Re Flashcards
Rễ thuộc cơ quan nào
là cơ quan dinh dưỡng của cây
Rễ mọc ntn
mọc từ trên xuống, để giữ chặt cây xuống đất
Nhiệm vụ của rễ
hấp thu nước và muối vô cơ hòa tan để nuôi cây
Một số rễ còn tích lũy chất dinh dưỡng
Rễ có thể mang lá không,
Rễ không bao giờ mang Lá
Rễ có lục lạp không
Không có lục lạp, trừ rễ KHÍ SINH ở họ Lan
Rễ chính là gì
Là bộ phận hình trụ, màu trắng mọc ra từ rễ mầm hướng xuống đất khi hạt nảy mầm
Rễ còn non có mấy vùng
5 vùng
- Chóp rễ
- Vùng tăng trưởng
- Vùng lông hút
- Vùng hóa bần
- Cổ rễ
Mô tả chóp rễ
Giống như 1 bao trắng úp lên ngọn rễ,
Có nhiệm vụ che chở đầu ngọn rễ.
Cấu tạo do nhiều lớp TB, lớp ngoài rụng đi từ từ, trong lúc nhiều lớp mới được tạo ra ở phía trong.
Chóp rễ có thể không có ở các rễ được phủ bởi một lớp sợi nấm, ở rễ mút của những cây ký sinh
Mô tả vùng tăng trưởng
Trên chóp rễ có vùng dài ~ vài mm và láng đó là vùng tăng trưởng
Giúp rễ mọc dài ra
Vùng này do các MPS ngọn ở phía đầu ngọn rễ tạo ra
Mô tả vùng lông hút
Trên vùng tăng trưởng là vùng lông hút
Mang nhiều lông nhỏ, mịn để hấp thu nước và muối khoáng cho cây.
Các lông này bắt đầu mọc từ phía dưới, càng lên mọc càng dài rồi sẽ rụng đi, trong khi ở phía dưới lại có những lông hút mới bắt đầu mọc.
Chiều dài của vùng lông hút không thay đổi đối với mỗi loài
Nhiệm vụ của chóp rễ
che chỡ đầu ngọn rễ
Chóp rễ có thể không có ở đâu
Các rễ được phủ bởi 1 lớp sợi nấm, ở rễ mút của những cây ký sinh.
Cấu tạo của chóp rễ
cấu tạo do nhiều lớp TB,
lớp ngoài rụng đi từ từ, trong lúc lớp mới được tạo ra ở phía trong
Nhiệm vụ của vùng tăng trưởng
giúp rễ mọc dài ra
vùng tăng trưởng do mô nào tạo ra
Do MPS ngọn ở phía đầu ngọn rễ tạo ra
Vùng tăng trưởng nằm ở đâu, kích thước, bề mặt ntn
trên chóp rễ , dài khoảng vài mm, bề mặt láng.
Vùng lông hút nằm ở đâu
trên vùng tăng trưởng
Vùng lông hút mang gì trên nó, để làm gì
mang những lông nhỏ, mịn để hấp thu nước và muối khoáng cho cây.
Hướng mọc của các lông hút
Bắt đầu mọc từ phía dưới, càng lên trên càng mọc dài, rồi rụng đi.
=> vì vậy chiều dài của vùng lông hút không thay đổi đối với mỗi loài.
Chiều dài của vung lông hút có thay đổi đối với mỗi loài không
Không
Mô tả vùng hóa bần
(Còn gọi là vùng phân nhánh) Nằm trên vùng lông hút Là một vùng trống, Không láng do lông hút rụng đi nên tầng TB ở phía dưới lông hút lộ ra và vách bị tẩm chất bần (Là tâng tầm chất bần ở rễ lớp Ngọc lan hay tầng suberoid ở rễ cây lớp Hành) Có nhiêm vụ che chở
Vùng hóa bần ở lớp Ngọc lan và ngành Thông
có các rễ con mọc ra và cũng mang đủ các bộ phận như rễ cái.
