ĐAU ĐẦU Flashcards
Đau đầu là gì ?
-là cảm giác đau hoặc khó chịu vùng đầu
-Thường không có sự phân bố theo các vùng cảm giác của thần kinh
-Do ảnh hưởng lên các cấu trúc nhạy đau của đầu
Các vùng phân bố THẦN KINH cảm giác của vùng đầu mặt ?
-Vùng mặt và các xoang - hốc mắt: thần kinh tam thoa (V1-V2-V3)
-Da đầu: thần kinh chẩm lớn và chẩm nhỏ
-Vùng sau tai: thần kinh tai lớn
-Vùng cổ: rễ C2,C3, C4
-Trong sọ
vùng phân bố THẦN KINH cảm giác đau trong sọ ?
- vùng màng não trên lều do thần kinh tam thoa (dây 5)
- vùng dưới lều do thần kinh thiệt hầu (dây 9) chi phối
- nhu mô não không có các cơ quan cảm thụ đau
các ảnh hưởng lên các cấu trúc nhạy đau của đầu bao gồm ?
-Các cấu trúc nội sọ
-Các cấu trúc ngoài sọ
-Các dây thần kinh
các cấu trúc nội sọ gây đau bao gồm ?
-Các xoang TM và các TM hướng tâm
-Các động mạch màng cứng và màng nhện – màng nuôi
-Các động mạch ở nền não và các nhánh lớn của chúng
các cấu trúc ngoài sọ gây đau bao gồm ?
-Da, mô dưới da, niêm mạc
-Cơ
-Màng xương của xương sọ
-Các động mạch ngoài sọ
-Các cấu trúc nhạy cảm của mắt, tai, hốc mũi, và xoang
Các dây thần kinh gây đau bao gồm ?
-TK sinh ba
-TK mặt
-TH thiệt hầu
-TK lang thang
-Ba rễ TK cổ trên
PHÂN LOẠI QUỐC TẾ ĐAU ĐẦU III (ICHD-III 2018) ?
- Đau đầu nguyên phát (gồm 4 nhóm)
- Đau đầu thứ phát (gồm 8 nhóm)
- Đau TK sọ và đau vùng mặt (gồm 2 nhóm)
Đau đầu nguyên phát (gồm 4 nhóm) ?
-Migraine
-Đau đầu dạng căng thẳng
-Đau đầu thần kinh tam thoa thực vật
-Các đau đầu nguyên phát khác
Đau đầu thứ phát (gồm 8 nhóm)
=> có triệu chứng đau đầu đi kèm các bệnh lý khác
-Đau đầu do chấn thương đầu - cổ
-Đau đầu do bệnh mạch máu cổ - sọ
-Đau đầu do bệnh nội sọ không phải mạch máu
-Đau đầu do thuốc hoặc cai thuốc
-Đau đầu do nhiễm trùng
-Đau đầu do rối loạn nội môi
-Đau đầu hoặc đau mặt do bệnh của hộp sọ, cổ, mắt, tai, mũi, xoang,
răng, miệng…
-Đau đầu do rối loạn tâm thần
Đau TK sọ và đau vùng mặt (gồm 2 nhóm)
-Đau thần kinh sọ và các đau mặt khác
-Các đau đầu khác
Dấu hiệu cảnh báo (Red flags) ?
SNOOP
-Systemic symptoms/Secondary risk factors
-Neurologic symptoms/signs
-Onset
-Older (esp. >50 years)
-Positional/Prior/Papilledema/Precipitated by
TEST cho ĐAU ĐẦU NGUYÊN PHÁT ?
KHÔNG CÓ
“S” trong SNOOP ?
Systemic symptoms/Secondary risk factors
TC toàn thân/YTNC thứ phát
-Sốt, sụt cân, mệt mỏi, Bệnh ác tính, suy giảm MD, HIV => đi thi hỏi
-Nhiễm trùng (VMN, viêm não), viêm ĐM đại bào, di căn não, viêm màng não carcinomatous
“N” trong SNOOP ?
Neurologic symptoms/signs
Bất thường thần kinh: Dấu TK khu trú, rối loạn ý thức, lú lẫn
-Khối choán chỗ nội sọ, đột quỵ, não úng thuỷ
“O” trong SNOOP ?
Onset
Kiểu khởi phát: Sét đánh, đột ngột
- Thường do: XH dưới nhện, co thắt mạch não có hồi phục, huyết khối TM nội sọ, viêm mạch
“O” trong SNOOP ?
