Bếp lửa Flashcards
Cụm từ hay nói về bếp lửa?
Thi phẩm xúc động kết tinh từ hồi ức đẹp đẽ và lửa ấm tuổi thơ
Tác giả? Năm sinh? Quê quán?
Bằng Việt - 1941 - Hà Nội
4 điều hay về tác giả?
Quý ông giữ lửa trên thi đàn
Người thổi lửa vào ký ức tuổi thơ của bao thế hệ người đọc
Thơ ông ấm áp, giản dị, nồng nàn, cảm xúc lây lan
Với ông thì thơ là tất cả, không gì sánh bằng
Hoàn cảnh sáng tác?
Sáng tác năm 1963, khi tác giả đang theo học ngành luật tại Kiev, Liên Xô cũ
Thơ mở bài?
Đò lèn - Nguyễn Duy
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
Níu váy bà đi chợ Bình Lâm
Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thơ kết bài?
Đò lèn - Nguyễn Duy
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
Dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!
Luận điểm 1?
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Luận điểm: hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà
Biểu tượng của bếp lửa Việt Nam?
Từ bao đời nay, bếp lửa trong mỗi gia đình Việt Nam là biểu tượng kết nối yêu thương; là một đặc tính văn hoá của dân tộc, là truyền thống văn hoá của làng quê Việt Nam.
Điệp ngữ “một bếp lửa”?
Ba tiếng “một bếp lửa” được nhắc lại đến hai lần, trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng
Hình ảnh “bếp lửa chờn vờn sương sớm”?
Hình ảnh “bếp lửa chờn vờn sương sớm là hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam trước đây vào buổi sớm mai. Trong cái lạnh rét buốt mùa đông từ những dải sương trắng xoá phủ lên mọi nhà thì thật ấm áp và đầy yêu thương với hình ảnh gia đình quây quần bên bếp lửa “chờn vờn” nhỏ bé, cùng nhau xua tan cái giá lạnh.
Từ láy “chờn vờn”?
Từ láy “chờn vờn” rất thực như gợi nhớ đến dáng hình bập bùng, chập chờn của ngọn lửa trong ký ức
Từ láy “ấp iu”?
Từ láy “ấp iu” đã gợi nên một bàn tay kiên nhẫn, khéo léo cùng tấm lòng chi chút của người nhóm bếp.
Hình ảnh bếp lửa làm trỗi dậy điều gì?
Rất tự nhiên, hình ảnh bếp lửa đã làm trỗi dậy tình yêu thương: “ cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Tình thương tràn đầy của người cháu đã được bộc lộ một cách trực tiếp và giản dị
Tại sao tác giả dùng chữ “thương” mà không dùng chữ “yêu”?
Bởi vì chữ “thương” ấy có ý nghĩa sâu thẳm hơn rất nhiều. Trong “thương” không chỉ có “yêu” mà còn có sự thấu hiểu, đồng cảm từ tận đáy lòng. Người cháu ấy đã bộc lộ tình cảm yêu thương của mình dành cho những vất vả, một cuộc đời lam lũ của người bà kính yêu - chỉ bằng một chữ “thương” sâu xa.
Luận điểm 2?
Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà