KTGK Flashcards
khái niệm văn minh đại việt
- văn minh đại việt là nền văn minh rực rỡ, tồn tại, phát triển chủ yếu trong thời đất nước độc lập tự do kéo dài khoảng 1000 năm (từ TK I -> TK XIX)
- kế thừa văn minh văn lang - âu lạc. trải qua 1000 năm chống Bắc thuộc, được phát huy phát triển trong hoàn cảnh đất nước độc lập và tự chủ với kinh đô thăng long còn được gọi là văn minh thăng long
cơ sở hình thành
- văn minh đại việt từng bước hình thành trên cơ sở kế thừa nhg thành tựu chính của văn minh văn lang - âu lạc, truyền thống lao động và đấu tranh hơn nghìn năm chống bắc thuộc để bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc
- văn minh đại việt hình thành và phát triển trên cơ sở xây dựng và phát triển quốc gia đại việt (TK X -> XIX)
- ý thức dân tộc ngày càng mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự tiếp biến nhiều giá trị từ văn minh trung hoa và ấn độ
quá trình phát triển
- giai đoạn sơ kì (từ TK X - XI): định hình những giá trị mới, làm nền tảng cho sự phát triển của văn minh Đại Việt
- giai đoạn phát triển (từ TK XI - XVI): gắn liền với văn minh Thăng Long, đạt được nhiều thành tựu tiêu biểu về mọi mặt từ giáo dục, văn học, âm nhạc, chính trị, kinh tế - xh…; đời sống của nhân dân phong phú về mặt vật chất lẫn tinh thần. tuy chịu ảnh hưởng của văn hoá trung quốc và ấn độ tuy nhiên văn hoá đại việt vẫn mang đậm tính dân tộc, dân gian
- giai đoạn muộn: đất nước phát triển ko ổn định. văn hoá phương tây du nhập gây nên xu hướng vận động mới, làm tiền đề cho sự phát triển của đất nước việt nam sau này
thành tựu tiêu biểu - kinh tế
nông nghiệp:
- là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng chính là lúa nước
- các triều đại đều có chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp (lễ tịch điền đầu năm)
- dùng sức kéo trâu bò, thâm canh,… rất phổ biến
- ngoài lúa, nhân dân còn trồng nhiều cây khác (khoai, sắn, ngô,…), công cuộc khẩn hoang đất đai được coi trọng, đặc biệt trong triều nguyễn
thủ công nghiệp:
- nghề thủ công cổ truyền (làm gốm, dệt lụa, rèn sắt,..) tiếp tục phát triển
- những ngành nghề thủ công mới xuất hiện (làm giấy, khắc in bản gỗ,…) đạt được nhiều thành tựu, tiêu biểu là an nam tứ đại khí
- 1 số làng, phường thủ công chuyên nghiệp xuất hiện, đặc biệt trong nghề dệt có sa màu (La Khê), lĩnh hoa (Bưởi), lượt (Phùng), lụa (Hà Đông).
- nghề làm gốm ở các làng bát tràng, chu đậu có kĩ thuật tinh xảo, được thương nhân nước ngoài ưa chuộng, được xuất khẩu sang các nước đông nam á, nhật bản, phương tây
- nghề đóng tàu ra đời sớm, đạt trình độ cao, tiêu biểu là thuyền “cổ lâu” chở người và thức ăn.
