Chương 1: Tiêu hóa và hấp thụ Flashcards
Thức ăn vào ống tiêu hóa có thể biến đổi thế nào
Biến đổi cơ học (tiêu hóa cơ học)
Biến đổi hóa học (tiêu hóa hóa học nhờ enzyme)
Tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh
Tiêu hóa là gì
là quá trình biến đổi các chất hữu cơ phức tạp trong thức ăn thành các chất hữu cơ đơn giản mà cơ thể hấp thụ được
Thức ăn có thể được tiêu hóa ở đâu
Bên trong tế bào (tiêu hóa nội bào)
bên ngoài tế bào (tiêu hóa ngoại bào)
Động vật chưa có hệ tiêu hóa là ngành gì
Động vật nguyên sinh
Quá trình tiêu hóa thức ăn của động vật nguyên sinh là
quá trình tiêu hóa hóa học và quá trình này diễn ra bên trong tế bào tiêu hoá nội bào.
Miêu tả quá trình tiêu hóa của động vật chưa có hệ tiêu hóa
Bước 1:Tiếp xúc với thức ăn -> Màng sinh chất lõm sâu -> túi thực bào (miệng khép lại) -> không bào tiêu hóa chứa thức ăn bên trong.
Bước 2: Không bào tiêu hóa + lizoxom -> thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp thành đơn giản
Bước 3: Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa vào tế bào chất, cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các hoạt động sống.
Bước 4: Phần thức ăn không được tiêu hóa trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào
Loài nào có túi tiêu hóa
Ruột khoang và giun dẹp
Lớp tế bào bên trong của thành cơ thể động vật có túi tiêu hóa
_ tạo thành túi tiêu hóa.
_ gồm 2 loại tế bào:
+ tế bào tuyến tiết enzim vào xoang túi tiêu hóa
+ tế bào có roi có khả năng thực bào và tiêu hóa nội bào các mảnh vụn.
lỗ thông của loài có túi tiêu hóa
_có 1 cái duy nhất
_vừa làm chức năng của miệng, vừa làm chức năng của hậu môn.
quá trình tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa
1) Thức ăn vào miệng túi tiêu hóa, tế bào tuyến trên thành túi tiết enzyme vào xoang túi tiêu hóa.
2) Thức ăn được enzyme thủy phân thành các mảnh nhỏ.
3) Các mảnh thức ăn này được các tế bào có roi thực bào và tiêu hóa nội bào.
Động vật có túi tiêu hóa tiêu hóa như thế nào
Tiêu hóa ngoại bào (tiêu hóa bên ngoài tế bào nhờ enzyme)
Tiêu hóa nội bào (tiêu hóa bên trong tế bào)
Biến đổi hóa học
Ống tiêu hóa có ở loài nào
Động vật có xương sống (cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú)
Động vật không xương sống (giun đốt, côn trùng)
Hệ tiêu hóa bao gồm
Ống tiêu hóa
Tuyến tụy
Tuyến gan
Tuyến nước bọt
Ống tiêu hóa được chia thành các đoạn chính
Miệng
Thực quản
Dạ dày
Ruột non
Ruột già
Diều (Chim, giun đốt)
Tác dụng của quá trình tiêu hóa cơ học thức ăn ở động vật có ống tiêu hóa
_ Làm nhỏ thức ăn
_ Trộn đều thức ăn với dịch tiêu hóa
=> Tăng hiệu quả tác dụng của tiêu hóa hóa học