eugheugh Flashcards
Mỗi nucleotide có cấu tạo gồm:
A. Đường pentose , nhóm phosphate và bazơ nitơ.
B. Đường pentose , nhóm phosphate và Acid béo.
C. Nhóm phosphate , đường Glucose và bazơ nitơ.
D. Nhóm phosphate , bazơ nitơ và acid béo no.
A
Đơn phân của RNA là các loại nucleotide nào?
A. A, U, C, G.
B. A, T, C, G.
C. T, A, C, G.
D. A, T, G, C.
A
Đơn phân của DNA là các loại nucleotide nào?
A. A, U, C, G.
B. A, T, C, G.
C. U, A, C, G.
D. A, U, G, C.
B
Hiện tượng Protein bị biến đổi cấu trúc không gian được gọi là hiện tượng gì?
A. Trung tính. B. Biến tính. C. Biến chất. D. Biến hình.
B
Các phân tử nào sau đây có đơn phân là amino acid?
A. Carbohydrate . B. Protein . C. Lipid. D. Phospholipid .
B
Phân tử protein nào có cấu trúc không gian?
A. Phân tử protein có cấu trúc bậc 1 và 2. B. Phân tử protein có cấu trúc bậc 2 và 3.
C. Phân tử protein có cấu trúc bậc 3 và 4. D. Phân tử protein có cấu trúc bậc 1 và 4.
C
Protein có mấy bậc cấu trúc?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
D
Trong phân tử protein , các amino acid kề nhau liên kết với nhau bằng liên kết
A. Cộng hóa trị. B. hydrogen . C. photpho diestes. D. peptit.
D
Liên kết peptit được hình thành từ
A. 2 glucose kề nhau. B. 2 fructose kề nhau.
C. 2 galactose kề nhau. D. 2 amino acid kề nhau.
D
Phân tử protein có tính đa dạng là do
A. số lượng liên kết peptit trong phân tử protein.
B. số chuỗi pôlipeptit trong phân tử protein.
C. nhóm amin của các amino acid trong phân tử protein.
D. số lượng, thành phần, trật tự các amino acid trong phân tử protein.
D
Đơn phân của protein là gì?
A. Glucose. B. Amino acid. C. Acid béo. D. Fructose.
B
Các amino acid là thành phần tham gia cấu tạo nên phân tử nào sau đây?
A. Carbohydrate. B. Protein. C. Lipid. D. Nucleic acid.
B
Đơn phân cấu tạo nên phân tử protein là
A. amino acid. B. nucleotide. C. glucose. D. glycogen.
A
Trong các chất sau đây, loại chất nào có đặc tính khác với các loại còn lại?
A. Glucose.. B. Fructose..
C. Phospholipid . D. Maltose.
C
Trong tế bào, loại chất nào sau đây có tính lưỡng cực (đầu ưa nước và đuôi kị nước)
A. Carbohydrate. B. Protein. C. Phospholipid . D. Steroid.
C
Trong tế bào loại chất nào sau đây có đầu phân cực và đuôi không phân cực?
A. Phospholipid . B. Steroid. C. Vitamin. D. Glucose.
A
Trong cơ thể sống, các chất nào sau đây có đặc tính kị nước ?
A. Vitamin, steroid, phospholipid , mỡ.
B. Vitamin, steroid, glucose.
C. Glucose, phospholipid, mỡ. D. Steroid, phospholipid, glycogen
A
Trong cơ thể sống các chất như vitamin, steroid, phospholipid , mỡ có đặc điểm chung gì?
A. Kị nước.
B. Tan được trong nước.
C. Không tan trong dung môi hữu cơ.
D. Tan trong nước đường.
A
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về Lipid?
A. Lipid là hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ 4 nguyên tố C, O, H, N.
B. Lipid là hợp chất hữu cơ có tính kị nước và chỉ tan trong dung môi hữu cơ.
C. Lipid là hợp chất hữu cơ tan được trong nước nhưng không tan trong dung môi hữu cơ.
D. Lipid là hợp chất hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là amino acid.
B
Phát biểu nào không đúng khi nói về phospholipid trong tế bào ?
A. Là thành phần quan trọng tham gia cấu tạo nên màng sinh chất.
B. Phospholipid có tính lưỡng cực, có đầu ưa nước và đuôi kị nước.
C. Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào.
D. Được cấu tạo bởi một phân tử glycerol liên kết với 2 phân tử acid béo và 1 nhóm phosphate .
C
Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về phospholipid ?
A. Là thành phần tham gia cấu tạo nên màng sinh chất.
B. Được cấu tạo bởi một phân tử glycerol với 3 Acid béo.
C. Nguồn năng lượng dự trữ cung cấp trực tiếp cho tế bào hoạt động.
D. Tham gia cấu tạo nên các phân tử carbohydrate.
A
Chất hữu cơ nào trong tế bào được cấu tạo gồm 1 phân tử glycerol liên kết với 2 phân tử acid béo và 1 nhóm phosphate?
A. Carbohydrate. B. Glucose . C. Phospholipid . D. Vitamin.
C
Khi nói đến các hợp chất hữu cơ trong tế bào, nhận định nào sau đây đúng?
