Nội hô hấp Flashcards

1
Q

Định nghĩa áp xe phổi

A

Là 1 viêm nhiễm cấp tính gây hoại tử ở nhu mô phổi, tạo 1 hang mới chứa mủ

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
2
Q

Thuật ngữ phân biệt tình trạng hoại tử nhu mô phổi với nhiều ổ áp xe nhỏ từ 1 hang lớn trong phổi

A

Viêm phổi hoại tử (necrotizing pneumonia)/hoại tử phổi (lung gangrene)

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
3
Q

Micro áp xe phổi có thể gặp trong

A

Viêm phổi do tụ cầu/vi khuẩn Gram (-)

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
4
Q

Tình trạng nhiễm trùng trong áp xe phổi

A

Nhiễm trùng phối hợp nhiều loại vi khuẩn (polybacteria), trong đó thường có vi khuẩn kỵ khí (đặc biệt là vi khuẩn kỵ khí trong khoang miệng)

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
5
Q

Định nghĩa viêm phổi hít (aspiration pneumoniae)

A

Là viêm phổi phát triển sau khi hít phải dịch tiết hầu họng và đường tiêu hóa, thường xảy ra ở thùy dưới phổi phải, có thể dẫn đến áp xe phổi

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
6
Q

Phân biệt áp xe phổi cấp/mạn

A

Dựa trên thời gian xuất hiện triệu chứng:

  • Nhỏ hơn/bằng 4 tuần: Áp xe phổi cấp
  • Lớn hơn 4 tuần: Áp xe phổi mạn
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
7
Q

Phân biệt áp xe phổi nguyên phát/thứ phát

A

Dựa trên sự hiện diện của các triệu chứng phối hợp:

  • Áp xe phổi trên BN hít sặc/khỏe mạnh trước đây thường là áp xe phổi nguyên phát
  • Áp xe phổi trên các khối u tân sinh/những người có tình trạng SGMD (HIV, ghép tạng…) là áp xe phổi thứ phát
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
8
Q

Phân biệt áp xe phổi trên tác nhân gây bệnh

A
  • Áp xe phổi do Pseudomonas
  • Áp xe phổi do vi khuẩn kỵ khí
  • Áp xe phổi do Aspergillus
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
9
Q

Đặc điểm của áp xe phổi

A
  • Hầu hết là biến chứng của viêm phổi hít, gây ra bởi vi khuẩn kỵ khí ở kẽ hở nướu răng
  • Thường có giảm ý thức (nghiện rượu, lạm dụng ma túy, gây mê toàn thân, chấn thương đầu) hoặc khó nuốt
  • BN thường có bệnh nha chu (đặc biệt là viêm nướu) với nồng độ vi khuẩn kỵ khí trong kẽ hở nướu cao
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
10
Q

Cơ chế bệnh sinh của áp xe phổi

A
  • Vi khuẩn từ kẽ hở nướu xâm nhập vào đường dẫn khí thấp hơn, xảy ra khi BN hít sặc hay ở tư thế nằm
  • Nhiễm trùng tiến tới hoại tử mô sau 7-14 ngày, gây áp xe phổi và/hoặc mủ màng phổi do nhiễm trùng lan rộng hay qua 1 lỗ rò từ phổi vào màng phổi
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
11
Q

Cơ chế cho sự phát triển áp xe phổi trong HC Lemierre/huyết khối mung mủ của tĩnh mạch cảnh

A
  • Nhiễm trùng bắt đầu trong họng (đôi khi từ áp xe amiđan quá mức hay áp xe quanh amiđan)
  • Nhiễm trùng lây lan qua mô mềm, tạo huyết khối vùng tĩnh mạch cảnh và di căn vào phổi -> áp xe phổi
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
12
Q

Vi khuẩn thường gặp trong HC Lemierre/huyết khối mung mủ của tĩnh mạch cảnh

A

Fusobacterium necrophorum

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
13
Q

Đặc điểm của áp xe phổi do viêm nội mạc trên van 3 lá

A
  • Thường do Staphylococcus aureus
  • Gây ra các huyết khối nhiễm trùng phân tán rộng ở cả 2 phổi -> cơ chế gây áp xe phổi ở BN sử dụng ma túy (biến chứng viêm nội tâm mạc do huyết khối nhiễm trùng ở chỗ tiêm)
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
14
Q

Tác nhân gây áp xe phổi thường gặp

A
  • Vi khuẩn kỵ khí vùng răng miệng (Peptostreptococcus, Prevotella, Bacteroides (thường không phải B. fragilis))
  • Fusobacterium spp phối hợp với Streptococcus anginosus
  • Streptococci nhóm kỵ khí
  • Staphylococcus aureus
  • Streptococcus pyogens
  • Các vi khuẩn Gram (-) như K.pneumoniae, B.pseudomallei, H.influenzae type B, Legionella
  • Nocardia, Actinomyces
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
15
Q

