ngoại xâm và nội phản đến thế
Việt Quốc = Việt Nam quốc dân đảng (quân tay sai của Tưởng)
Đảng Đại Việt = tay sai của Nhật
Đảng phái phản động
GIAI ĐOẠN 1945 - 1946:
#Chủ trương kháng chiến kiến quốc
Kẻ thù chính được xác định là ai?
Hai nhiệm vụ chiến lược mới của cách mạng VN là?
Kẻ thù chính: thực dân Pháp xâm lược
Hai nhiệm vụ mới: xây dựng đất nước và bảo vệ đất nước
#GIAI ĐOẠN 1945 - 1946: Vì sao trong chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”, Đảng xác định kẻ thù chính của chúng ta là thực dân Pháp trong khi ở Đông Dương vẫn còn rất nhiều những đối tượng kẻ thù khác?
Trên cơ sở phân tích âm mưu của từng đối tượng kẻ thù, đặc biệt là Tưởng và Pháp. (Còn Mỹ và Anh giai đoạn này mặc dù có âm mưu xâm lược nhưng chưa thực hiện âm mưu đó nên tạm thời thông qua một nước khác để hòng đè bẹp phong trào cách mạng ở Đông Dương: Mỹ thông qua Tưởng, Anh thông qua Pháp
Tưởng: kẻ nguy hiểm nhưng không phải nguy hiểm nhất
Pháp: chủ đích quay lại chiếm Nam bộ
GIAI ĐOẠN 1945 - 1946:
Nhiệm vụ cần kíp của cách mạng nước ta là MẤY nhiệm vụ?
Nhiệm vụ nào là nhiệm trung tâm của cách mạng thời kỳ 1945 - 1946?
1 - củng cố, giữ vững chính quyền
2 - kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
3 - bài trừ nội phản
4 - cải thiện đời sống nhân dân.
Đảng khẳng định nhiệm vụ củng cố giữ vững chính quyền là nhiệm vụ trung tâm của cách mạng thời kỳ 1945-1946
#GIAI ĐOẠN 1945 - 1946: Căn cứ nào để Đảng khẳng định nhiệm vụ củng cố giữ vững chính quyền là nhiệm vụ trung tâm của cách mạng thời kỳ 1945-1946?
1 - Căn cứ lý luận: CNMLN về chính quyền nhà nước: là vấn đề cơ bản, là vấn đề trung tâm, giành CQ đã khó, giữ CQ còn khó hơn nhiều
2 - Căn cứ thực tiễn: chính quyền hiện tại non yếu, hệ thống tổ chức BMNN chưa được kiện toàn
- Là đối tượng tấn của cả giặc ngoại xâm và nội phản.
#GIAI ĐOẠN 1945 - 1946: Sách lược/Biện pháp đối phó với kẻ thù trong giai đoạn 1945 - 1946
Lúc đầu, hòa với Tưởng ở miền Bắc và tập trung kháng chiến ở miền Nam
Sau đó, Tổ chức kháng chiến ở Nam Bộ
Cuối cùng, hòa với Pháp
#GIAI ĐOẠN 1945 - 1946: #Sách lược: Vì sao chúng ta lựa chọn hòa với Tưởng/Pháp?
Hòa Tưởng vì muốn tránh xung đột cùng một lúc với nhiều kẻ thù, hòa hoãn để chuẩn bị kháng chiến ở Nam Bộ
Hòa Pháp vì cũng muốn tránh xung đột cùng một lúc nhiều kẻ thù, Pháp thất bại trong Nam nên muốn đẩy ra Bắc, việc Pháp bắt tay với Tưởng là không tránh khỏi -> Hòa hoãn với Pháp để đẩy nhanh Tưởng ra khỏi miền Bắc.
#GIAI ĐOẠN 1945 - 1946: Nguyên tắc hòa hoãn với Pháp là gì?
Có nghĩa là mặc dù có sự nhân nhượng về kinh tế nhưng luôn giữ vững mục tiêu chính trị
#GIAI ĐOẠN 1945 - 1946: Những biện pháp chủ yếu để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng giai đoạn 1945 - 1946 là gì?
- Biện pháp về chính trị: xây dựng legal basis cho chính quyền, sự hợp pháp cho chính quyền
- Biện pháp về quân sự nhằm xây dựng, củng cố lực lượng để bảo vệ chính quyền
- Biện pháp về kinh tế, tài chính: nhằm xây dựng cơ sở kinh tế cho chính quyền Nhà nước, cải thiện đời sống nhân dân.
- Biện pháp về xây dựng văn hóa, giáo dục: nhằm xây dựng cơ sở kinh tế cho chính quyền Nhà nước, cải thiện đời sống nhân dân.