thương nghiệp:
- ko được chú trọng như nông nghiệp nhg trực tiếp góp phần tạo nên sự phồn thịnh của quốc gia đại việt , nhất là ở các cảng, đô thị
- chợ địa phương, phố buôn bán ra đời, trong đó kinh đô thăng long là trung tâm mua bán sầm uất nhất
- việc buôn bán vs trung quốc và các nước đông nam á phát đạt. từ tk XVI - XVIII còn mở rộng buôn bán vs các nước phương tây như bồ đào nha, hà lan, anh, pháp,…
thành tựu tiêu biểu - chính trị
- nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền từng bước phát triển, đạt đỉnh cao ở TK XV
- nhà nước phong kiến đại việt đã lãnh đạo thành công nhiều cuộc kháng chiến (nhà Lý chống Tống; nhà Trần chống Mông Nguyên)
- luật pháp: nhà Tiền Lê (định luật lệ), nhà Lý (Hình thư), nhà Trần (Hình luật), nhà Lê (Quốc Triều hình luật), nhà Nguyễn (Hoàng Việt luật lệ)
thành tựu tiêu biểu - tư tưởng, tôn giáo
- tư tưởng yêu nước thương dân: phát triển theo 2 xu hướng: dân tộc, thân dân
+ dân tộc: đề cao trung quân ái quốc, đoàn kết toàn dân tộc -> bảo vệ, xây dựng tổ quốc
+ thân dân: gần dân, thương dân -> cùng nhau quan tâm đến mùa màng và sản xuất - tín ngưỡng thờ cúng hùng vương và tổ tiên
+ tiếp tục phát triển qua việc xây dựng các đền đài, lăng, miếu thờ tổ tiên, hùng vương, các vị anh hùng dân tộc
-> tạo nên tinh thần cởi mở, hoà đồng tôn giáo của ng việt
-> sẵn sàng tiếp thu ảnh hưởng từ vh mới trên cơ sở hoà đồng tín ngưỡng tôn giáo cổ truyền
-> tạo nếp sống rất nhân văn - phật giáo:
+ phát triển mạnh trong buổi đầu độc lập và trở thành quốc giáo thời Lý - Trần
+ TK XV, phật giáo mất vai trò quan trọng, tuy nhiên vẫn đồng hành cùng dân tộc ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước - đạo giáo: phổ biến trong dân gian và được các triều đại phong kiến coi trọng
- nho giáo:
+ dần phát triển cùng vs sự phát triển của giáo dục, thi cử
+ TK XI, nhà Lý xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử
+ TK XV, Nho giáo giữ vị trí độc tôn, là hệ tư tưởng của tầng lớp chính trị
+ góp phần lớn trong đào tạo đội ngũ tri thức cho đất nước
thành tựu tiêu biểu - giáo dục, văn học
giáo dục
- 1075, nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại
- 1076, xây dựng Quốc Tử Giám làm nơi học tập cho con em quý tộc, quan lại
- thời Trần, Quốc học viện được xây dựng làm nơi học tập cho con em quý tộc, quan lại
- 1247 tổ chức kì thi Tam Khôi
- 1374 tổ chức kì thi Tiến sĩ
- tinh thần “tôn sư trọng đạo” được đề cao qua việc tôn thờ nhà giáo Chu Văn An trong Quốc tử giám
- thời lê sơ, giáo dục và thi cử ngày càng quy củ
- khoa cử trở thành hình thức chủ yếu để tuyển chọn quan lại
- từ TK XVI -> XIX, nho học tiếp tục phát triển, đóng vai trò quan trọng trong đào tạo nhân tài và nâng cao dân trí (sản sinh nhiều bậc hiền tài như: chu văn an, nguyễn trãi, nguyễn du,…)
thành tựu tiêu biểu - văn học - chữ viết, văn học
chữ viết
- sáng tạo chữ nôm trên cơ sở tiếp thu chữ hán của người trung quốc để ghi tiếng nói dân tộc
- TK XVII, chữ quốc ngữ ra đời, phát triển trở thành chữ viết chính thức ngày nay của VN
văn học
- văn học chữ hán: thơ, ca, phú, hịch thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. tiêu biểu có chiếu dời đô (lý thái tổ), nam quốc sơn hà (ko rõ tác giả), bình ngô đại cáo (nguyễn trãi)
- văn học chữ nôm: phát triển mạnh XVI - XIX, tiêu biểu là thơ của hồ xuân hương, bà huyện thanh quan và truyện kiều (nguyễn du)
- văn học dân gian: phát triển mạnh trong TK XVI - XVIII, dưới dạng thơ, ca dao, tục ngữ, thể hiện suy tư của cá nhân về cuộc sống, chiến tranh, tình yêu nam nữ, thiên nhiên, khát vọng tự do, hoà bình
thành tựu tiêu biểu - khoa học
- sử học
+ nhà trần lập quốc sử viện, nhà nguyễn lập quốc sử quán
+ những bộ sử tiêu biểu: đại việt sử kí, đại việt sử kí toàn thư,.. - địa lý học: những công trình tiêu biểu: dư địa chí, hồng đức bản đồ,..