Tác nhân gây áp xe phổi có phối hợp thêm vi khuẩn kỵ khí

A

Streptococcus pneumoniae

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
16
Q

Tác nhân gây áp xe phổi không do vi trùng, gặp ở BN SGMD

A
  • Vi nấm Aspergillus spp, Cryptococcus spp, H.capsulatum, B.dermatitidis, Coccidiodes spp
  • Các vi khuẩn họ mucormycosis: M.tuberculosis
  • Các vi khuẩn nontuberculous mycobacteria: M.avium, M.kansakii
  • Ký sinh trùng: E.histolytica, P.westermani
17
Q

Tác nhân gây viêm phổi có thể bị chẩn đoán nhầm là áp xe phổi vì có tạo hang

A

Pneumocystis jiroveci (bệnh PCP)

18
Q

Đặc điểm áp xe phổi do nhiễm trùng kỵ khí

A
  • Sốt, ho, khạc đàm kèm triệu chứng nhiễm trùng mạn (đổ mồ hôi về đêm, sụt cân, thiếu máu)
  • BN đi khám do triệu chứng toàn thân, ho ra máu, viêm màng phổi, hầu hết có sốt nhưng không có lạnh run rõ rệt
  • BN ho đàm mủ hôi thối
  • Khám răng miệng: BN có viêm nướu, rối loạn phản xạ nuốt, giảm tri giác
  • Khám phổi: Có thể thấy đông đặc phổi/TDMP
  • Xquang phổi: Hình ảnh thâm nhiễm và tạo hang ở vùng phổi tương ứng dễ bị hít sặc (phân thùy trên thùy dưới hay phân thùy sau thùy trên), tùy theo tư thế mà bị bên trái hay phải (thường gặp ở bên phải)
19
Q

Đặc điểm áp xe phổi do các tác nhân vi khuẩn hiếu khí

A
  • Được gọi với thuật ngữ “áp xe phổi không điển hình”
  • Khi cấy đàm với hình ảnh áp xe phổi điển hình và nếu cấy chỉ có vi khuẩn ái khí -> ngầm hiểu là có sự hiện diện của vi khuẩn kỵ khí
20
Q

Đặc điểm áp xe phổi do Staphylococcus aureus

A
  • Thường là viêm phổi nặng ở người trẻ bị cúm trước đó
  • Thường gặp là MRSA (Methicillin resistance staphylococcus aureus) có gen PVL (Panton-Valentine leukocidin)
  • BN thường có triệu chứng shock, giảm bạch cầu hạt, hoại tử nhu mô phổi, tỷ lệ tử vong cao dù đã sử dụng kháng sinh thích hợp (do PVL là độc tố rất mạnh)
  • Tại Mỹ, MRSA có hơn 300 chủng
21
Q

Đặc điểm áp xe phổi do Klebsiella pneumonia

A
  • K.pneumoniae có thể gây áp xe phổi, đặc biệt ở Đài Loan
  • Bệnh diễn tiến nhanh dẫn đến hoại tử nhu mô phổi, nhiễm trùng huyết chiếm tỷ lệ cao
  • Chậm đáp ứng với điều trị kháng sinh
22
Q

Đặc điểm áp xe phổi do Nocardia

A

Nocardia có thể gây áp xe phổi trên đối tượng SGMD, sử dụng glucocorticoids kéo dài

23
Q

Đặc điểm thường gặp của áp xe phổi trên lâm sàng

A
  • TC cơ năng: Ho, khạc đàm, sốt, vã mồ hôi, vẻ mặt nhiễm trùng
  • Khám phổi: Giảm rì rào phế nang, phát hiện HC đông đặc/TDMP, tiếng ngực thầm, ran nổ
  • Thường gặp ở BN có bệnh lý răng miệng/rối loạn tri giác (hít sặc/khó nuốt)
24
Q

Các giai đoạn của áp xe phổi

A

Gồm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn ổ mủ kín
  • Giai đoạn ộc mủ
  • Giai đoạn ổ mủ thông với phế quản
25
Q

Đặc điểm của giai đoạn ổ mủ kín

A

Bệnh cảnh lâm sàng giống viêm phổi cấp

26
Q

Đặc điểm của giai đoạn ộc mủ

A
  • BN đột ngột ho tăng lên, đau tăng lên sau 6-15 ngày
  • BN ho dữ dội, ộc ra rất nhiều mủ (hàng trăm ml), mủ đặc quánh màu vàng/nhầy màu vàng, lổn nhổn những cục mủ vàng tròn mùi hôi thối
  • BN thường vã mồ hôi, mệt lả, sau đó hết sốt, dễ chịu, ăn ngủ được
  • Cần đề phòng mủ tràn vào đường thở gây nghẹt thở
  • BN có thể ho ra máu/khạc ra ít mủ nhiều lần trong ngày (khái mủ)
27
Q