A. Carbohydrate là hợp chất được hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
B. Lipid là hợp chất hữu cơ tan được trong nước nhưng không tan trong dung môi hữu cơ.
C. Glicogen là hợp chất hữu cơ tham gia cấu tạo nên thành tế bào.
D. Cellulose là thành phần cấu tạo nên thành tế bào động vật.
A
Trong cơ thể sống phospholipid được cấu tạo gồm
A. 1 phân tử glycerol liên kết với 2 phân tử acid béo và 1 nhóm phosphate .
B. 2 phân tử glycerol liên kết với 1 phân tử acid béo và 1 nhóm phosphate .
C. 1 phân tử glycerol liên kết với 1 phân tử acid béo và 1 nhóm phosphate .
D. 3 phân tử glycerol liên kết với 1 phân tử acid béo và 1 nhóm phosphate .
A
Chất hữu cơ nào trong tế bào được cấu tạo gồm 1 phân tử glycerol liên kết với 3 acid béo ?
A. Mỡ.
B. Phospholipid .
C. Steroid.
D. Sắc tố và vitamin.
A
Cấu tạo của một phân tử mỡ trong cơ thể động vật gồm
A. 3 phân tử glycerol liên kết với 1 acid béo .
B. 1 phân tử glycerol liên kết với 3 acid béo .
C. 2 phân tử glycerol liên kết với 2 acid béo .
D. 2 phân tử glycerol liên kết với 1 acid béo .
B
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về RNA?
I. Có 3 loại RNA dựa vào cấu trúc và chức năng.
II. Base trong RNA gổm adenine (A), guanine (G), cytosine (C) và uracil (U) mà không có thymine (T).
III. Trong tế bào còn rất nhiều loại phân tử RNA nhỏ khác nhau, một số thậm chí có cấu trúc mạch kép.
IV. mRNA hay RNA thông tin, chỉ gồm một chuỗi polynucleotide dạng mạch thẳng.
4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về nucleic acid?
I. DNA làm khuôn trực tiếp để tổng hợp protein.
II. RNA ribosome (rRNA) tham gia cấu tạo nên ribosome
III. RNA vận chuyển (tRNA) làm nhiệm vụ vận chuyển amino acid đến ribosome.
IV. RNA thông tin (mRNA) mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
2
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về RNA?
I. mRNA hay RNA thông tin, chỉ gồm một chuỗi polynucleotide dạng mạch vòng.
II. tRNA hay RNA vận chuyển, một mạch nhưng có một số đoạn liên kết bổ sung bằng các liên kết hydrogen theo kiểu A - C, G - C tạo nên cấu trúc không gian ba chiểu.
III. Mỗi nucleotide trong RNA được cấu tạo từ một nitrogenous base liên kết với đường ribose (5 - carbon) và gốc phosphate.
IV. RNA được cấu tạo từ một chuỗi polynucleotide.
3
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về DNA?
I. Các phân tử DNA mạch kép ở sinh vật nhân thực hẩu hết có cấu trúc dạng không vòng, một số ít có cấu trúc dạng mạch vòng nhỏ.
II. Ở sinh vật nhân sơ, các phân tử DNA mạch kép có cấu trúc mạch vòng và hệ gene của mỗi tế bào chỉ gồm một phân tử lớn với một số phân tử DNA mạch vòng nhỏ được gọi là các plasmid.
III. Được cấu tạo từ 2 mạch đơn liên kết bổ sung với nhau bằng các liên kết hydrogen nên phân tử DNA có cấu trúc khá bền vững.
IV. Số lượng các phân tử DNA trong tế bào cũng như trình tự sắp xếp các nucleotide trong mỗi phân tử DNA là không đặc trưng cho từng loài.
3
Cấu trúc và đặc điểm chung nucleic acid, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêotide.
II. Mỗi nuclêotit gồm 3 thành phần: 1 phân tử đường (5-carbon) + 1 gốc phosphate (-PO4) + 1 trong 4 loại base. ( A, T, G, C hoặc A, U, G, C).
III. DNA có hai chuỗi polynucleotide liên kết ngược chiều nhau (5’- 3’ và 3’- 5’) bằng các liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung.
IV. DNA được cấu tạo từ hai chuỗi polynucleotide song song, ngược chiểu nhau.
4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về protein trong tế bào/cơ thể?
I. Cấu trúc không gian của protein bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường (pH, nhiệt độ, áp suất, nồng độ ion, …).
II. Protein đa dạng và đặc thù do số lượng các amino acid .
III. Dựa vào đặc điểm biến tính của protein, chúng ta có thể điểu chỉnh một số yếu tố môi trường để tiêu diệt các loại vi sinh vật làm hỏng thức ăn bằng cách đun chín, ướp muối, nhúng giấm,…
IV. Khi điều kiện môi trường như pH, nhiệt độ, áp suất, nồng độ ion trong dung dịch thay đổi đến một mức độ nào đó sẽ làm đứt gẫy các liên kết yếu khiến cấu trúc không gian ba chiều của protein bị thay đổi thì protein bị biến tính và mất chức năng sinh học.
3
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về vai trò của protein?
I. Tham gia cấu tạo tế bào và cơ thể.
II. Dự trữ amino acid .
III. Vận chuyển các chất trong cơ thể.
IV. Bảo vệ cơ thể chống bệnh tật.
4
Dựa vào hình dưới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng nucleic acid?
I. DNA được cấu tạo bởi hai chuỗi polynucleotide liên kết với nhau bằng các liên kết hydrogen (A-T, G-C) theo nguyên tắc bổ sung.
II. Chức năng của DNA là mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
III. RNA có cấu trúc chủ yếu từ 2 chuỗi polynucleotide. Mỗi nucleotide được cấu tạo từ base, đường ribose và nhóm phosphat. Có bốn loại base là A, U, G và C.
IV. Mỗi nucleotide được cấu tạo từ ba thành phẩn: base, đường deoxyribose và gốc phosphat.
2