Older (esp. >50 years)
Lớn tuổi (đặc biệt là >50)
- Đau đầu mới khởi phát, nặng dần
- Khối choán chỗ nội sọ, viêm ĐM đại bào
“P” trong SNOOP ?
Positional/Prior/Papilledema/Precipitated by
Tư thế/Khác trước/Phù gai thị/Nặng lên khi
- Thay đổi khi nằm, ngồi
- Thay đổi tính chất đau
- Mờ mắt giảm thị lực
- Valsalva, ho, hắt hơi
=> Giảm áp lực nội sọ
=> Khối choán chỗ nội sọ
=> Tăng áp lực nội sọ vô căn
=> Sang thương hố sau
TIẾP CẬN ĐAU ĐẦU
Đau đầu từ lúc nào? Mới bị hay đã bị nhiều lần? BN đã từng bị đau đầu như vậy bao giờ chưa ?
⇒ nếu bị nhiều lần với tính chất tương tự thì có thể là bệnh Migraine hay đau đầu kiểu căng thẳng.
TIẾP CẬN ĐAU ĐẦU
- BN có tiền căn CTSN hay không?
⇒ CTSN có thể gây tụ máu dưới màng cứng mạn sau vài tháng.
TIẾP CẬN ĐAU ĐẦU
- BN đang làm gì khi triệu chứng đau đầu xuất hiện ?
⇒ nếu bị đau lần đầu tiên mà có cường độ đau dữ dội và xảy ra khi gắng sức thì phải nghĩ tới XH màng não
TIẾP CẬN ĐAU ĐẦU
- Cảm giác đau đầu như thế nào?
⇒ đau đầu theo nhịp mạch thường gặp trong đau đầu Migraine
⇒ đau đầu âm ỉ có thể là đau đầu kiểu căng thẳng.
TIẾP CẬN ĐAU ĐẦU
- BN có đang bị bệnh gì khác không?
⇒ các bệnh toàn thân có thể gây biến chứng thần kinh.
⇒ các bệnh toàn thân như lao, AIDS
⇒ các bệnh nhiễm trùng cơ hội nội sọ như toxoplasmose, lao màng não, viêm màng não do nấm, …
Đặc tính đau đầu
- Đau từng cơn hay liên tục ?
- Từng cơn ⇒ thường gặp trong Migraine.
- Âm ỉ, liên tục ⇒ thường gặp trong đau đầu kiểu căng thẳng.
- Đột ngột, dữ dội ⇒ thường gặp trong XUẤT HUYẾT MÀNG NÃO
Đặc tính đau đầu
- Vị trí đau đầu ?
- Đau nửa đầu ⇒ thường gặp trong Migraine, có thể trong u não
- Sau gáy ⇒ hay gặp trong tổn thương cột sống cổ hay các tổn thương hố sau.
- Vùng trán, mặt ⇒ có thể là triệu chứng viêm xoang.
- Vùng hốc mắt ⇒ gặp trong tăng nhãn áp.
Đặc tính đau đầu
- Thời gian xảy ra đau đầu ?
- Buổi sáng ⇒ thường gặp đau đầu Migraine.
- Khi làm việc căng thẳng ⇒ đau đầu kiểu căng thẳng.
- Tăng nhiều vào ban đêm hay khi nằm ⇒ gặp trong TALNS.
Đặc tính đau đầu
- Đau đầu có theo nhịp mạch hay không ?
- Theo nhịp mạch ⇒ thường gặp đau đầu Migraine, nhiễm trùng.
- Âm ỉ ⇒ đau đầu kiểu căng thẳng.
Đặc tính đau đầu
- Các triệu chứng kèm theo ?
- Nôn ói, sợ ánh sáng ⇒ có thể gặp trong đau đầu Migraine hay HC màng não.
- Sung huyết niêm mạc, nghẹt mũi ⇒ gặp trong đau đầu từng cụm.
Đặc tính đau đầu
- Yếu tố tăng giảm cơn đau ?
- Tăng khi gắng sức ⇒ đau đầu Migraine hay TALNS.
- Giảm khi nghỉ ngơi ⇒ đau đầu căng thẳng.
Tỷ lệ gặp Đau đầu căng thẳng ?
45%
Tỷ lệ gặp Đau đầu Migraine ?
30%
3 loại đau đầu nguyên phát thường gặp theo hiệp hội đau đầu thế giới ?