- toán học: những cuốn tiêu biểu: đại thành toán pháp, lập thành toán pháp
- khoa học quân sự:
+ tư tưởng, nghệ thuật quân sự đặc sắc: “tâm công”, “tiên phát chế nhân”
+ tác phẩm tiêu biểu: binh thư yếu lược, hổ trướng khu cơ
y học: bộ y thư có giá trị: nam dược thần hiệu, la khê phương dược
thành tựu tiêu biểu - nghệ thuật
- âm nhạc
+ phát triển với nhiều thể loại (múa rối nước, chèo, tuồng,..)
+ thời lê, âm nhạc cung đình có vtrò quan trọng, gắn liền với quốc thể
+ nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm: lễ tịch điền, giỗ tổ hùng vương
+ tết nguyên đán, tết đoan ngọ,.. trở thành truyền thống chung của dân tộc vn - kiến trúc
+ phát triển mạnh dưới thời lý - trần
+ thời lê sơ, cung điện, lâu đài, thành quách được xây dựng với quy mô lớn, kiến trúc bề thế, vững chãi
+ những công trình tiêu biểu: thành hà nội, thành gia định, thành nhà hồ
+ những ngôi chùa nổi tiếng: chùa một cột, chùa báo quốc,.. - điêu khắc
+ điêu khắc trên đá, gốm rất độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu những giá trị từ văn hoá trung quốc và chăm pa
+ điêu khắc gỗ phát triển, đạt trình độ điêu luyện, tiêu biểu là tượng phật quan âm nghìn mắt nghìn tay (bắc ninh), 18 pho tượng (hà nội)
ưu điểm của văn minh đại việt
- nền văn minh lúa nước mang đậm tính dân tộc, dân gian
- tinh thần chủ đạo: yêu nước, trung quân ái quốc, hoà hợp giữa thiên nhiên và con người, giữa làng với nước
khuyết điểm của văn minh đại việt
- yếu tố đô thị mờ nhạt
- sự tồn tại của công xã nông thôn, những lệ làng
-> tạo nên tính thụ động, khép kín, thiếu sáng tạo
ý nghĩa của văn minh đại việt
thể hiện 1 nền văn hoá rực rỡ, phong phú, toàn diện, khẳng định bản sắc của một quốc gia dân tộc, văn hiến ở khu vực đông nam á và thế giới phương đông
văn minh đại việt đã kế thừa những gì từ văn minh văn lang - âu lạc?
- Nền nông nghiệp lúa nước
- Các nghề thủ công cổ truyền, như: đúc đồng, làm gốm,..
- Ngôn ngữ (tiếng Việt)
- Phong tục, tập quán (búi tóc, nhuộm răng đen, tục xăm mình; tục làm bánh chưng, bánh giày dịp lễ tết…)
- Tín ngưỡng (thờ cúng tổ tiên, phồn thực; sùng bái tự nhiên…)
- Văn học dân gian…
Trong các thành tựu nổi bật của văn minh Đại Việt, thành tựu nào còn phát huy giá trị trong đời sống hiện nay?
+ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tổ tiên vẫn tiếp tục được duy trì ở các gia đình và trên cả nước.
+ Phật giáo: các triết lí của Phật giáo được nhân dân ta duy trì nhằm hướng con người đến điều thiện; thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được đông đảo nhân dân sùng mộ.
+ Giáo dục: được Đảng và Nhà nước coi là “quốc sách hàng đầu”, quan tâm đầu tư cho giáo dục nhằm phát triển nhân tài cho đất nước.
+ Các tác phẩm văn học thời văn minh Đại Việt giúp cho thế hệ ngày nay hiểu hơn về những giai đoạn lịch sử của dân tộc, bòi dưỡng lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
+ Các thành tựu về khoa học và nghệ thuật tiếp tục được kế thừa và phát huy.