Các rễ con xếp thành hàng dọc trên rễ cái
Số lượng hàng rễ con là một con số không đổi ở mỗi loài cây và đặc trưng cho loài.
Các rễ con bậc nhất có thể mọc ra rễ con bậc 2, rễ bậc 2 có thể mọc ra rễ bậc 3… Tất cả hợp thành một hệ thống rễ.
Rễ con được mọc ra từ trụ bì
Mô tả cổ rễ
Là đoạn nối liền rễ với thân,
Tại vùng này hệ thống dẫn của rễ sẽ chuyển tiếp sang cấu tạo hệ mạch dẫn của thân
vùng hóa bần còn có tên gọi là gì
Vùng phân nhánh
Vị trí của vùng hóa bần
nằm trên vùng lông hút
bề mặt của vùng hóa bần
là một vùng trống, Không Láng
Do các rễ con đã rụng đi nên tầng TB phía dưới các lông hút lộ ra và vách bị tẩm chất bần ( chình là tầng tẩm chất bần ở rễ lớp Ngọc lan, hay tầng suberoid ở rễ cây lớp Hành)
rễ cây lớp hành có rễ con không
Không
Số lượng hàng (dọc) của rễ con lớp ngọc lan, ngành thông như thế nào
là một số không đổi ở từng loài
Các loại rễ gồm
Rễ Trụ Rễ chùm Rễ bất định Rễ củ Rễ mút rễ khí sinh
Rễ trụ
Rễ cái pt mạnh hơn rễ con
rễ cái mọc sâu xuống dưới đất
Đặt trưng cho Hạt trần, lớp Ngọc Lan
Rễ chùm
Rễ cái bị hoại sớm
Rễ con to gần bằng nhau
Mọc tua tủa thành bó ở gốc thân
Đặc trưng cho rễ lớp Hành
Rễ bất định
Mọc trên thân hay lá
Thân: mắt, nách lá, dọc theo thân (vị trí ko nhất định)
Thường gặp ở: cây họ Lúa, nhiều cây ở lớp Hành
(có thể phát triển thành cột chống đỡ)
Rễ củ
Rễ phồng to thành củ để tích trữ dưỡng liệu (tinh bột, inulin)
Rễ khí sinh
Mọc trong ko khí (có thể chứa diệp lục => thực hiện chức năng đồng hóa)
1 số có thể giúp cây bám dính
(rễ Lan)
Thân chính
Là một trục thường đứng
Tận cùng là chồi ngọn, nối tiếp với rễ là cổ rễ
Có thể phân nhánh, hay không phân nhánh
Nhánh
Phát sinh từ chồi bên, mọc ở nách lá
Thân cỏ (thân thảo)
Thân mềm Không có cấu tạo cấp 2 liên tục Có thể sống 1 năm hay nhiều năm: - Cỏ một năm: - Cỏ 2 năm - Cỏ nhiều năm (cỏ đa niên)
Cỏ 1 năm là gì
Đời sống của nó bắt đầu và kết thúc trong một mùa dinh dưỡng
Cỏ 2 năm là gì
Năm đầu: phát triển thân và lá. Thân có khi rất ngắn.
Năm thứ 2: sẽ xuất hiện thân mang hoa và quả và sau đó chết đi
Cỏ nhiều năm (cỏ đa niên là gì)
là cỏ có thân ngầm dưới đất, sống nhiều năm
Phần trên mặt đất thì hàng năm chết đi
(Thân trên mặt đất được hình thành từ chồi ngầm dưới đất)
Cây thân gỗ
Cây gỗ to (cao trên 25m) Cây gỗ vừa (cao 15-25m) Cây gỗ nhỏ (cao <15m) \+ cây nhỏ: (1-4m) \+ cây bụi: (<7m) \+ cây bụi leo \+ cây bụi nhỏ (cây nhỡ thấp)
Mô tả cây gỗ to
thân cây cao >25m
đường kính to
cấu tạo cấp 2 phát triển
thường sống lâu
Cây gỗ vừa (cây gỗ nhỡ)
cao 15-25m
Cây gỗ nhỏ
thân cao dưới <15
cây nhỏ
cao 1-4m (cây Bụp)
cây bụi
cao ko quá 7m
những cây thân gỗ nhiều năm
phân nhánh ngay từ gốc
(cây Sim, cây Mua)
cây bụi leo
là cây bụi nhưng phải dựa vào những cây khác để leo lên
Bông giấy
cây bụi nhỏ (cây nhỡ thấp)
phân dưới: hóa gỗ, sống dai
chóp nhánh: không hóa gỗ sẽ chết đi vào cuối thờ kỳ sinh dưỡng
(Yến bạch)
Thân cột
Hình trụ, thăng, không phân nhánh
Mang 1 bó lá ở ngọn
Dừa, Cau
Thân rạ
Rỗng ở lóng, đặc ở mắt
Lúa, Tre
Thân dây bò
Rau muống
có thể là gỗ hay cỏ
Thân quấn
Bìm bìm,
có thể là gỗ hay cỏ
Thân leo nhở vòi cuốn
Nho
có thể là gỗ hay cỏ
Thân trườn
Bông giấy
có thể là gỗ hay cỏ
Các kiểu tiết diện của thân
Tròn (đa số) Tam giác (họ Cối) Vuông (Hoa môi) hình 5 góc (họ Bầu bí) dẹt (cây Quỳnh)
Các kiểu bề mặt thân
khía dọc (Hoa tán)
hoặc có khánh
Bên trong thân
thường đặc
nhưng cũng có thân rỗng (Lúa)
Thân ở những cây thích ứng với khí hậu khô
có thân mập,
Lá thu hẹp thành gai (xương rồng)
Cây không có thân, lá đính thành hoa thị sát mặt đất là cây gì
Mã đề
Thật ra do các lóng quá ngắn nên xem như cây không có thân, và khi xem kỹ thì thấy các lá không đính cùng 1 mức
Chồi ngọn là gì
nằm ở đầu ngọn cây
cấu tạo bởi các lá non úp lên đỉnh sinh trưởng của cây
Ở 1 số cây chổi ngọn được bảo vệ bởi lá kèm rụng sớm (Đa búp đỏ)
thành phần của thân
Thân chính chồi ngọn mấu lóng chồi bên cành (nhánh)
Mấu
Chỗ lá đính vào thân
Lóng
Khoảng cách giữa 2 mấu kế tiếp nhau
+ Các lóng ở ngọn có thể mọc dài đến khi đạt độ dài cố định (tùy từng loài & môi trường)
Chồi bên
Giống chồi ngọn, nhưng mọc ở nách lá
Khi phát triển cho cành hoặc hoa
Cành
phát sinh từ chồi bên ở nách lá.
đầy đủ bộ phận như thân chính nhưng nhỏ hơn, mọc đâm xiên chứ không mọc thẳng đứng.
Góc giữa cành và thân khác nhau ở từng loại cây,
Độ lớn giữa góc giữa cành và thân
Có thể
+ Rất nhỏ: cành gần như mọc đứng (Trắc bách diệp)
+ Vuông góc: cành nằm ngang (Bàng)
+ Góc tù: cành sẽ rũ xuống (Liễu)
Sự biến đổi của cành
Cành biến thành lá (cành hình lá, diệp chi): Thiên môn đông, Măng tây
Cành biến thành gai: Bưởi, Bồ kết
Cành biến thành tua cuốn: (Lạc tiên, Nho)
Cành hình lá khác với lá thật ở chỗ
Cành hình lá không mang chồi ở nách
Cành biến thành gai khác với gai thật ở chỗ
Cách cấu tạo
+ Gai thật: lông bị hóa mô cứng do biểu bì nhô lên tạo thành