Chẩn đoán sơ bộ nguyên nhân gây áp xe phổi khi quan sát đại thể mủ

A
  • Mủ màu vàng: Thường do tụ cầu
  • Mủ màu xanh: Thường do liên cầu
  • Mủ màu socola: Amip
  • Mủ thối có những cục hoại tử đen: Vi khuẩn kỵ khí
28
Q

Đặc điểm của giai đoạn ổ mủ thông với phế quản

A
  • BN vẫn ho dai dẳng, nhất là khi thay đổi tư thế và khạc mủ số lượng ít hơn
  • Khám phổi có thể thấy có HC hang
29
Q

Xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán áp xe phổi

A
  • X-quang phổi
  • CT-scan ngực (nếu cần thiết)
  • Cấy đàm (cả cấy nấm và mycobacteria)
  • Nội soi phế quản (khi cần chẩn đoán loại trừ K phổi)
  • Các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm trùng và cơ địa của BN
30
Q

Đặc điểm phim X-quang trong áp xe phổi

A
  • Giai đoạn ổ mủ kín thấy 1 bóng mờ không đồng nhất, bờ mờ, chưa có ổ phá hủy
  • Giai đoạn sau thấy có 1 hoặc nhiều hang dạng tròn, bờ dày, xung quanh là tổ chức phổi đông đặc, trong hang có mức khí-nước, phụ thuộc vào tư thế BN nằm
31
Q

Vị trí áp xe phổi trên phim X-quang

A

Thường ở phổi phải và vị trí ở các phân thùy sau của thùy trên/phân thùy đáy bên của thùy dưới -> phân biệt với áp xe kỵ khí từ nguyên nhân khác của bệnh phổi tạo hang (thuyên tắc phổi có thể ở nhiều chỗ, lao phổi tạo hang ở đỉnh phổi…)

32
Q

CT-scan lồng ngực trong áp xe phổi

A

Thường không cần thiết, tuy nhiên có thể hữu ích khi X-quang chỉ thấy thương tổn tạo hang/nghi ngờ có khối u phổi gây giả áp-xe hóa

33
Q

Soi phế quản trong áp xe phổi

A

Đôi khi được thực hiện để loại trừ/nghi ngờ có dị vật để phát hiện mầm bệnh khác thường (nấm…)

34
Q

Chẩn đoán xác định áp xe phổi

A
  • Lâm sàng: Đột ngột sốt, ho khạc đờm, ộc mủ/khái mủ, đờm và hơi thở thối, đau ngực, có HC đông đặc, HC hang khi khám phổi.
  • Xét nghiệm: BC tăng cao, neutrophil tăng, CRP tăng
  • X-quang: Mức khí-nước thường ở thùy dưới phải
  • Xét nghiệm đờm có vi khuẩn ái khí/yếm khí, cấy máu (+)
  • Áp xe phổi do amip: Đờm mủ màu chocolate, thường ở phổi phải, xóa nhanh khi dùng metronidazole (Flagyl, Klion, Emetin)
35
Q

Chẩn đoán phân biệt áp xe phổi

A
  • Giãn phế quản: Bệnh mạn tính, khạc đờm vào buổi sáng, X-quang nhiều ổ tròn sáng ở thùy dưới, xác định bằng chụp MSCT lồng ngực.
  • Mủ màng phổi thông với phế quản: BN ộc nhiều mủ, X-quang có hình ảnh TDMP, TKMP
  • Kén khí bị nhiễm khuẩn: Hang riềm mỏng, xung quanh không có đông đặc, điều trị kháng sinh không nhỏ đi, tiền sử có hang từ trước
  • Hang ung thư: Thoái hóa trung tâm, bờ dày, thành gồ ghề, điều trị kháng sinh không kết quả
  • Hang lao nhiễm khuẩn: Dễ nhầm với áp xe mạn tính, soi và cấy đờm BK (+), thâm nhiễm xung quanh hang, điều trị kháng sinh không kết quả
36
Q

Tiến triển của áp xe phổi

A
  • Điều trị tốt: Khỏi hoàn toàn sau 1 thời gian, để sẹo hình ngôi sao
  • Điều trị không tốt: Thành áp xe mạn tính (>2 tháng, có ngón tay dùi trống) hay để lại hang di chứng
37
Q

Biến chứng của áp xe phổi

A
  • Giãn phế quản quanh ổ áp xe
  • Mủ màng phổi, màng tim (vỡ ổ áp xe)
  • Áp xe não, viêm màng não
  • Khái huyết nặng
  • Thái hóa dạng bột các cơ quan
  • Phát triển nấm Aspergillus trong hang di chứng
38
Q

Định nghĩa viêm phổi mắc phải cộng đồng (CAP)

A
  • Triệu chứng cấp của đường hô hấp dưới (ho 90% hay ít nhất 1 triệu chứng thực thể của đường hô hấp dưới (ran phổi, đau ngực kiểu màng phổi 50%, khó thở 66%….))