-đau đầu căng thẳng (tension type headache)
-đau đầu Migraine
-đau đầu từng cụm (cluster headache)
Đặc tính đau đầu migraine: POUND
-P: Pulsatile – Đau kiểu nhói giật, mạch đập
-O: One day – Thường kéo dài 1 ngày, tiêu chuẩn là 4 – 72 giờ
-U: Unilateral – Đau đầu thường một bên
-N: Nausea – Buồn nôn và/hoặc nôn
-D: Disabling – Đau mức độ nặng cản trở hoạt động sống
⇒ 3/5 tiêu chuẩn: có thể là migraine, với LR(+) = 3,5
⇒ 4/5 tiêu chuẩn: khá chắc migraine, với LR(+) =24
Tỷ lệ lưu hành bệnh Migraine ?
- tỉ lệ lưu hành 17-28% dân số
-18% ở nữ/dân số
-6% ở nam/dân số
Nguy cơ tăng mắc Đau đầu Migraine ?
-Tỷ lệ tăng gấp đôi ở người bị động kinh hoặc có người thân bị động kinh
Tuổi khởi phát ở đau đầu Migraine ?
-thường ở tuổi thiếu niên, tuổi trưởng thành
-đỉnh cao từ 30-45 tuổi
-bệnh có tính gia đình trong 60-80% các trường hợp
Migraine có tiền triệu còn được gọi là ?
-Migraine kinh điển/Migraine thể mắt
-chỉ gặp trong 10% các trường hợp Migraine.
Migraine không có tiền triệu còn được gọi là ?
Migraine thông thường
Giai đoạn tiền triệu kéo dài trong bao lâu ?
-từ vài phút đến 30 phút trước cơn đau với các triệu chứng chủ yếu vè mắt
Hai tiền triệu thường gặp là gì ?
-ám điểm chói sáng
-bán manh đồng danh
Tiền triệu ít gặp hơn là gì ?
-tê tay và mặt 1 bên
-mất ngôn ngữ thoáng qua
ám điểm chói sáng là gì ?
trong thị trường BN xuất hiện các điểm chói sáng di chuyển theo hình zigzag
bán manh đồng danh là gì ?
mất 1 nữa thị trường cùng phía
Tiêu chẩn CĐ Migraine có tiền triệu theo Hiệp hội đau đầu thế giới ?
A. Có ít nhất 2 đợt kịch phát thỏa đủ các tiêu chuẩn từ B – C
B. Có 1 hay nhiều tiền triệu quan sát được đầy đủ sau đây: Thị giác, Cảm giác, Nói/ngôn ngữ, Vận động, Thân não, Kết mạc.
C. Ít nhất 3 trong 6 đặc tính sau đây
—1. Ít nhất 1 aura kéo dài trên 5 phút
—2. có 2 hoặc nhiều triệu chứng aura xảy ra liên tiếp nhau
—3. Mỗi loại aura kéo dài 5 – 60 phút
—4. Ít nhất 1 aura xảy ra 1 bên
—5. Í nhất 1 aura
—6. Đau đầu trong vòng 60 phút sau aura
D. Không (0) thỏa tiêu chuẩn ICHD cho chẩn đoán khác
⇒ 2-1-3-0
Lưu ý gì ở triệu chứng tiền triệu ở Đau đầu Migraine ?
-không có tiền triệu kéo dài trên 60 phút
-cơn đau đầu xuất hiện sau khi có tiền triệu tối đa là 60 phút
-có các tiền triệu xuất hiện và biến mất hoàn toàn chứng tỏ có rối loạn cục bộ ở não
-một hay nhiều tiền triệu xuất hiện dần trên 4 phút hay 2 tiền triệu xuất hiện liên tiếp
Tiêu chuẩn CĐ Migrain không tiền triệu? theo hiệp hội đau đầu thế giới ?
A. Có ít nhất 5 đợt kịch phát thỏa đủ các tiêu chuẩn từ B – D
B. đau đầu kéo dài 4 giờ - 72 giờ (3 ngày) (khi không điều trị hoặc điều trị không hiệu quả)
C. Đau đầu có ít nhất 2 trong 4 đặc tính sau đây:
—- Một bên
—- Mạch đập
—- Cường độ đau trung bình hoặc nặng
—- Tăng khi hoạt động, đứng, leo
D. Có ít nhất 1 trong hai đặc tính sau đây trong thời gian đau
—- Nôn/Buồn nôn
—- Sợ âm thanh và sợ ánh sáng
E. Không (0) thỏa tiêu chuẩn ICHD cho chẩn đoán khác
⇒ 5-4-3-2-1-0
Định nghĩa Migraine từng đợt (EM) (92%) ?
-Thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán Migraine
-< 15 ngày đau đầu/ tháng
Định nghĩa Migraine mạn tính (CM) (8%) ?
