Chương 2: HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG Flashcards
Thế nào là sản xuất hàng hoá?
a. Là tổ chức kinh tế
b. Là một kiểu tổ chức kinh tế –xã hội, trong đó những sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi, mua bán.
c. Là hình thức tổ chức xã hội.
d. Là hình thái kinh tế - xã hội.
b.
Là một kiểu tổ chức kinh tế –xã hội, trong đó những sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi, mua bán.
GT: Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó những người sản xuất ra sản phẩm không phải để tiêu dùng cho bản thân mà để trao đổi, mua bán trên thị trường.
Điều kiện cho sự ra đời và phát triển của kinh tế hàng hóa là
a. Dựa trên sở hữu tư nhân về TLSX
b. Phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất.
c. Phân công lao động xã hội và dựa trên sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất
d. Phân công lao động xã hội
b.
Phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất.
GT:Theo Mác, sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện là phân công lao động xã hội và sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất.
Đáp án nào sau đây phản ánh không đúng về ưu thế của sản xuất hàng hóa
a. Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội
b. Khắc phục được các cuộc khủng hoảng kinh tế
c. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển
d. Là tiền đề cho sự ra đời của phương thức sản xuất TBCN
b.
Khắc phục được các cuộc khủng hoảng kinh tế
GT:
- Nhu cầu lớn và không ngừng tăng lên là một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của sản xuất hàng hóa. ->Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội
- Sản xuất hàng hóa gắn liền với cạnh tranh nên buộc người sản xuất phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, phát triển chuyên môn hóa -> Kích thích lực lượng sản xuất phát triển
- Sản xuất và trao đổi hàng hóa gắn với tính chất mở của các quan hệ kinh tế, các quan hệ hàng hóa tiền tệ, làm cho không gian giao lưu kinh tế giữa các khu vực, các nước, các địa phương ngày càng mở rộng-> Là tiền đề cho sự ra đời của phương thức sản xuất TBCN
Ai là người đầu tiên phát hiện ra tính 2 mặt của lao động sản xuất hang hóa
a. Ricardo
b. Adam-Smith
c. Ph.Ănghen
d. Các-Mác
d.
Các-Mác
GT: Hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt. C. Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
Bản chất của tiền
a. Là vàng
b. Là kim loại quý
c. Là hàng hóa đặc biệt đóng vai trò vật ngang giá chung.
d. Cổ phiếu, trái phiếu
c.
Là hàng hóa đặc biệt đóng vai trò vật ngang giá chung.
GT: Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt, được tách ra trong thế giới hàng hóa để làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa, nó đo lường và biểu thị giá trị của hàng hóa và biểu thị mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa
Chức năng thước đo giá trị của tiền dùng để
a. Đo lường giá trị của các hàng hóa
b. Trả nợ
c. Nộp thuế
d. Phương tiện mua hàng
a.
Đo lường giá trị của các hàng hóa
GT: Chức năng thước đo giá trị của tiền dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của tất cả các hàng hóa khác nhau. Lúc này, giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một số lượng tiền nhất định gọi là giá cả hàng hóa
Cơ chế thị trường là
a. Cơ chế chỉ huy của nhà nước
b. Cơ chế điều khiển bằng mệnh lệnh hành chính
c. Cơ chế tự điều tiết nền kinh tế
c.
Cơ chế tự điều tiết nền kinh tế
GT: Trong nền kinh tế chỉ có doanh nghiệp và người tiêu dùng, các hoạt động kinh tế chịu sự điều tiết bởi giá cả thị trường, mọi hoạt động diễn ra khách quan, không có sự can thiệp của chính phủ gọi là cơ chế thị trường. Khi nhà nước tham gia vào kinh tế, quản lý và điều tiết nền kinh tế thì gọi là kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
Có mấy loại cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
a. 4
b. 1
c. 2
d. 3
c.
2
GT:
Loại 1: Căn cứ vào phạm vi hoạt động, ta chia ra thị trường trong nước (thị trường dân tộc) và thị trường thế giới.
Loại 2: Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành của thị trường, ta có thị trường tự do, thị trường có điều tiết, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
Đâu là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hang hóa
a. Quy luật lưu thông tiền tệ
b. Quy luật giá trị
c. Quy luật cạnh tranh
d. Quy luật cung – cầu
b.
