ACI 1 - Class 1_VIET Flashcards
Hãy nêu tên tác giả của cuốn: Những Giáo Pháp Chính Yếu Của Đạo Phật (nêu cả tên thường và pháp danh của Ngài) cũng như là niên đại của Ngài. (Phân đoạn tiếng Tây Tạng trả lời bằng tiếng Tây Tạng).
Tác giả cuốn Những Giáo Pháp Chính Yếu Của Đạo Phật là Je Tsongkapa (1357-1419), pháp danh của Ngài là Lobsang Drakpa hoặc “Đấng Có Tâm Thuần Khiết của Danh Tiếng Lẫy Lừng.”
Tên thật của tác phẩm này là gì? (Phân đoạn tiếng Tây Tạng bằng tiếng Tây Tạng).
Tên thật của tác phẩm này là Ba Con Đường Chính Yếu.
LAM TSO RNAM GSUM (lamtso namsum)
Tác phẩm này đã được viết cho ai (tên thông thường và pháp danh)? (Phân đoạn tiếng Tây Tạng bằng tiếng Tây Tạng).
Ngawang Drakpa
Tsako Wongpo
Ai đã viết bản luận giải mà chúng ta đang nghiên cứu (nêu tên thường và tên đặc biệt của Ngài)? Niên đại của Ngài? (Phân đoạn tiếng Tây Tạng bằng tiếng Tây Tạng)?
Bản luận giải mà chúng ta đang nghiên cứu được viết bởi Ngài Pabongka Rinpoche (1878–1941), người có tên bí mật là Dechen Nyingpo.
Kiếp trước của vị Lạt Ma này là ai?
Changkya Rolpay Dorje (1717-1786), người thầy lừng danh của Hoàng Đế Trung Quốc.
Đệ tử của Ngài Trijang Rinpoche, người đã viết lời giới thiệu này là ai? Nêu đầy đủ tên và các chức danh chính xác của Ngài. (Phân đoạn tiếng Tây Tạng bằng tiếng Tây Tạng).
Đệ tử của Ngài Trijang Rinpoche, người viết lời giới thiệu này là Khen Rinpoche Geshe Lobsang Tharchin (1921- 2004).
Ba “vấn đề của cái bình” là gì?
- Bình có cái nắp bị đóng (không tập trung chú ý đến những gì Lạt Ma đang dạy bạn),
- Một cái bình bẩn (có động cơ không đúng đắn trong bài học),
- Một cái bình rò rỉ (không giữ lại những gì bạn đã được dạy)
Ba phần lớn của các bản văn lam-rim là gì (dựa trên (tác phẩm) Những Bước dẫn đến Phật Quả)
Ở đây có 3 phạm vi:
- Ước nguyện tự thoát khỏi những tái sinh thấp hơn (phạm vi thấp hơn);
- Ước nguyện thoát khỏi sự tồn tại theo chu kỳ đau khổ cho bản thân (phạm vi trung bình);
- Ước nguyện đạt được sự giác ngộ hoàn toàn để mang lại lợi ích cho tất cả chúng sinh (phạm vi lớn hơn).
Nêu tên của ba con đường chính yếu (Phân đoạn tiếng Tây Tạng bằng tiếng Tây Tạng).
Ba con đường chính yếu là:
- Sự buông bỏ - NGES ‘BYUNG (ngenjung)
- Ước nguyện cho sự giác ngộ (hoặc “Bồ Đề Tâm”) - SEMS BSKYED (semkye)
- Quan điểm đúng về tính không - YANG DAG PA’I LTA BA (yandakpay tawa)
Chúng thuộc thân thể, tinh thần hay chúng là các khái niệm
Chúng là các giai đoạn của sự nhận thức thấu đáo tinh thần.