≥ 15 ngày đau đầu/ tháng
≥ 08 ngày đau đầu migraine/ mỗi tháng
≥ 03 tháng liên tục
Trạng thái Migraine là gì ?
-là tình trạng các cơn Migraine nặng, kháng trị kèm theo nôn ói dữ dội.
-là hậu quả tình trạng lạm dụng thuốc cắt cơn migraine
3 cơ chế sinh lý bệnh của Migraine ở 3 vùng giải phẫu ?
-hiện tượng co và giãn mạch của các mạch máu trong và ngoài não
-sự kích hoạt các neuron phân tiết SEROTONIN ở thân não
-sự hoạt hóa hệ thống thần kinh tam thoa - mạch máu gây phóng thích các chất vận mạch và gây đau.
hiện tượng co và giãn mạch của các mạch máu trong và ngoài não trong đau đầu Migraine ?
-xảy ra trên Migraine có tiền triệu
-có sự giảm 20-30% lưu lượng tuần hoàn ở vỏ não
=> xuất hiện tại vùng chẩm và lan tới trước theo từng đợt
⇒ xuất hiện ở tiền triệu.
-không có giảm tuần hoàn trong Migraine không có tiền triệu và hiện tượng giảm lưu lượng này không phân bố theo mạch máu.
sự kích hoạt các neuron phân tiết SEROTONIN ở thân não trong đau đầu Migraine ?
-SEROTONIN: chất dẫn truyền thần kinh, có 4 nhóm thụ thể chính: 1-2-3-4
-Migraine có thể xảy ra bởi các thuốc LÀM GIẢM NỒNG ĐỘ SEROTONIN.
-Nhân dorsal raphe và locus ceruleus có đường dẫn truyền serotonin, khi vùng này bị kích thích sẽ gây cơn đau đầu như Migraine.
Thuốc ngừa cơ Migraine gồm ?
-Thuốc ngừa cơ Migraine: NHÓM ĐỐI VẬN TYPE 2
Thuốc cắt cơn Migraine gồm ?
-Thuốc cắt cơn Migraine: NHÓM CHỦ VẬN TYPE 1
Cơ chế của sự hoạt hóa hệ thống tam thoa-mạch máu ?
-Thần kinh tam thoa nhận cảm giác
đau từ màng não, mạch máu não và
các vùng khác
=> hạch tam thoa => nhân TK 5
=> đồi thị, vùng dưới đồi, vỏ não.
-sự kích hoạt nhân thần kinh V gây phóng thích các chất gây đau (chất P) tại tận cùng thần kinh, tăng dẫn truyền tín hiệu giữa các neuron và các chất này gây hiện tượng viêm vô trùng của thành mạch và gây đau.
các bước điều trị Migraine ?
-điều trị cắt cơn
-điều trị ngừa cơn
-tránh các yếu tố khởi phát cơn
-tâm lý liệu pháp
-phương pháp không dùng thuốc
Khi nào điều trị ngừa cơn ?
-chỉ ngừa cơn khi số cơn nhiều trên 3 cơn mỗi tháng
-ngừa cơn còn tùy thuộc vào hiệu quả của điều trị cắt cơn đau: nếu số cơn đau nhiều nhưng dễ cắt cơn đau thì có thể chỉ điều trị cắt cơn.
ĐIỀU TRỊ MIGRAINE KHÔNG DÙNG THUỐC?
- Lối sống: làm việc và nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ, tránh căng thẳng tâm lý, tránh thức khuya
- Tăng cường vận động, tập thể dục
- Tránh các thuốc giãn mạch, thuốc ngừa thai có Estrogen
- Ăn uống: tránh một số thực phẩm có thể khởi phát cơn đau
– Caffeine dùng nhiều hoặc cai
– Bia rượu (đặc biệt là vang đỏ)
– Chocolate, aspartame, bột ngọt
– Thức ăn có tyramine: phô mai, thịt đóng hộp, xúc xích, thịt xông khói - Tâm lý trị liệu: nếu bệnh nhân có vấn đề tâm lý kèm theo
Lưu ý nguy cơ đau đầu do lạm dụng thuốc cắt cơn trong Migraine ?
– Thuốc giảm đau thông thường
=> không dùng quá 15 ngày/tháng
– Nhóm triptans, ergots, giảm đau kết hợp
=> không dùng quá 10 ngày/tháng
Các thuốc giảm đau, chống nôn cho đau mức độ nhẹ - vừa ?
