Day 1 Flashcards
Đề tài có sẵn là gì?
Đề tài do giảng viên giao cho sinh viên, sinh viên không cần nghĩ tên chỉ cần tập trung phân tích (cách phân tích có ở mục 1.2)
Có mấy loại đề tài? Kể tên.
Có 2 loại đề : đề tài có sẵn và đề tài sinh viên cần tìm và đặt tên.
Quy trình tìm kiếm đề tài gồm mấy bước? Gồm những bước nào?
Quy trình tìm kiếm đề tài gồm 3 bước:
- Bước 1: Lựa chọn chủ đề phù hợp, yêu thích, tính thời sự.
- Bước 2: Đọc/nghiên cứu tổng quan để tìm ra khoảng trống tri thức.
- Bước 3: Đặt tên đề tài.
Trong bước 1 của quy trình nghiên cứu đề tài, để tìm kiếm ý tưởng, phát hiện ra vấn đề khoa học ta cần làm gì?
- Nghiên cứu, đọc tài liệu về 1 chủ đề mình thích, hoặc liên quan tới chuyên ngành.
- Đọc danh mục tài liệu tham khảo của các anh chị đi trước.
Bản chất nghiên cứu chính là tìm ra tri thức mới, …, … các mối quan hệ giữa các yếu tố thành ….
Bản chất nghiên cứu chính là tìm ra tri thức mới, kiểm định, khái quát hoá các mối quan hệ giữa các yếu tố thành quy luật.
Nghiên cứu khoa học chia ra làm mấy hướng? Kể tên.
Nghiên cứu khoa học chia ra làm 2 hướng: nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng/ đề tài.
Nghiên cứu cơ bản là gì?
Là 1 dạng nghiên cứu tìm ra tri thức, quy luật mới.
Nghiên cứu ứng dụng/đề tài là gì?
Là 1 dạng nghiên cứu đưa kết quả tri thức/khoa học vào giải quyết 1 vấn đề đặt ra của thực tiễn trong 1 khung cảnh cụ thể xác định.
Đề tài của sinh viên thường theo hướng nghiên cứu nào?
Đề tài của sinh viên thường theo hướng nghiên cứu số 2: nghiên cứu ứng dụng/đề tài.
Trong bước 2 của quy trình nghiên cứu đề tài, sau khi xác định vấn đề nghiên cứu, ta cần làm gì?
Sau khi xác định vấn đề nghiên cứu,
Khi tổng quan nghiên cứu , người ta dùng công cụ gì để đọc tài liệu?
Literature Review Table
Khi tổng quan nghiên cứu, trong quá trình đọc tài liệu cần làm gì?
Note lại/ phân tích các điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu đó, khoảng trống tri thức.
Trong bước 3 - Đặt tên đề tài, giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài dựa vào yếu tố gì?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài cần giới hạn dựa theo:
- Yêu cầu của loại hình nghiên cứu (nckh sinh viên/ khoá luận/ luận văn/luận án).
- Khả năng, nguồn lực của bản thân.
Có mấy công thức đặt tên đề tài, kể tên.
Có 6 công thức đặt tên đề tài:
- Giả thuyết khoa học
- Mục tiêu nghiên cứu = mô tả
- Mục tiêu nghiên cứu = giải pháp
- Mục tiêu nghiên cứu = giải pháp + phương tiện
- Mục tiêu nghiên cứu = giải pháp + môi trường
- Mục tiêu nghiên cứu = giải pháp + phương tiện + môi trường
Ví dụ về công thức đặt tên đề tài theo công thức Giả thuyết khoa học.
“Hậu Covid 19 là nguyên nhân chính dẫn tới chứng mất trí nhớ tạm thời ở trẻ em”
Ví dụ về công thức đặt tên đề tài theo công thức Mục tiêu nghiên cứu = mô tả
“Văn hoá công sở tại UBND tỉnh A
Ví dụ về công thức đặt tên đề tài theo công thức Mục tiêu nghiên cứu = giải pháp
“Thiết kế mô hình cơ cấu tổ chức mẫu cho văn phòng hiện đại”
Ví dụ về công thức đặt tên đề tài theo công thức Mục tiêu nghiên cứu = giải pháp + phương tiện
“Nâng cao chất lượng học tiếng Anh cho sinh viên bằng phương pháp sơ đồ tư duy”
Ví dụ về công thức đặt tên đề tài theo công thức Mục tiêu nghiên cứu = giải pháp + môi trường
“Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông tuyển sinh của Khoa Quản trị văn phòng - Trường đại học ABC”
Ví dụ về công thức đặt tên đề tài theo công thức Mục tiêu nghiên cứu = giải pháp + phương tiện + môi trường
“Áp dụng phương pháp lớp học đảo ngược trong giảng dạy học phần Quản trị văn phòng doanh nghiệp tại Trường Đại học A”
Trong bước 3 - kết quả phân tích đề tài, sau quá trình phân tích đề tài, cần xác định những gì?
- Mục tiêu nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Khách thể nghiên cứu.
- Câu hỏi nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Keywords.
Ví dụ về mục tiêu nghiên cứu.
Ví dụ: đề tài NCKH “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của ngân hàng Techcombank trên địa bàn TP.Hà Nội”
- Mục tiêu nghiên cứu: xác định rõ các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của ngân hàng Techcombank để từ đó có những đề xuất giải pháp thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ này của Techcombank.
Ví dụ về mục đích nghiên cứu.
Ví dụ: đề tài NCKH “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của ngân hàng Techcombank trên địa bàn TP.Hà Nội”
- Mục đích nghiên cứu: nâng cao số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Banking của ngân hàng Techcombank.
Ví dụ về đối tượng nghiên cứu.
Ví dụ: đề tài NCKH “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của ngân hàng Techcombank trên địa bàn TP.Hà Nội”
- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của ngân hàng Techcombank tại TP. Hà Nộ
Ví dụ về khách thể nghiên cứu.
Ví dụ: đề tài NCKH “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của ngân hàng Techcombank trên địa bàn TP.Hà Nội”
- Khách thể nghiên cứu: khách hàng đã, đang và sẽ sử dụng dịch vụ Mobile Banking của ngân hàng Techcombank trên địa bàn TP. Hà Nội.
Ví dụ về câu hỏi nghiên cứu.
Ví dụ: đề tài NCKH “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của ngân hàng Techcombank trên địa bàn TP.Hà Nội”
- Câu hỏi nghiên cứu: những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quyết định sử dụng dịch vụ MB của ngân hàng….tại….?
Ví dụ về phạm vi nghiên cứu.
Ví dụ: đề tài NCKH “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của ngân hàng Techcombank trên địa bàn TP.Hà Nội”
- Phạm vi nghiên cứu: phạm vi không gian trên địa bàn TP. Hà Nội.
Ví dụ về keywords.
Ví dụ: đề tài NCKH “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của ngân hàng Techcombank trên địa bàn TP.Hà Nội”
- Keywords: keyword có thể được tìm thấy từ tên đề tài, mục tiêu nghiên cứu, giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu. Keyword ở đề tài trên là: Dịch vụ; Dịch vụ ngân hàng; dịch vụ Mobile Banking; các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng/sử dụng dịch vụ; ngân hàng Techcombank