Câu 7: UD HT ngũ hành trong chẩn đoán Flashcards
Dựa trên sự quy loại theo học thuyết ngũ hành, sử dụng bốn phương pháp vọng, văn, vấn, thiết , tập trung vào mối tương quan giữa chức năng tạng phủ và các biểu hiện bên ngoài của chúng để chẩn đoán lâm sàng
- Ngũ sắc:
+Sắc xanh là bệnh thuộc tạng Can. Sắc đỏ là bệnh thuộc tạng Tâm. Sắc vàng là bệnh thuộc tạng Tỳ. Sắc trắng là bệnh thuộc tạng Phế. Sắc đen là bệnh thuộc tạng Thận.
+Tuy nhiên sự quy loại theo ngũ hành chỉ là một trong những học thuyết trong hệ thống lý luận YHCT. Ví dụ, sắc da màu vàng biểu thị bệnh thuộc Thổ (Tỳ) theo quan điểm Ngũ hành, nhưng cũng cho thấy sự ứ trệ thấp… - Ngũ chí
+Giận dữ thường do Can hoặc ảnh hưởng đến Can. Vui mừng kích thích quá độ do bệnh của Tâm hoặc ảnh hưởng tới Tâm. Lo nghĩ thái quá thường do bệnh của Tỳ hoặc ảnh hưởng sự vận hóa của Tỳ. Buồn thương quá độ do bệnh ở Phế hoặc ảnh hưởng tạng Phế. Sợ hãi quá mức làm tổn thương Thận khí, tê liệt chức năng của Thận.
-Ngũ thể:
+Can chủ Cân nên tay chân co quắp là biểu hiện bệnh tại Can. Tỳ chủ cơ nhục nên cơ nhục teo nhão là biểu hiện bệnh của Tỳ. Thận chủ cốt tủy nên đau xương nhức tủy nhiều là bệnh của Thận. Phế chủ bì mao nên da lông khô héo là biểu hiện bệnh của Phế. Tâm chủ huyết mạch nên huyết hư, huyết kém, da xanh, mạch đập rối loạn là bệnh của Tâm
Ứng dụng Ngũ hành tương sinh tương khắc trong mối quan hệ tạng phủ trong biện chứng chẩn đoán và tiên lượng bệnh
+Tương sinh:
Mẫu bệnh cập tử: Thận âm hư không nuôi dưỡng Can mộc. Can chủ cân, Thận chủ cốt dẫn đến xuất hiện triệu chứng: Thận âm bất túc: ù tai, đau lưng, mỏi gối…Can âm hư: đau đầu, chóng mặt, co duỗi khớp khó khăn, run tay chân…
+Tương khắc: Can khắc quá mức có thể làm suy yếu chức năng của Tỳ -> Can uất tỳ hư
+Tương thừa:
Tỳ thừa Thận: khi Tỳ có đàm thấp, có thể cản trở chức năng chuyển hóa và bài tiết thủy dịch của Thận
+Tương vũ:
Thận vũ Tỳ: Thận hư không thể khí hóa thủy dịch, Tỳ sẽ bị đàm thấp cane trở sự vận hóa