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen 1g
- NSAIDs:
– Diclofenac 50, 100 mg;
– Ibuprofen 200, 400 mg;
– Naproxen 500, 550 mg - Thuốc chống nôn
– Chlorpromazine IV 12,5mg;
– Droperidol IV 2,75mg;
– Metoclopramide IV 10mg;
– Prochlorperazine IV/IM 10mg;
Lưu ý các chống chỉ định của Các thuốc giảm đau, chống nôn cho đau mức độ nhẹ - vừa ?
– Aspirin CCĐ cho trẻ dưới 16 tuổi
– Metoclopramide CCĐ cho trẻ nhỏ
– NSAIDs CCĐ cho loét DDTT
Thuốc giảm đau nhóm triptans là nhóm gì ?
=> nhóm CHỦ VẬN 5-HT 1B/1D
Nhóm Triptans có các chống chỉ định ?
tăng huyết áp
bệnh mạch vành
viêm động mạch
trẻ em dưới 12 tuổi
Nhóm Triptans - lưu ý gì khi điều trị Migraine nặng ?
-Chỉ hiệu quả khi có cơn đau, càng sớm càng tốt,
-Nhưng không hiệu quả lúc chỉ có aura mà chưa đau
-Cơn đau đầu có thể tái phát sau 24h
Nhóm Triptan khởi phát hoạt động nhanh ?
-Sumatriptan 6mg tiêm dưới da
-Eletriptan 20/40/80mg
-Rizatriptan 5/10 mg
-Zolmitriptan 5mg xịt mũi
Nhóm Triptan khởi phát vừa và hiệu quả kéo dài ?
-Sumatriptan 50mg/100mg uống
-Zolmitriptan 2.5mg/5 mg uống
-Almotriptan 12.5mg uống
Nhóm Triptan khởi phát chậm và hoạt động kéo dài ?
-Frovatriptan: 2.5mg uống
-Naratriptan: 2.5mg uống
Mục tiêu điều trị cắt cơn giảm đau ?
-giảm đau và giảm các triệu chứng khác sau “2” giờ
-giảm các bất lợi và giảm thiểu tàn phế liên quan đến Migraine
-Duy trì giảm đau trong 24 giờ
-hiệu quả đối với 2-3 cơn đau
thời điểm tốt nhất khi dùng thuốc cắt cơn migraine ?
-đạt hiệu quả tối đa khi sử dụng càng sớm càng tốt sau khởi phát và khi cơn đau vẫn còn nhẹ
Thuốc cắt cơn mới trong điều trị Migraine ?
-Lasmiditan
-triptan: Ức chế chọn lọc thụ thể Serotonin 5-HT 1F, không co thắt mạch vành - mạch máu não
-dạng uống: 50-100-200 mg cách liều mỗi 24 giờ
-TDP: chóng mặt, dị cảm, buồn ngủ, mệt mỏi, nôn…và không lái xe trong vòng ít nhất 8 giờ sau khi uống Lasmiditan
Nhóm triptan không nên dùng ở nhóm BN nào ?
-người có các vấn đề tim mạch quan trọng như
+ cơn đau thắt ngực,
+ bệnh mạch vành,
+ sau nhồi máu cơ tim,
+ cơn thoáng thiếu máu não,
+ đột quỵ hay bệnh mạch máu chi dưới.
Thời gian được dùng bao lâu với các loại thuốc giảm đau ?
-không quá 15 ngày mỗi tháng nếu dùng 1 loại thuốc giảm đau
-không quá 10 ngày mỗi tháng nếu dùng 2 loại thuốc giảm đau phối hợp
Trong điều trị cơn đau đầu migraine cấp, không nên sử dụng nhóm giảm đau nào ?
=> nhóm OPIOID.
Thuốc chống nôn dùng trong cơn cấp ?
-Metoclopramide 10mg/20 phút trước khi dùng các thuốc khác.
-Domperidon
Tác dụng phụ cần lưu ý khi dùng Metoclopramide ?
=> loạn trương lực cơ khi dùng cho trẻ en
Ưu điểm của thuốc Domperidon ?
=> KHÔNG gây loạn trương lực cơ
Điều trị ngừa cơn cần duy trì bao lâu ?
=> 6-12 tháng
Thời điểm đánh giá lại tốt nhất điều trị ngừa cơn ?
=> trong vòng 2 tháng sau khi đạt đến liều cuối cùng
Nguyên tắc điều trị ngừa cơn ?