Quy luật giá trị
GT: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá. Quy luật giá trị là quy luật chi phối cơ chế thị trường và chi phối các quy luật kinh tế khác; các quy luật kinh tế khác là biểu hiện yêu cầu của quy luật giá trị mà thôi.Về nội dung, quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết.
Điểm khác nhau giữa tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động là
a. Tăng năng suất lao động làm giảm giá trị của một hang hóa, còn tăng cường độ lao động thì giá trị của một hàng hóa không đổi
b. Tăng năng suất lao động làm cho giá trị của 1 đơn vị hang hóa tăng lên, tăng cường độ lao động làm cho giá trị 1 đơn vị hang hóa giảm xuống
c. Năng suất lao động tăng làm cho tổng giá trị của hàng hóa sản xuất ra tăng lên, còn tăng cường độ lao động làm cho tổng giá trị của hàng hóa không đổi.
a.Tăng năng suất lao động làm giảm giá trị của một hang hóa, còn tăng cường độ lao động thì giá trị của một hàng hóa không đổi
GT:Năng suất lao động có tác động tỷ lệ nghịch với giá trị của một hàng hóa. Khi năng suất lao động tăng, số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian nhiều hơn nên hao phí lao động để sản xuất ra một sản phẩm ít hơn, lao động kết tinh trong một sản phẩm giảm xuống, do đó giá trị của một sản phẩm giảm nhưng tổng giá trị không đổi.
- Cường độ lao động có tác động tỷ lệ thuận với tổng giá trị hàng hóa được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian nhất định. Khi cường độ lao động tăng, hao phí lao động cũng tăng lên, khối lượng hàng hóa cũng tăng tương ứng. Vì vậy, hao phí lao động để làm ra một sản phẩm không đổi nhưng tổng giá trị hàng hóa tăng lên.
Giả sử các doanh nghiệp sau đây đều có mức hao phí lao động xã hội cao hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết thì loại doanh nghiệp nào sẽ bị phá sản
a. Tất cả đều có nguy cơ phá sản nếu không đổi mới kỹ thuật và cải tiến phương pháp sản xuất
b. Doanh nghiệp Nhà nước
c. Doanh nghiệp tư nhân
d. Công ty cổ phần
a.
Tất cả đều có nguy cơ phá sản nếu không đổi mới kỹ thuật và cải tiến phương pháp sản xuất
Giá trị của tiền (vàng) phụ thuộc vào
a. Số lượng vàng trong nền kinh tế
b. Số lượng lao động hao phí để khai thác vàng
c. Số lượng hang hóa sản xuất ra trên thị trường
b.
Số lượng lao động hao phí để khai thác vàng
GT: Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định. Lượng lao động đã tiêu hao đó được đo bằng thời gian lao động, nhưng không đo bằng thời gian lao động cá biệt mà đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết
Lao động giản đơn là
a. Lao động chân tay
b. Lao động qua đào tạo
c. Lao động của những người nông dân
d. Lao động trí óc
a.
Lao động chân tay
GT: Lao động giản đơn là sự hao phí lao động một cách thông thường mà bất kỳ một người lao động bình thường nào không cần phải được đào tạo cũng có thể làm được.
Lao động phức tạp là
a. Lao động được huấn luyện, đào tạo
b. Lao động xã hội cần thiết
c. Lao động trừu tượng
d. Lao động trí óc
a.
Lao động được huấn luyện, đào tạo
GT:
Lao động phức tạp là những loại lao động phải trải qua một quá trình đào tạo theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
Lựa chọn phương án chính xác: Tác động quy luật giá trị là
a. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm tăng năng suất lao động
b. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá
c. Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người lao động thành kẻ giàu người nghèo
d. Tất cả các phương án trên
d.
Tất cả các phương án trên
GT: Quy luật giá trị có những tác động cơ bản sau:
Thứ nhất, tự phát điều tiết việc sản xuất và lưu thông hàng hóa. Thứ hai, tự phát thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Thứ ba, thực hiện sự bình tuyển tự nhiên và phân hoá người sản xuất