Ôn tập Sử giữa học kì I - bài 1 Flashcards

Đây là phần tổng hợp những flashcard để ôn tập môn Sử giữa học kì I - bài 1: quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu

1
Q

Đế quốc La Mã rơi vào tình trạng như thế nào từ thế kỉ thứ mấy?

A

Đế quốc La Mã rơi vào tình trạng khủng hoảng từ thế kỉ III.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
2
Q

Đến nửa cuối thế kỉ bao nhiêu, các bộ tộc người nào từ phương nào tràn xuống xâm chiếm lãnh thổ, đưa đến sự diệt vong của đế quốc La Mã (năm bao nhiêu).

A

Đến nửa cuối thế kỉ V, các bộ tộc người Giéc - man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm lãnh thổ, đưa đến sự diệt vong của đế quốc La Mã (476).

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
3
Q

Khi chiếm được đế quốc La Mã, người Giéc - man đã làm gì tiếp theo?

A

Khi chiếm được đế quốc La Mã, người Giéc - man đã: thủ tiêu bộ máy nhà nước chủ nô La Mã, lập ra nhiều vương quốc mới (tiêu biểu là vương quốc Phơ - răng).

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
4
Q

Quá trình phong kiến hóa diễn ra như thế nào?

A

Mạnh mẽ, sâu sắc

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
5
Q

Hai giai cấp mới được hình thành trong thời phong kiến là?

A

Lãnh chúa và nông nô

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
6
Q

Lãnh chúa phong kiến là những ai và làm gì?

A
  • Lãnh chúa: quý tộc, thị tộc người Giéc - man; quý tộc La Mã quy thuận chính quyền mới. Họ chi phối mọi mặt đời sống nông nô.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
7
Q

Nông nô là những ai và họ làm những gì?

A
  • Nông nô: là nô lệ được giải phóng, nông dân tự do bị mất ruộng.
  • Họ nhận ruộng đất của lãnh chúa và phải cày cấy, nộp tô, thuế cho lãnh chúa.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
8
Q

Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản của Tây Âu thời này là gì?

A

Lãnh địa

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
9
Q

Lãnh địa là gì, hình thành vào thời gian nào?

A

Lãnh địa:
- là vùng đất đai rộng lớn bị quý tộc biến thành vùng đất riêng của họ.
- bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
- đất khẩu phần: là đất xung quanh lâu đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô, thuế.
- thời gian thành lập: giữa thế kỉ IX.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
10
Q

Nhà vua có được phép can thiệp vào lãnh địa của mỗi lãnh chúa không?

A

Không. Đây là quyền “miễn trừ”. Mỗi lãnh địa như một “đất nước” thu nhỏ.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
11
Q

Trong lãnh địa có những gì?

A
  • Dinh thự
  • Đất đai
  • Hào sâu, tường cao
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
12
Q

Hoạt động kinh tế chính trong lãnh địa là gì?

A
  • Tự cung tự cấp
  • Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
  • Chỉ những thứ không sản xuất được mới phải mua bên ngoài: sắt, muối, lụa, hương liệu,… .
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
13
Q

Hãy mô tả mối quan hệ giữa lãnh chúa phong kiến và nông nô.

A
  • Mối quan hệ bóc lột
  • Có 2 loại chính: bóc lột bằng địa tô và giai cấp bóc lột giai cấp.
    + Mối quan hệ bóc lột bằng các hình thức địa tô: lao dịch (hiến sức lao động, xuất hiện nhiều ở giai đoạn đầu), tô hiện vật, tô tiền.
    + Mối quan hệ giai cấp bóc lột giai cấp:
    *Lãnh chúa phong kiến bóc lột nông nô
    *Lãnh chúa chi phối mọi mặt đời sống nông nô
    *Nông nô là lực lượng sản xuất chính.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
14
Q

Thiên Chúa giáo ra đời từ khi nào, ở đâu?

A

Ra đời từ đầu Công nguyên ở vùng Giê - ru - sa - lem (thuộc Palestine ngày nay).

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
15
Q

Vị thế của Thiên Chúa giáo qua từng giai đoạn có sự khác nhau như thế nào?

A
  • Là tôn giáo của những người nghèo khổ lúc ban đầu.
  • Sau đó trở thành công cụ cai trị về mặt tinh thần của giai cấp thống trị.
  • Đến thế kỉ IV, được công nhận là quốc giáo của đế quốc La Mã.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
16
Q

Vị thế của Thiên Chúa giáo ở Tây Âu thời phong kiến như thế nào?

A

Có thế lực rất lớn về cả chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng.

17
Q

Thời gian xuất hiện của những thành thị trung đại là gì?

A

Thế kỉ XI

18
Q

Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các thành thị trung đại.

A
  • Cuối thế kỉ XI, sản xuất phát triển.
  • Thợ thủ công trốn khỏi lãnh địa hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận tự do –> đem hàng hóa, mở xưởng ở những nơi đông người –> hình thành các thị trấn –> sau này gọi là các thành thị.
  • Còn có những thành thị do các lãnh chúa lập ra/được phục hồi từ các thành thị cổ.
19
Q

Những người sống trong thành thị chủ yếu là

A

Thương nhân và thợ thủ công

20
Q

Hãy nêu các ngành kinh tế chủ đạo ở các thành thị trung đại.

A

Thủ công nghiệp, thương nghiệp

21
Q

Hãy nêu vai trò của các thành thị trung đại.

A
  • Kinh tế:
    + Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa.
    + Tạo điều kiện cho sự hình thành, phát triển của kinh tế hàng hóa.
  • Chính trị: góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ tập quyền.
  • Xã hội: xuất hiện tầng lớp thị dân.
  • Văn hóa:
    + Tạo cơ sở để xây dựng nền văn hóa mới, nhiều trường đại học được thành lập.
    + Mang lại không khí tự do, cởi mở.