-cần khởi đầu liều thấp và tăng liều chậm
-đánh giá lại sau khi dùng đủ thời gian 2-3 tháng với liều thích hợp
-nếu có hiệu quả sẽ duy trì từ 4-6 tháng
-giảm liều và ngưng thuốc (từ từ trong khoảng 2-3 tuần) sau khi cơn đau được kiểm soát
Các nhóm thuốc ngừa cơn ?
A: antiepileptics, ACEIs-ARBs
B: Beta blocker, Botulinum toxin A
C: Calcium channel blokers, CGRP
D: antiDepressants
A: antiepileptics, ACEIs-ARBs gồm các thuốc ?
-antiepileptics:
+Topiramate 50-200mg
+Valproate 500-1500mg
+Gabapentin
-ACEIs-ARBs:
+Lisinopril 10-20mg
+Candesartan 16mg
B: Beta blocker - Botulinum toxin A gồm các thuốc gì ?
-Beta blocker:
+propranolol 40-160mg
+metoprolol 50-200mg
+timolol 10-30mg
+atenolol 25-100mg
+Nadolol 20-240mg
-Botulinum toxin A (chỉ trong Migraine mãn tính)
C: Calcium channel blokers, CGRP gồm các thuốc gì ?
CGRP: kháng thể đơn dòng mới ở người nhắm trúng đích CGRP (Calcitonin gene-related peptide)
-Calcium channel blokers
+ Flunarizine 5-10mg
+ Verapamil 120-240mg
-CGRP
+ Erenumab* TDD/tháng
(gắn vào thụ thể CGRP)
+ Fremanezumab*
(gắn vào CGRP)
+ Galcanezumab*
(gắn vào CGRP)
+ Eptinezumab
+ Rimegepant
+ Atogepant
D: antiDepressants gồm các thuốc gì ?
-TCA
+ Amitriptyline 20-50mg
+ Nortriptyline 50-200mg
-SRNI
+ Venlafaxine 75-150mg
=> các thuốc nhóm SSRI không có hiểu quả ngừa cơn
Chỉ định ngừa cơn ?
- có >2 cơn migraine mõi tháng
-cắt cơn không hiệu quả hoặc vẫn ảnh hưởng đến đời sống BN
-thuốc cắt cơn bị CCĐ, không dung nạp hoặc cơn có biến chứng (migraine thân nền, liệt nửa người)
-ý muốn của BN
Valproic acid không dùng trên nhóm đối tương nào?
=> phụ nữ trong thời kỳ sinh sản, gây nguy cơ dị tật thai nhi
Beta blocker có chống chỉ định ?
=> HEN PHẾ QUẢN
=> trầm cảm
=> Huyết áo thấp
Valproic acid có chống chỉ định ?
=> RUN VÔ CĂN
Flunarizin có chống chỉ định ?
=> BN PARKINSON
Migraine + bệnh THA hay cơn đau thắt ngực, ưu tiên thuốc ngừa cơn ?
=> betablocker
Migraine + bệnh trầm cảm, ưu tiên thuốc ngừa cơn ?
=> amytriptylin (TCA)
Migraine + bệnh động kinh hay cơn hưng cảm, ưu tiên thuốc ngừa cơn ?
-Valproic acid
-Topiramate
Migraine + run vô căn, ưu tiên thuốc ngừa cơn ?
=> Topiramate
Tránh các yếu tố khởi phát cơn đau đầu cấp migraine ?
- Lối sống: làm việc và nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ, tránh căng thẳng tâm lý, tránh thức khuya
- Tăng cường vận động, tập thể dục
- Tránh các thuốc giãn mạch, thuốc ngừa thai có Estrogen
- Ăn uống: tránh một số thực phẩm có thể khởi phát cơn đau
– Caffeine dùng nhiều hoặc cai
– Bia rượu (đặc biệt là vang đỏ)
– Chocolate, aspartame, bột ngọt
– Thức ăn có tyramine: phô mai, thịt đóng hộp, xúc xích, thịt xông khói - Tâm lý trị liệu: nếu bệnh nhân có vấn đề tâm lý kèm theo
Migraine trong chu kỳ kinh nguyệt ?
- điều trị cắt cơn tương tự
- điều trị ngừa cơn bằng liệu pháp kích thích tố (Oestrogen bôi qua da)
Trạng thái Migraine là gì ?
-các cơn Migraine nặng
-kháng trị
-kèm nôn ói dữ dội
Nguyên nhân gây ra trạng thái Migraine là gì ?
=> là hậu quả tình trạng lạm dụng thuốc cắt cơn Migraine.
Điều trị Trạng thái Migraine là gì ?
-Metoclopramide 10mg/tiêm mạch
-Dihydroergotamine 0.5-1mg/tiêm mạch
-Dexamethasone 4mg/tiêm mạch
-Diazepame 5-10mg/tiêm mạch
Đau đầu kiểu căng thẳng xảy ra khi nào ?
-phổ biến nhất, rất thường gặp
-xảy ra trên ng bình thường khi làm việc ở một tư thế đầu cố định trong 1 thời gian lâu (nhân viên văn phòng, thợ may…) hoặc BN có tình trạng căng thẳng, lo lắng kéo dài
Đau đầu kiểu căng thẳng được phân loại gồm mấy nhóm ?
- đau đầu kiểu căng thẳng kịch phát không thường xuyên
- đau đầu kiểu căng thẳng kịch phát thường xuyên
- đau đầu kiểu căng thẳng mạn tính
Sinh lý bệnh của đau đầu kiểu căng thẳng ?
-các cơ vùng mặt, cổ và da đầu có thể bị co thắt trong các trường hợp sau: trầm cảm - lo lắng - căng thẳng - ngồi làm việc với tư thế cúi hay ngửa đầu trong 1 thời gian dài - chấn thương
-yếu tố thuận lợi khởi phát: mất ngủ hay ngủ quá nhiều, ăn quá no, uống nhiều rượu, làm việc trong môi trường ồn ào, căng thẳng trong gia đình hay ngoài xã hội và 1 số bệnh toàn thân
Hậu quả của tình trạng căng cơ ?
-làm tăng áp lực trong các cơ vùng da đầu, cổ và làm giảm lượng máu nuôi cơ
=> thiếu máu nuôi => sinh ra acide lactique
=> phóng thích các chất gây đau.
Tiêu chuẩn chẩn đoán đau đầu kiểu căng thẳng kịch phát không thường xuyên ?
A. Ít nhất 10 đợt đau đầu mức độ trung bình không quá 1 ngày/tháng (< 12 ngày/năm)
kèm theo đầy đủ các đặc tính B–D
B. Kéo dài 30 phút đến 7 NGÀY
C. Có ít nhất 2 trong 4 đặc tính:
- Hai bên
- Đè ép, không có tính mạch đập
- Mức độ nhẹ đến trung bình
- Không tăng khi hoạt động thường ngày, đứng, leo
D. Có cả 2 đặc tính sau
- Không buồn nôn, không nôn
- Không sợ âm thanh, ánh sáng
E. Không thỏa tiêu chuẩn của đau đầu khác.
Tiêu chuẩn chẩn đoán đau đầu kiểu căng thẳng kịch phát thường xuyên ?
A. Ít nhất 10 đợt đau đầu mức độ trung bình 1 – 14 ngày/tháng (> 3 tháng, > 12 ngày và < 180 ngày/năm) kèm theo đầy đủ các đặc tính B–D
B. Kéo dài 30 phút đến 7 NGÀY
C. Có ít nhất 2 trong 4 đặc tính:
- Hai bên
- Đè ép, không có tính mạch đập
- Mức độ nhẹ đến trung bình
- Không tăng khi hoạt động thường ngày, đứng, leo
D. Có cả 2 đặc tính sau
- Không buồn nôn, không nôn
- Không sợ âm thanh, ánh sáng
E. Không thỏa tiêu chuẩn của đau đầu khác.
Tiêu chuẩn chẩn đoán đau đầu kiểu căng thẳng mạn tính ?
A. Ít nhất 10 đợt đau đầu mức độ trung bình ≥ 15 ngày/tháng (> 3 tháng, ≥ 180 ngày/năm) kèm theo đầy đủ các đặc tính B–D
B. Kéo dài 30 phút đến 7 NGÀY
C. Có ít nhất 2 trong 4 đặc tính:
- Hai bên
- Đè ép, không có tính mạch đập
- Mức độ nhẹ đến trung bình
- Không tăng khi hoạt động thường ngày, đứng, leo
D. Có cả 2 đặc tính sau
- Không buồn nôn, không nôn
- Không sợ âm thanh, ánh sáng
E. Không thỏa tiêu chuẩn của đau đầu khác.
Mục tiêu điều trị đau đầu dạng căng thẳng ?
-điều trị cắt cơn
-điều trị ngừa cơn
điều trị ngừa cơn đau đầu dạng căng thẳng ?
-Amytriptylin 25-150mg/ngày
-Mirtazapine 15-30mg/ngày
-Venlafaxin 75-150mg/ngày
– Topiramate, sodium valproate, gabapentin
– Thuốc giãn cơ
– Botulinum toxin tiêm vào các cơ quanh sọ
Đau đầu cụm - tính chất cơn đau ?
-đau đầu có cường độ dữ dội nhất
-diễn tiến từng đợt theo chu kỳ cách nhau vài năm
-thường gặp ở Nam giới, trẻ hay trung niên
Đặc tính đau đầu cụm điển hình?
-mỗi đợt đau kéo dài khoảng 3 THÁNG
-các đợt cách nhau khoảng 12 tháng hay hơn
-tần số cơn đau trong mỗi đợt: mỗi ngày hoặc cách ngày
-số cơn mỗi ngày: từ 1 đến 8 cơn, cơn đầu tiên thường vào ban đêm, cơn kéo dài 30 phút tới 90 phút
-thời gian xảy ra cơn: trong 75% BN có cơn xảy ra từ 9 giờ tối đến 10 giờ sáng, thường nhất là từ 1 tới 3 giờ sáng
-thời gian không cơn: thường từ 1 tháng đến 2 năm
mô tả cơn đau đầu cụm ?
-cường độ dữ dội
-xảy ra đúng giờ
-cơn đau tập trung sau hốc mắt hoặc trên trán gần phía thái dương một bên đầu
-đau kèm theo triệu chứng: co nhỏ đồng tử, sung huyết kết mạc mắt, nghẹt mũi 1 bên, vã mồ hôi 1 bên mặt
-đau lan xuống vai, cổ 1 bên
-bn có triệu chứng sợ ánh sáng nhưng thường ít khi nôn ói
=> trong cơn đau thường BN tỉnh táo,
=> migraine: thường BN hay buồn ngủ
sinh lý bệnh đau đầu cụm ?
-sự giãn các động mạch trong hốc mắt, có thể bắt nguồn từ đồi thị giống Migraine
Yếu tố nguy cơ của đau đầu từng cụm ?
-phái: hiếm và gặp nhiều ở phái NAM
-tuổi: thường gặp ở tuổi 20-40
-yếu tố gia đình: chỉ có 7% có tiền căn gia đình
-chấn thương sọ não: gặp khoảng 13%
Các yếu tố khởi phát cơn ?
-uống rượu
-ở vùng không khí loãng (vùng núi, đi máy bay)
-ánh sáng chói kể cả ánh nắng mặt trời
-hoạt động mạnh
-thức ăn có nhiều Nitrit (đồ hộp, thịt nguội)
-các thuốc dãn mạch
Tiêu chuẩn Chẩn đoán đau đầu cụm ?
Ít nhất 5 cơn với tất cả các đặc tính A,B,C sau:
A. đau dữ dôị 1 bên hốc mắt, trên hốc mắt hay vùng thái dương kéo dài từ 15-180 phút nếu không điều trị
B. đau đầu phối hợp với ít nhất 1 trong các triệu chứng sau đây ở phía bên đau:
-sung huyết kết mạc mắt, chảy nước mắt
-nghẹt mũi, chảy nước mũi
-vã mồ hôi vùng trán và mặt
-co đồng tử
-hẹp khe mi
-phù mi mắt
C. Số cơn đau: từ 1 cơn trong 2 ngày cho tới 8 cơn mỗi ngày.
Các hướng điều trị đau đầu cụm ?
- cắt cơn
- ngừa cơn
- điều trị chuyển tiếp
điều trị cắt cơn đau đầu cụm ?
-dùng nhóm Triptans như Sumatriptan 6mg SC hay 20mg dạng xịt mũi
-Oxy liệu pháp: oxy mask 7-10l/ph trong 15-30 phút
-thuốc khác có thể dùng Octreotide SC, Lidocaine đường mũi
Chiến lược điều trị cắt cơn đau đầu cụm ?
-từ 2 cơn/ngày trở xuống: Sumatriptan hoặc Oxy liệu pháp hoặc cả 2
-trên 2 cơn/ngày: Sumatriptan phối hợp với Oxy liệu pháp hay chỉ Oxy liệu pháp.
điều trị ngừa cơn đau đầu cụm ?
-Corticoid uống 20mg Prednosolone mỗi ngày trong 10 ngày hoặc Methylprednisolone bolus 1 lần 30mg/kg
-Tiêm Corticoids vùng thần kinh chẩm lớn phối hợp với lidocain.
-Dùng triptan phòng ngừa có thể giảm tần số cơn đau ở giai đoạn cấp nhưng không hiệu quả trong phòng ngừa cơn
-Phong bế hạch chân bướm-khẩu cái