Phần 2: Nghiên cứu Flashcards

1
Q

Nghiên cứu là gì?

A

Nghiên cứu là bước cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình viết copywriting. Nghiên cứu trong copywriting là quá trình thu thập thông tin, dữ liệu và hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ, thị trường và khách hàng mục tiêu để tạo ra bài copy hiệu quả. (dành 70% để nghiên cứu trước khi viết bài).

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
2
Q

Trước khi bắt tay vào viết copywriting nên tự hỏi câu gì?

A

“Người đọc đã biết những gì rồi?”.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
3
Q

Awareness Stage gồm mấy giai đoạn, gồm những giai đoạn nào?

A

Giai đoạn Awareness Stage gồm 5 giai đoạn: Unaware; Problem aware; Solution aware; Product aware; Most aware.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
4
Q

Trình bày về khái niệm của thuật ngữ Market Sophistication.

A

Mức độ hiểu biết và quen thuộc của thị trường với một sản phẩm và dịch vụ cụ thể. “Khách hàng mục tiêu đã được nghe bao nhiêu lần về sản phẩm tương tự như của bạn trước đây?”.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
5
Q

Trình bày Level 1 của Market Sophistication

A
  • Level 1:
    + Là người đầu tiên trên thị trường.
    + Khách hàng mục tiêu chưa hề nghe về sản phẩm, dịch vụ tương tự như của bạn.
    => Trong trường hợp này nên viết copy chân thực và thẳng thắn nhất có thể, không cần màu mè hay dài dòng.
    VD: “Giảm cân bằng sản phẩm của chúng tôi ngay bây giờ”.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
6
Q

Trình bày Level 2 của Market Sophistication

A
  • Level 2:
    + Bạn là người thứ 2 trên thị trường.
    + Những lời hứa và tuyên bố trực tiếp vẫn có hiệu lực.
    => Lần này hãy giải thích kỹ hơn và làm câu copy hay hơn.
    Ví dụ: “Giảm 10kg trong vòng 1 tuần, nếu không hoàn trả tiền ngay lập tức”.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
7
Q

Trình bày Level 3 của Market Sophistication

A
  • Level 3:
    + Khách hàng tiềm năng đã nghe được tất cả các lời tuyên bố và lời hứa về sản phẩm tương tự như của bạn. Thậm chí đã từng mua 1-2 sản phẩm. Mỗi lần đọc quảng cáo họ thấy tiêu đề tương tự.
    => Dù ước muốn của khách hàng mục tiêu vẫn luôn còn đấy nhưng không thể thuyết phục họ theo phương pháp cũ được nữa. Trong trường hợp này hãy tập trung vào mechanism (mechanism là phương tiện để đạt được kết quả).
    VD: “Công nghệ ABC giúp đánh tan mỡ bụng”. (công nghệ ABC chính là mechanism). Có thể giải thích thêm về công nghệ ABC: công nghệ ABC được tin dùng bởi hàng ngàn phụ nữ, giúp giảm bao nhiêu cân tuỳ thích mà không cần ăn kiêng, không cần tập thể dục v.v.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
8
Q

Trình bày Level 4 của Market Sophistication

A
  • Level 4:
    + Đối thủ cạnh tranh cũng tập trung vào mechanism như bạn.
    + Vẫn tập trung vào mechanism, nhưng lần này làm cho nó hấp dẫn hơn.
    VD: “Chất XYZ được chiết xuất từ cây SSS giúp đánh tan mỡ bụng, ngoài ra nó sẽ không gây khó chịu hay buồn nôn như đa phần các loại thuốc giảm cân khác”.
    Những cách viết copy có thể áp dụng trong level 4 này:
    + Xử lý nhiều vấn đề hơn.
    + Đưa ra nhiều lợi ích hơn.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
9
Q

Trình bày giai đoạn Unaware của Awareness Stage

A

+ Unaware: Những người không biết về vấn đề mà họ có và không nhận ra họ cần 1 giải pháp và sản phẩm cụ thể. => Tập trung vào danh tính của người đọc, những điều họ đã làm, những điều họ tin về họ, và khiến họ cảm thấy những điều mình đang nói là về bản thân họ. VD: Bạn là người làm công ăn lương đã được 20 năm… (danh tính).

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
10
Q

Trình bày giai đoạn Problem aware của Awareness Stage

A

+ Problem aware: Những người đọc đã ý thức được những vấn đề mà họ đang phải đối mặt, nhưng họ chưa biết về các giải pháp, sản phẩm, dịch vụ nào đó giải quyết được vấn đề đó. => Cho họ thấy bạn hiểu được vấn đề của họ và bạn có giải pháp cho vấn đề đó. VD: “Không thể bán nổi hàng, bị sếp gây áp lực, thu nhập thấp vì không bán được hàng”. Có thể xoáy sâu vào vấn đề: Nó đau khổ, khó chịu như thế nào? Họ đã phải trải qua những điều gì khi trải qua vấn đề đấy? VD với những người bị đau răng: Họ không thể ăn cơm, không thể ngủ được, không thể nói chuyện bình thường => Mục tiêu: Cho họ thấy bạn hiểu được vấn đề của họ là gì và bạn có giải pháp cho vấn đề đó.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
11
Q

Trình bày giai đoạn Problem aware của Awareness Stage

A

+ Solution aware: Những người biết rõ vấn đề của họ hay cách giải quyết, nhưng chưa biết đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn. => Cho họ thấy bạn hiểu rõ giải pháp cho vấn đề của họ và chứng minh sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể là giải pháp cho vấn đề đó.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
12
Q

Trình bày giai đoạn Product aware của Awareness Stage

A

+ Product aware: Những người đã biết tới sản phẩm của bạn, nhưng chưa cảm thấy thuyết phục rằng họ thực sự muốn nó. => Cho họ thấy bạn là giải pháp tốt nhất cho vấn đề của họ. VD: Bạn bán một sản phẩm online, và khách hàng không chắc sản phẩm đó có tốt không? Hãy cho họ biết bạn có chính sách hoàn trả nếu họ không hài lòng. Hoặc cho thấy điểm khác biệt, đặc biệt của bạn.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
13
Q

Trình bày giai đoạn Most aware của Awareness Stage

A

+ Most aware: Những người biết rõ về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, hiểu rõ lợi ích và giá trị mà nó mang lại, và họ đã sẵn sàng để thực hiện hành động, thường là mua sản phẩm/dịch vụ. Đôi khi những khách hàng ở giai đoạn này nắm rõ được giá trị sản phẩm/dịch vụ mang lại nhưng họ vẫn chưa mua bởi: Giá cả, thời điểm chưa thích hợp. => Bạn cần vượt qua rào cản cuối cùng của họ.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly